Môi trường trong lớp học mầm non

Đăng lúc: 21:50:16 03/03/2021 [GMT+7]

  

Môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non. Xây dựng môi trường thân thiện là tất cả những gì trẻ em cần để sống và lớn lên một cách vui tươi, lành mạnh, an toàn. Đảm bảo cho trẻ tham gia tích cực chủ động vào quá trình phát triển thay vì thụ động chờ sự ban phát từ phía người lớn. Đảm bảo cho mỗi trẻ đều có cơ hội phát triển tối ưu những tiềm năng sẵn có để hình thành những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống.
 


 

Thực hiện phương châm “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, “ Giáo dục không chỉ chuẩn bị cho cuộc sống mà giáo dục phải chính là cuộc sống của trẻ”, thì việc chung tay xây dựng môi trường sống và học tập thân thiện trong trường mầm non cho trẻ là trách nhiệm của toàn đội ngũ giáo dục trong nhà trường, của gia đình trẻ và cộng đồng xã hội. Sự tham gia của trẻ chính là chủ thể của quá trình giáo dục.Môi trường của trẻ ở trường mầm non bao gồm: môi trường tâm lý- xã hội; môi trường thiên nhiên và môi trường vật chất.


 

Môi trường tâm lý xã hội bao gồm các mối quan hệ có liên quan và hỗ trợ lẫn nhau, tạo bầu không khí ấm cúng, thoải mái và an toàn cho trẻ. Mọi trẻ đều cảm thấy được cô yêu thương và được đối xử công bằng. Tạo tâm lý tin cậy, mong muốn sẻ chia, gần gũi, biết cách lắng nghe trẻ, chia sẻ cảm xúc kinh nghiệm, chia sẻ ý tưởng…, khuyến khích trẻ bộc lộ cảm xúc, ý nghĩ và tự tin diễn đạt trước đám đông, động viên trẻ tự tin vảo bản thân bằng các câu nói “ Con sắp làm được rồi”, “ Không sao đâu”, “ Làm lại đi nào”…. Cần kiên nhẫn đối với trẻ, tránh thúc ép căng thẳng khi luyện tập, tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng ý kiến cá nhân của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ tự phục vụ và giúp đỡ lẫn nhau. Không cần can thiệp quá nhiều vào quá trình trẻ chơi, nếu không cần thiết. Cân bằng giữa hoạt động tự do và hoạt động có chủ đích. Không hù dọa, chê bai, trách mắng, đánh trẻ.
 


 

Tạo mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện giữa cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường. Tạo bầu không khí thân ái, phân công trách nhiệm hợp lý rõ ràng. Quan tâm đến nhau. Bên cạnh đó cần tạo dựng mối quan hệ thân thiết với cha mẹ trẻ, phối hợp kịp thời để tạo sự thống nhất trong chăm sóc- giáo dục trẻ. Thu hút, mở rộng sự tham gia của cha mẹ trẻ vào quá trình giáo dục, thường xuyên tổ chức cho cha mẹ trẻ thăm quan các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp.Môi trường thiên nhiên chính là không gian sống thân thiện, trẻ có cảm giác được sống an toàn, được tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên là điều kiện tác động mạnh mẽ đến cảm xúc, hành vi của trẻ.Cần đủ ánh sáng, không khí trong lành, sắp xếp phòng nhóm thông thoáng. Tận dụng các khoảng trống để trồng cây, cỏ, hoa, rau… Chọn các loại cây thích hợp để trồng cho trẻ quan sát, thực hành chăm sóc, khám phá thử nghiệm và bảo vệ.


 

Hạn chế bê tông hóa sân, vườn trường, hạn chế tối đa hóa chất khử mùi, tẩy rửa và trang trí trường lớp bằng các cây, hoa giả. Tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời với các nội dung: quan sát có chủ đích, chơi vận động, chơi tự do, vẽ, đọc sách…. trên sân trường.
 


 

Xây dựng môi trường vật chất trong trường mầm non cần quy hoạch hài hòa với thiên nhiên, cân bằng diện tích xây dựng với sân, vườn trường, tận dụng hướng gió mát, màu sắc hài hòa, sử dụng mái ngói, sàn dễ vệ sinh, đảm bảo quy chuẩn về diện tích. Sân chơi ngoài trời phải thỏa mãn nhu cầu vận động: đi, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo, chui, ném…., thực hành tham gia giao thông của trẻ. Cần bố trí có chỗ tiếp đất êm cho các đồ chơi như thang leo, cầu trượt, tránh cảm giác sợ hãi cho trẻ. Nên thận trọng trang bị những đồ vật mang tính chất trang trí tốn kém như: hòn non bộ, các hình vật bằng bê tông… Nhà vệ sinh sạch sẽ, khô ráo, có đủ thiết bị vệ sinh, phù hợp với trẻ, nhằm hình thành các thói quen vệ sinh cơ thể, trẻ không có cảm giác sợ đi vệ sinh.
 


 

Trong lớp học cần sắp xếp đồ dùng đồ chơi dễ lấy, dễ cất, có ký hiệu riêng cho các góc chơi, đồ chơi, đồ dùng cá nhân trẻ.Bố trí các góc hoạt động hợp lí: Góc hoạt động cần yên tĩnh bố trí xa góc hoạt động ồn ào, góc thư viện/sử dụng sách, tranh ở những nơi nhiều ánh sáng…Các góc hoạt động có “ranh giới” rõ ràng, có lối đi cho trẻ di chuyển thuận tiện khi liên kết giữa các góc chơi. Sắp xếp các góc để giáo viên có thể dễ dàng quan sát/ giám sát được toàn bộ hoạt động của trẻ. Tên hoặc ký hiệu các góc đơn giản, gần gũi với trẻ, được viết theo đúng quy định mẫu chữ hiện hành. Nhiều góc sẽ ở trong phòng, nhiều góc sẽ ở ngoài trời. Các góc phải được bày biện hấp dẫn. Có đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc trưng cho từng góc.


 

Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu có giá đựng ngăn nắp, gọn gàng, để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất, được thay đổi và bổ sung phù hợp với mục tiêu chủ đề/hoạt động và hứng thú của trẻ. Có nguyên vật liệu mang tính mở [lá cây, hột hạt…], sản phẩm hoàn thiện, sản phẩm chưa hoàn thiện…Có sản phẩm mua sẵn, sản phẩm cô và trẻ tự làm, sản phẩm của địa phương đặc trưng văn hóa vùng miền [trang phục, dụng cụ lao động…] Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu an toàn, vệ sinh, phù hợp với thể chất và tâm lí của trẻ mầm non. Học liệu, thiết bị, đồ chơi được điều chỉnh để hỗ trợ trẻ khuyết tật [nếu có].Đồ chơi, học liệu, trang thiết bị ở các góc/khu vực hoạt động đảm bảo an toàn, vệ sinh: không có đồ sắc nhọn, không độc hại, được vệ sinh sạch sẽ, được bảo dưỡng định kì, sửa chữa kịp thời, tạo hình ảnh và ấn tượng riêng của trường/lớp.Có thể nói xây dựng môi trường thân thiện trong trường mầm non sẽ góp phần giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện, là trách nhiệm của mỗi nhà giáo, mỗi gia đình và toàn xã hội.

Hoàng Oanh - Phòng GD&ĐT Hoằng Hóa

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐIỆN BIÊN
--------------------------------------------------------------------------------------
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Đoạt- Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo
Địa chỉ: 
Số 867, đường Võ Nguyên Giáp, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Điện thoại: 02153 824 980 - 02153 831 439
Email: 

Hưởng ứng mục tiêu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của toàn ngành giáo dục, năm học 2019-2020 trường Mầm non Thụy Phong  tích cực tạo môi trường trong và ngoài lớp phong phú, đa dạng hấp dẫn trẻ.

Môi trường giáo dục trong trường Mầm non gồm có môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học. Cả hai môi trường này đều rất quan trọng đến việc dạy và học của cô và trẻ. Trẻ sẽ tham gia vào các hoạt động và các loại trò chơi khác nhau tùy thuộc vào môi trường mà trẻ đang hoạt động. Vì vậy trẻ cần có cơ hội để chơi và học ở môi trường bên trong và môi trường bên ngoài lớp học nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.

Trường Mầm non Thụy Phong  tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể các bậc cha mẹ trẻ và cộng đồng về ý nghĩa của việc xây dựng môi trường giáo dục trong các trường mầm non. Đồng thời tạo nhiều cơ hội cho gia đình trẻ và cộng đồng được tham gia vào các hoạt động của nhà trường; xây dựng mối quan hệ tích cực đối với gia đình trẻ, phối hợp chặt chẽ với gia đình và cộng đồng trong chăm sóc, giáo dục trẻ. Tôn trọng sự khác biệt và nhu cầu của mỗi gia đình để có những phối hợp với từng gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ bằng nhiều hình thức, phương pháp nhằm thu hút các bậc cha mẹ và cộng đồng tham gia hiệu quả vào công tác xây dựng môi trường giáo dục trong trường Mầm non.

Môi trường trong lớp học

Trong lớp học không thể thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ giáo viên trường Mầm non Thụy Phong  tạo một môi trường trong lớp học với những màu sắc sinh động và ngộ nghĩnh. Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hằng ngày của trẻ.

Ở trường Mầm non Thụy Phong  mỗi lớp học được giáo viên trang trí với những hình ảnh khác nhau trước cửa lớp để đón trẻ trẻ vào mỗi buổi sáng rất dễ thương, như vậy sẽ làm cho trẻ rất thích đi học hơn, những cử chỉ âu yếm, hôn lên má cô, hoặc bắt tay nhau sẽ làm tình cảm giữa cô và trẻ ngày càng gần gũi nhau hơn.

Góc đón trẻ vào buổi sáng

Bố trí các góc hoạt động hợp lí: Góc hoạt động cần yên tĩnh bố trí xa góc hoạt động ồn ào, góc thư viện/sử dụng sách, tranh ở những nơi nhiều ánh sáng…

Các góc hoạt động có “ranh giới” rõ ràng, có lối đi cho trẻ di chuyển thuận tiện khi liên kết giữa các góc chơi. Sắp xếp các góc để giáo viên có thể dễ dàng quan sát được toàn bộ hoạt động của trẻ. Tên hoặc ký hiệu các góc đơn giản, gần gũi với trẻ, được viết theo đúng quy định mẫu chữ hiện hành. Nhiều góc sẽ ở trong lớp và có góc sẽ được đưa ra ở ngoài trời.

Các góc chơi bày biện hấp dẫn. Có đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc trưng cho từng góc. Học liệu, nguyên vật liệu, đồ dùng, đồ chơi trong góc hoạt động đóng vai trò không nhỏ trong quá trình học và chơi của trẻ. Vì vậy các đồ dùng và học liệu mà giáo viên cung cấp cho các góc hoạt động cần được lên kế hoạch thật cẩn thận để hỗ trợ giáo viên lên kế hoạch cho việc học của trẻ và để thu hút trẻ tham gia, cũng như tạo ra các cơ hội học tập khác.

Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu, học liệu có giá đựng ngăn nắp, gọn gàng, để ở nơi trẻ dễ thấy, dễ lấy, dễ dùng, dễ cất. Đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu được thay đổi và bổ sung phù hợp với mục tiêu chủ đề/hoạt động và hứng thú của trẻ

Môi trường bên ngoài lớp học

Đối với môi trường vật chất ngoài lớp: Đến với môi trường ngoài lớp học trẻ được cùng nhau vui chơi, cùng nhau khám phá mọi lúc, mọi nơi từ đó giúp trẻ tích lũy các kỹ năng và phát triển các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng hoạt động nhóm từ đó hình thành và phát triển nhân cách sau này cho trẻ. Trẻ được thỏa sức vui chơi, khám phá môi trường xã hội, trẻ được hòa mình vào tập thể đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ đảm bảo mục tiêu giáo dục cho trẻ với phương châm “Học bằng chơi, chơi mà học”.

Các hoạt động trải nghiệm, rèn kỹ năng sống cho trẻ được nhà trường chú trọng thực hiện nhằm trang bị cho trẻ những kỹ năng sống phù hợp với trẻ mầm non trong giai đoạn hiện nay như tổ chức lớp học kỹ năng sống, rèn các kỹ năng tự vệ khi gặp người xấu, kỹ năng tham gia giao thông, kỹ năng tránh xa các vật dụng nguy hiểm như điện, lửa củi và tránh xa hồ, ao, sông, suối khi không có người lớn đi cùng...

Các khu vực trong nhà trường được quy hoạch theo hướng tận dụng các không gian để cho trẻ hoạt động, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Môi trường tạo được cơ hội cho trẻ trải nghiệm, phát triển vận động, phát triển thể chất phù hợp với điều kiện nhà trường, văn hóa của địa phương. Trường luôn tận dụng các nguồn nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trẻ khám phá đặc biệt là nguồn nguyên liệu tự nhiên và phế phẩm.

tập thể giáo viên trường Mầm non Thụy Phong  phải đầu tư một cách toàn diện từ vật chất đến công sức, sự sáng tạo và tâm huyết của mình.

Có thể nói việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường Mầm non Thụy phong  đã đáp ứng được yêu cầu của chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.

Video liên quan

Chủ Đề