Lãi suất cho vay cơ bản của ngân hàng nhà nước 2022

Advertisement

Khi đi vay vốn, không nhiều người quan tâm đến mức lãi suất cơ bản hiện nay là bao nhiêu. Nhưng kiến thức này lại hết sức cần thiết cho người đi vay để biết rằng mình có bị cho vay nặng lãi hay không? Hãy cùng AZVAY tìm hiểu về lãi suất cơ bản trong bài viết dưới đây.

Lãi suất cơ bản là gì?

Lãi suất cơ bản là lãi suất thấp nhất được các ngân hàng thương mại chủ lực áp dụng đối với các khoản vay dành cho các doanh nghiệp là khách hàng lớn. Lãi suất này được quyết định bởi Cục dự trữ Liên bang để tăng hoặc giảm lãi suất hiện hành cho các khoản vay ngắn hạn.

Rủi ro vỡ nợ là yếu tố quyết định chính của lãi suất mà ngân hàng tính cho người vay. Bởi vì các khách hàng tốt của ngân hàng ít có khả năng vỡ nợ hơn nên ngân hàng có thể tính lãi suất cho họ với tỷ lệ thấp hơn tỷ lệ được tính cho khách hàng có khả năng vỡ nợ cao hơn khi vay tiền.

Lãi suất cơ bản là gì

Lãi suất cơ bản là cơ sở hoặc điểm tham chiếu để xác định hầu hết các khoản lãi suất cho vay khác đối với người vay, mặc dù nó có thể không được liệt kê cụ thể như là một thành phần tỷ lệ lãi suất được tính.

Lãi suất có vai trò như là khoản bồi thường cho những rủi ro mà người cho vay phải chịu dựa trên lịch sử tín dụng của người đi vay và các chi tiết tài chính khác và cũng là cung cấp một cách để trang trải các chi phí liên quan đến cho vay.

Lãi suất cơ bản được xem là lãi suất chính, bởi vì các khoản vay dành cho khách hàng nhỏ hơn cũng sẽ phải dựa theo loại lãi suất này.

Ví dụ, một công ty có thể vay lãi suất 5%, nhưng một công ty nhỏ hơn có thể phải vay với lãi suất tăng thêm 2%, tức là 7% tại cùng ngân hàng đó. Nhiều khoản vay vốn ngân hàng như vay mua nhà, mua ô tô, thế chấp, và khoản vay tín dụng phụ thuộc vào lãi suất cơ bản.

Lãi suất cơ bản các ngân hàng hiện nay

Tại Việt Nam, lãi suất cơ bản của ngân hàng là lãi suất chỉ áp dụng đối với đồng Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh.

Theo quy định tại Điều 1 Quyết định 2868/QĐ-NHNN năm 2010 về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam thì mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam là 9,0%/năm.

Tuy được nhắc đến trong Luật Ngân hàng Nhà nước và luật này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 10 năm 1998, song lãi suất cơ bản chỉ được công bố lần đầu vào ngày 02 tháng 8 năm 2000 theo Quyết định số 242/2000/QĐ-NHNN được áp dụng từ ngày 05/8/2000. Trong lần đầu được công bố, lãi suất cơ bản ở mức 8%/năm.

Vào thời điểm tháng 6 năm 2008, lãi suất cơ bản là 14%/năm [Theo Quyết định 1317/QĐ-NHNN ngày 10/6/2008]. Điều này có nghĩa là các tổ chức tín dụng có thể quyết định mức lãi suất cho vay của mình cao tới 21%/năm.

Ngày 27/10/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam [NHNN] đã ban hành quyết số 2561/QĐ-NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam. Theo đó, NHNN quy định mức lãi suất cơ bản của đồng Việt Nam là 8%/năm và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2010.

Như vậy, đây là tháng thứ 12 liên tiếp, lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam được duy trì ổn định ở mức 8%/năm. Quyết định này thay thế Quyết định số 2281/QĐ-NHNN ngày 27/9/2010 của Thống đốc NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.

Lãi suất cơ bản mới nhất hiện nay là 9%/năm

Cũng trong ngày hôm qua, NHNN đã có Thông báo số 402/TB-NHNN về một số mức lãi suất bằng VND, áp dụng từ ngày 1/11 tới. Cụ thể: Lãi suất tái cấp vốn của NHNN đối với các tổ chức tín dụng là 8%/năm; Lãi suất tái chiết khấu của NHNN đối với các tổ chức tín dụng là 6%/năm.

Bên cạnh đó, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng là 8%/năm.

Trên đây là những thông tin quan trọng mà bạn cần biết về lãi suất cơ bản. Với những thông tin này chắc hẳn các bạn đã biết lãi suất cơ bản là gì mà mức lãi suất cơ bản của các ngân hàng mới nhất hiện nay là bao nhiêu.

Mọi thắc mắc về lãi suất vay các ngân hàng hiện nay bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline 0972.688.622 để được tư vấn miễn phí.

TÌM HIỂU THÊM:

Advertisement

16:10' - 16/03/2022

BNEWS NHNN vừa có các văn bản trả lời kiến nghị cử tri tại các tỉnh Bạc Liêu, Yên Bái, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng về giảm lãi suất vốn vay ngân hàng, nới lỏng điều kiện cho vay với các khoản vay mới.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, cơ quan này đang triển khai xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, sẽ phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5% - 1% trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng. cố gắng tiết giảm chi phí hoạt động để tiếp tục giảm lãi suất; tiếp tục rà soát cơ chế, thủ tục cho vay phù hợp hơn với thực tiễn thị trường và tình hình mới, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng, an toàn hệ thống để hỗ trợ các doanh nghiệp được vay vốn ngân hàng thuận lợi, góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

ề đề nghị nới lỏng điều kiện cho vay, Ngân hàng Nhà nước cho biết, các giải pháp đặc thù ngành ngân hàng đã và đang triển khai thời gian qua là nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, mục tiêu xuyên suốt và nhất quán của chính sách tiền tệ là phải đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ và an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng. Bởi vậy, việc quy định các điều kiện cấp tín dụng là cần thiết để đảm bảo chất lượng tín dụng, kiểm soát nợ xấu phát sinh và cần cân nhắc hết sức kỹ lưỡng việc nới lỏng các điều kiện này. Ngân hàng Nhà nước đã chỉ ra minh chứng cho điều này là cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn tại Mỹ năm 2007, bắt nguồn từ việc trong giai đoạn 2003-2005, các ngân hàng tại Mỹ đã hạ chuẩn cho vay, mở rộng tín dụng đến những người vay không đảm bảo điều kiện vay vốn [người vay dưới chuẩn]. Lượng nợ xấu tích tụ khi người vay dưới chuẩn không thể trả nợ sau đó đã khiến nhiều ngân hàng phá sản từ cuối năm 2006, tác động lan truyền trên toàn hệ thống và dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008. Do vậy, để tăng khả năng tiếp cận vốn, ngoài những giải pháp từ ngành ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ từ các chính sách khác về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo chủ trương của Quốc hội, Chính phủ. Ngân hàng Nhà nước cho rằng, khi hoạt động sản xuất kinh doanh được khơi thông, phương án kinh doanh khả thi, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn”. Theo Ngân hàng Nhà nước, trước tác động tiêu cực của dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước đã nhanh chóng, kịp thời triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động  sản xuất kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu thiệt hại bởi dịch COVID-19 thuộc mọi ngành nghề, lĩnh vực, trong đó có chính sách giảm lãi suất. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã giảm nhanh và mạnh các mức lãi suất điều hành [1,5-2%/năm] ngay trong năm 2020 [thuộc nhóm các ngân hàng Trung ương giảm lãi suất nhanh và mạnh nhất khu vực] và giữ lãi suất điều hành ở mức thấp trong năm 2021 nhằm giảm chi phí tiếp cận vốn, tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay. Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng. tiết giảm tối đa các loại chi phí, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chỉ tiêu lợi nhuận để tập trung giảm lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện hữu và các khoản cho vay mới. Nhờ đó, mặt bằng lãi suất cho vay giảm khoảng 1%/năm trong năm 2020 và 0,82%/năm trong năm 2021. Đặc biệt. bằng chính nguồn lực tài chính của mình, hệ thống các tổ chức tín dụng.  đã thực hiện miễn giảm lãi, phí, tham gia công tác an sinh xã hội, với tổng số tiền lên tới gần 40.000 tỷ đồng./.

Video liên quan

Chủ Đề