Lãi suất ngân hàng năm 2009 mới nhất năm 2022

Giao dịch tại Agribank. [Ảnh: CTV/Vietnam+]

Bước sang năm 2022 lãi suất huy động của nhiều ngân hàng tăng nhẹ, giới chuyên gia kỳ vọng lãi suất ngân hàng sẽ hấp dẫn người gửi tiền hơn trong thời gian tới. Trong khi doanh nghiệp lo lắng lãi suất cho vay sẽ bị tác động theo thì lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết đang cân nhắc để đưa ra một số giải pháp, phấn đấu giảm từ 0,5 đến 1 điểm % lãi suất trong 2 năm.

Lãi suất huy động tăng trở lại

Ghi nhận tại biểu lãi suất mới nhất trong tháng 1/2022 tại nhiều ngân hàng cho thấy lãi suất nhiều kỳ hạn đã tăng nhẹ từ 0,1-0,3% so với hồi đầu tháng trước. Đáng chú ý, có ngân hàng đã chào lãi suất tiền gửi online với kỳ hạn 36 tháng lên tới gần 6,8%/năm.

Tại Sacombank, VPBank, SHB với biểu lãi suất mới áp dụng từ 4/1 đối với hình thức gửi tại quầy, lãi suất cao nhất của các ngân hàng này là 6,3%/năm cho kỳ hạn 36 tháng, tăng 0,2%/năm so với trước đó. Tương tự, lãi suất kỳ hạn 12 tháng tăng từ 5,5%/năm lên 5,8%/năm, kỳ hạn 6 tháng tăng từ 4,3%/năm lên 4,6%/năm. Các ngân hàng cũng tăng lãi suất đối với hình thức gửi tiết kiệm online.

Trước đó, một số ngân hàng cổ phần khác như SCB, ACB cũng đã điều chỉnh tăng nhẹ lãi suất huy động.  

[Các ngân hàng lạc quan lợi nhuận sẽ tiếp tục ‘sáng" trong năm 2022]

Dù vậy, việc điều chỉnh này chủ yếu ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần, còn lãi suất đầu vào của nhóm ngân hàng quốc doanh vẫn giữ ổn định.

Theo quan điểm của nhiều chuyên gia tài chính đây là điều dễ hiểu khi thanh khoản hệ thống có phần căng thẳng hơn so với giai đoạn trước do yếu tố mùa vụ. Đây cũng là giai đoạn nhiều doanh nghiệp cũng cần vốn tín dụng để sản xuất kinh doanh.

"Tôi cho rằng đây là động thái hoàn toàn phù hợp với quy luật cung cầu của thị trường chứ không có gì là đột biến và đáng quan ngại cả. Chúng tôi dự báo có thể lãi suất tiền gửi còn có thể tăng nhẹ một chút để giúp các tổ chức tín dụng tiếp tục thu hút dòng tiền gửi trong bối cảnh đang có nhiều kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn," chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực cho biết.

Các chuyên gia cũng nhận định, nhiều khả năng các ngân hàng thương mại sẽ tăng nhẹ lãi suất huy động thêm khoảng 0,25 đến 0,5 điểm % nhằm hút nguồn vốn, tuy nhiên sẽ không tác động nhiều đến nguồn vốn cho vay nhằm hỗ trợ sự phục hồi của nền kinh tế.

Bà Phạm Thị Hoàng Anh - Viện trưởng Học viện Ngân hàng nhận định: "Nếu chúng ta tăng mặt bằng lãi suất huy động thì cũng có thể dẫn đến mặt bằng lãi suất cho vay sẽ chịu tác động. Còn đối với các kỳ hạn xa hơn thì các ngân hàng thương mại sẽ phụ thuộc vào quan hệ cung cầu về vốn đi vay và cho vay ở trên thị trường. Tôi nghĩ trong thời gian tới mặt bằng lãi suất huy động sẽ tiếp tục duy trì ở mức này và theo đúng trần Ngân hàng Nhà nước đã quy định."

Việc ngân hàng tăng lãi suất đầu vào đã làm dấy lên lo ngại tại một số doanh nghiệp sản xuất. Theo lý giải của lãnh đạo doanh nghiệp, sau giai đoạn phục hồi, nhiều doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn do thiếu nhân công, giá cả đầu vào tăng và thị trường đứt gãy nên cần thời gian để trở lại. Trong quá trình này, doanh nghiệp rất cần vốn lưu động để đầu tư vào chuỗi cung ứng, hàng hóa. Do đó, việc nhiều ngân hàng thương mại tăng lãi suất đầu vào, cộng thêm áp lực lạm phát từ các nước trên thế giới và trong nước là một nỗi lo lớn của doanh nghiệp.

Dù vậy, Công ty chứng khoán Vietcombank [VCBS] cho rằng năm 2022 lãi suất huy động có thể đi ngang, mức tăng nhẹ nếu có chỉ cục bộ và tăng khoảng 50 điểm.

VCBS nhận định quá trình trung hòa chính sách tiền tệ nới lỏng của các Ngân hàng Trung ương lớn trên thế giới sẽ diễn ra với tốc độ chậm rãi, thời điểm Fed bắt đầu tăng lãi suất có thể xuất hiện vào cuối năm 2022. Còn tại Việt Nam, định hướng xuyên suốt của Ngân hàng Nhà nước là đảm bảo thanh khoản hệ thống, giữ lãi suất huy động ở mặt bằng thấp và dành nguồn lực xử lý nợ xấu.

Phấn đấu giảm thêm lãi suất

Theo các doanh nghiệp, nếu lãi suất cho vay ổn định trong nửa đầu năm 2022 hoặc tiếp tục giảm sẽ góp phần rất lớn giúp ổn định chi phí đầu vào, thêm cơ hội phục hồi.

Giới chuyên gia cũng dự báo xét trong ngắn hạn lãi suất cho vay cũng có thể có áp lực tăng nhưng về lâu dài vẫn trong xu hướng ổn định. Nếu nỗ lực lãi suất cho vay vẫn có thể giảm thêm, đặc biệt là đối với những lĩnh vực ưu tiên.

Dự báo lãi suất cho vay vẫn giữ ở mức ổn định. [Ảnh: CTV/Vietnam+]

Lãnh đạo một ngân hàng cho biết việc điều chỉnh lãi suất chỉ diễn ra ở một vài ngân hàng nhằm cân đối nguồn vốn cung cầu phù hợp giai đoạn cuối năm, không phải xu hướng chung. Về áp lực lạm phát tăng trong năm nay là có nhưng không ở mức quá cao mà sẽ được kiểm soát phù hợp. Trong thời gian qua Ngân hàng Nhà nước cũng điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, bảo đảm lãi suất thực dương để có lợi cho người gửi tiền. Do đó, lãi suất trong năm 2022 vẫn sẽ ổn định.

Chuyên gia VCBS cũng lạc quan nhận định lãi suất cho vay năm 2022 có thể giảm để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch nhờ các yếu tố: Dòng tiền nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng Nhà nước chủ động điều tiết cung tiền và thanh khoản một cách hợp lý khi cần thiết. Tỷ giá và thị trường ngoại hối ổn định, với mức biến động hợp lý của VND so với các quốc gia trong khu vực.

Cùng chung quan điểm, chuyên gia của Công ty chứng khoán Bảo Việt [BVSC] cũng cho rằng trong năm 2022, áp lực lạm phát khi giá nhiều loại nguyên vật liệu đã đang có xu hướng tăng mạnh cùng triển vọng mở cửa lại toàn bộ nền kinh tế có thể sẽ khiến ngân hàng phải tăng lãi suất huy động. Tuy nhiên sẽ ở mức mềm mỏng hơn để vẫn có thể hỗ trợ cho sự hồi phục của nền kinh tế, trước những rủi ro tiềm ẩn từ đại dịch COVID-19.

Tại phiên giải trình tại Quốc hội mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết lãi suất là vấn đề doanh nghiệp và đại biểu Quốc hội rất quan tâm. Ngành ngân hàng cũng coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong điều hành.

Theo Thống đốc, trong bối cảnh lạm phát trên thế giới có xu hướng gia tăng, các ngân hàng trung ương đã bắt đầu thu hẹp chính sách tiền tệ và tăng lãi suất, yêu cầu giảm mặt bằng lãi suất là một vấn đề thật sự khó khăn. Tuy nhiên, trong xây dựng chương trình phục hồi này, Chính phủ cũng đã cân nhắc để đưa ra một số giải pháp, phấn đấu hệ thống tổ chức tín dụng giảm từ 0,5 đến 1 điểm % lãi suất trong 2 năm./.

Thúy Hà [Vietnam+]

Lãi suất huy động khó giảm thêm. [Ảnh: CTV/Vietnam+]

Theo các chuyên gia ngân hàng, thời điểm này không đặt vấn đề hạ lãi suất huy động để hạ lãi suất cho vay vì nếu thấp hơn nữa dòng tiền sẽ chạy vào các lĩnh vực khác, có thể dẫn đến bất ổn trong nền kinh tế.

Nguy cơ chạm ngưỡng bẫy thanh khoản

Theo tổng hợp từ Công ty Chứng khoán Bảo Việt [BVSC], lãi suất huy động trung bình tiếp tục có diễn biến giảm nhẹ trong tháng 10 đối với cả hai kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng, với mức giảm lần lượt 0,01 và 0,06 điểm phần trăm.

Nhìn chung, với cả 2 loại kỳ hạn 6 tháng và 12 tháng, lãi suất huy động thấp nhất từ mức 3,7% và 4,5%/năm vào cuối tháng Chín, xuống còn 3,6% và 4,3% vào cuối tháng 10. Trong khi đó, mức lãi suất huy động cao nhất vẫn đang được áp dụng là 6,1%/năm đối với kỳ hạn 6 tháng và 6,8%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng [chủ yếu ở nhóm ngân hàng thương mại cổ phần quy mô nhỏ].

[16 ngân hàng đã giảm 12.236 tỷ đồng tiền lãi cho khách hàng]

Các chuyên gia nhận định trong tháng 10, mặt bằng lãi suất huy động tiếp tục đà giảm từ các tháng trước đó. Tuy nhiên, với việc tín dụng đã và đang hồi phục, lãi suất huy động sẽ không thể giảm thêm vì sẽ làm giảm sức hấp dẫn của kênh gửi tiết kiệm, khiến lượng tiền không nhỏ sẽ chảy vào các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán…

Điều này đã được chứng minh khi từ đầu năm đến nay, lượng tiền gửi dân cư của các ngân hàng thương mại đang ở mức thấp nhất trong vòng 9 năm trở lại đây. Các năm trước, tốc độ tăng trưởng tiền gửi dân cư ở mức khá cao tuy nhiên có xu hướng giảm dần những năm gần đây. Chẳng hạn, tháng 5/2012 tiền gửi dân cư tăng gần 16%, tháng 5/2013 tăng 14,26%, năm 2014 tăng 9,49%, năm 2015 tăng 8,31%, năm 2016 tăng 11,04%, năm 2017 tăng 9,39%, năm 2018 tăng 7,5%, năm 2019 tăng 6,84%, năm 2020 tăng 4% và năm nay chỉ còn 2,6%.

Bên cạnh đó, tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cũng cho rằng lãi suất huy động không thể giảm từ nay đến cuối năm. Lý do được ông Nghĩa đưa ra là phần lớn ngân hàng không bao giờ nhìn vào việc hạ lãi suất tiền gửi để hạ lãi suất cho vay. Các ngân hàng hạ được lãi suất cho vay là do có CASA [tiền gửi không kỳ hạn] lớn. Nhưng tình hình hiện tại đã có những thay đổi, dịch bệnh khiến dòng tiền kinh doanh của các tập đoàn lớn âm, thậm chí có một ít gửi tiết kiệm cũng chỉ là để duy trì bộ máy quản lý của công ty và luôn trong tình trạng tiền có thể rút bất kỳ lúc nào. Theo đó, CASA ở đa số ngân hàng sụt giảm mạnh, thậm chí cạn kiệt, trong khi đây là nguồn quan trọng để hạ được lãi suất cho vay.

Theo ông Nghĩa, đây là những yếu tố liên quan mật thiết khiến lãi suất tiền gửi không thể hạ xuống, thậm chí bắt đầu có dấu hiệu chạm ngưỡng bẫy thanh khoản.

“Vấn đề này đã từng được chúng tôi tính toán từ năm 2009 và xác định ngưỡng bẫy thanh khoản là lãi suất huy động trên dưới 3%/năm,” ông Nghĩa nhấn mạnh.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cũng cho rằng bối cảnh hiện nay không thể tiếp tục giảm lãi suất huy động.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước phân tích lạm phát hiện nay thấp, 10 tháng chỉ ở mức 1,81%. Tuy nhiên, tổ chức IMF đã dự báo lạm phát cả năm của Việt Nam khoảng 3%, Quốc hội thì đặt mục tiêu lạm phát dưới 4%. Hiện lãi suất đầu vào tùy thuộc kỳ hạn 1 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 1 năm… có thể tạm tính bình quân là khoảng 5%-5,5%/năm. Nếu lạm phát khoảng 3% thì người gửi tiền mới có lãi suất thực dương.

“Thời gian vừa qua, lãi suất huy động giảm từ 1%-1,5%/năm so với trước đây mà huy động vốn trong nền kinh tế đã giảm xuống, năm ngoái huy động dân cư chỉ tăng hơn 6%. Tốc độ tăng trưởng về huy động vốn cũng thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Vì vậy, không thể tiếp tục đặt ra câu chuyện tiếp tục giảm lãi suất đầu vào để giảm lãi suất đầu ra,” Phó Thống đốc nhận định.

Cũng theo Phó Thống đốc, nếu huy động với lãi suất quá thấp thì người dân sẽ không gửi tiết kiệm mà đi mua nhà, mua vàng, đầu tư chứng khoán… có thể dẫn đến bất ổn trong nền kinh tế. "Nếu muốn ổn định vĩ mô thì vẫn phải có nguồn tiền gửi để cho vay. Các ngân hàng chủ yếu đi vay từ người dân để có tiền cho vay ngược lại nền kinh tế. Do đó, ngân hàng phải duy trì được đầu vào, ổn định lãi suất, đảm bảo lợi ích người gửi tiền," ông Tú nói.

Không giảm cào bằng

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cũng cho biết thêm định hướng điều hành chính sách tiền tệ từ nay tới cuối năm sẽ tiếp tục duy trì mặt bằng lãi suất cho vay như hiện tại và sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến dịch bệnh. Từ đầu năm đến nay, mức lãi suất cho vay được các ngân hàng thương mại đã giảm 0,6%-0,7%, có món vay giảm từ 2%-3%, tùy từng đối tượng. Quan điểm của ngành ngân hàng là giảm không cào bằng. Khách hàng nào khó khăn nhiều thì mức hỗ trợ sẽ cao hơn và ngược lại.

Điều này cũng được thể hiện con số giảm ở từng ngân hàng là khác nhau. Các ngân hàng thương mại quốc doanh giảm nhiều hơn ngân hàng tư nhân, có ngân hàng giảm vài nghìn tỷ đồng, điển hình là Agirbank giảm tới 4.885 tỷ đồng, nhưng có ngân hàng chỉ giảm vài tỷ đồng.

Ảnh minh họa. [Ảnh: Vietnam+]

Tính từ giữa tháng Bẩy đến hết tháng Chín, 16 ngân hàng thương mại đã giảm lãi suất cho vay với số tiền là 12.236 tỷ đồng, đạt 59,36% so với cam kết.

Phó Thống đốc cũng cho biết bài toán hỗ trợ nguồn vốn cho doanh nghiệp hiện nay không đơn giản. Đặc thù của Việt Nam khác với các nước trên thế giới khi doanh nghiệp đang dựa chủ yếu vào nguồn vốn từ tín dụng. Trong khi đó trên thế giới, nguồn vốn của doanh nghiệp đến từ nhiều nguồn đa dạng như cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu… còn lại vốn lưu động thiếu mới vay ngân hàng, chỉ khoảng 30%.  

"Các ngân hàng thương mại cũng đang rất khó khăn, phải giải quyết vấn đề tiền huy động về không bị "chôn" vốn một chỗ. Thế nhưng, nếu họ cho vay mà không thẩm định cẩn thận thì sau này có sai phạm có thể vướng vào pháp lý chứ không chỉ là mất vốn," ông Tú cho hay.

Do đó, Phó Thống đốc cho rằng để giảm được lãi suất cho vay lúc này phụ thuộc vào 2 vấn đề là tiết giảm chi phí để có nguồn lực hỗ trợ và cắt giảm lợi nhuận. Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo ngân hàng thương mại tiếp tục giảm lãi suất cho vay theo 2 hướng trên. 

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 29/10, tín dụng toàn nền kinh tế đạt gần 10 triệu tỷ đồng, tăng 8,72% so với cuối năm 2020 [cao hơn mức 6,48% của cùng kỳ].

Như vậy, chỉ trong 3 tuần cuối tháng 10, tín dụng toàn nền kinh tế đã tăng 1,3 điểm phần trăm, tương đương khoảng 120.000 tỷ đồng được đẩy thêm ra thị trường. Ngân hàng Nhà nước cũng dự kiến kịch bản tín dụng sẽ hồi phục mạnh từ tháng 10 và hai tháng cuối năm.

Dư địa cho tăng trưởng tín dụng cuối năm vẫn còn khá lớn, khoảng 3,3% nhưng cũng sẽ phụ thuộc vào diễn biến nền kinh tế. Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, nếu cuối năm nhu cầu nền kinh tế cao và kiểm soát được lạm phát thì sẵn sàng mở thêm room tín dụng nhưng cũng khẳng định sẽ không nới lỏng điều kiện vay vốn./.

Thúy Hà [Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề