Lá tía tô nhật mua ở đâu

VinMart.co cung cấp thông tin giá, mô tả, hình ảnh và thông tin chi tiết của sản phẩm Thực Phẩm Tươi Sống, Thực phẩm Đóng hộp và Khô, Gia Vị và Chế Biến, Bộ quà tặng, Sữa và các Sản phẩm từ sữa, Đồ uống, Đồ Ăn Vặt, Chăm sóc nhà cửa... với nhiều mặt hàng cua ghẹ, tôm cá, thịt heo, thịt bò, gia cầm, mì gói, ngũ cốc, rau củ đóng hộp, rau củ khô, khô bò... từ các sàn thương mại điện tử uy tín, nhằm giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với giá tốt nhất.

Quý khách cần thêm thông tin khác về sản phẩm vui lòng liên hệ trực tiếp với cửa hàng trên Tiki, Shopee, Lazada, Sendo... bằng cách nhấn vào "Đến nơi bán" và nhắn tin trực tiếp với shop.

Xin lưu ý: VinMart.co không bán hàng trên website.

Hạt giống tía tô Nhật Bản là hạt giống chất lượng cao, có tỷ lệ nảy mầm cao và chất lượng thành phẩm đồng đều, giống có khả năng kháng bệnh mạnh và cho năng suất cao. Tía tô Nhật Bản lá to, rất đậm vị, thơm, hay được dùng ăn kèm các món nướng trong nhà hàng rất ngon.

Mùa vụ trồng: quanh năm tại mọi vùng miền.

Thời gian thu hoạch: 70 ngày.

HƯỚNG DẪN GIEO HẠT GIỐNG TÍA TÔ NHẬT BẢN

Để hạt giống tía tô Nhật Bản đạt tỷ lệ nảy mầm cao nhất, vui lòng tham khảo hướng dẫn gieo hạt dưới đây:

Bước 1: Ngâm ủ hạt

Ngâm hạt trong nước ấm tỷ lệ 2 sôi : 3 lạnh trong 4 tiếng, sau đó xả sạch và mang hạt đi ủ trong khăn ẩm.

Trải đều hạt lên giấy ăn hoặc bông gòn hoặc vải mỏng, phủ thêm 1 lớp tương tự lên trên sau đó phun vừa ẩm khăn [giấy, vải]. Dùng bịch nilong, bịch zip hoặc màng bọc thực phẩm bọc kín lại và đặt ở chỗ tối [không ánh sáng và ánh nắng trực tiếp]. 

Sau 48 tiếng kiểm tra, hạt nào nứt nanh thì mang đi ươm, hạt nào chưa lên thì ủ tiếp, sau 24h nữa kiểm tra, nếu hạt nào không lên mầm thì là hạt bị hỏng,bỏ đi.

Bước 2: Ươm hạt

Chuẩn bị đất hoặc viên nén ươm hạt. Đất gieo hạt tỷ lệ 5 đất thịt – đất vườn : 3 phân bò mục làm nhuyễn: 2 xơ dừa khô. 

Tra hạt đã nảy mầm với độ sâu 0,3-0,5 cm tùy đường kính hạt to hay bé và phun vừa ẩm nước đất gieo hạt [chuẩn nhất: độ sâu gấp 3 lần đường kính hạt]. 2 ngày kiểm tra 1 lần, nếu bề mặt đất khô thì phun thêm nước vừa ẩm đất gieo. Sau khi cây lên mầm khỏi mặt đất thì mang ra vị trí có nắng trực tiếp từ 6-8 tiến. Khi cây cao 7-10 cm, thân cây cứng cáp, ra 3-5 lá mầm to thì sang cây vào chậu lớn để trồng.

Với sản phẩm tươi sống, trọng lượng thực tế có thể chênh lệch khoảng 10%.

Lá vừng Hàn Quốc hay còn gọi với cái tên lá kê nhíp, lá mè, là một loại rau thơm có hình dáng khá giống với lá tía tô ở Việt Nam. Chúng có kích thước to bằng bàn tay, màu xanh, khi ăn có vị húng quế trộn lẫn với vị của lá bạc hà nên được kết hợp với nhiều món ăn để tăng thêm hương vị.

Lá vừng thường được dùng để ăn kèm với món nướng như: thịt nướng, hải sản nướng hoặc cuộn với cơm, thịt ăn cũng rất ngon. Ngoài ra, người ta còn dùng loại lá này để làm kim chi ăn với cơm trắng hoặc mì gói.

Các chuyên gia sức khoẻ cho biết, ăn nhiều lá vừng rất tốt cho cơ thể vì chúng chứa các thành phần thiết yếu như: vitamin A, C, chất xơ, chất chống oxy hoá cùng các loại khoáng chất như kali, sắt,

Giá sản phẩm trên Tiki đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh, thuế nhập khẩu [đối với đơn hàng giao từ nước ngoài có giá trị trên 1 triệu đồng].....

Chúng ta đã biết lá tía tô là loại lá gia vị rất phổ biến của Việt Nam. Tại Việt Nam, lá tía tô được bán rất rẻ. Chỉ với 1 nghìn đồng, bạn có thể mua một nắm lá tía tô ngoài chợ cóc.

Tuy vậy, một công ty tại Bắc Ninh lại có thể trồng cây tía tô và xuất khẩu sang Nhật Bản với giá 700 đồng/lá, thu về hàng tỷ đồng/năm.

Giá bán mỗi chiếc lá tía tô vào nhà hàng tại Nhật là 500-700 đồng/lá.

Để xuất khẩu được lá tía tô trên, công ty đã khảo sát địa điểm, nguồn nước, chất đất, xây nhà kính và áp dụng quy trình sản xuất nghiêm ngặt.

Bên cạnh yêu cầu khắt khe về kỹ thuật khi trồng, khi thu hoạch, các lá tía tô phải thu hoạch đúng ngày tuổi và có kích cỡ đều tăm tắp giống nhau, không được rách, nát. Nếu để quá lứa phải hái bỏ các lá đó đi.

Lá tía tô xuất khẩu phải đáp ứng rất nhiều đòi hỏi khắt khe, áp dụng công nghệ cao của Nhật Bản.

Yêu cầu về sự đồng nhất từ hình thức đến chất lượng cũng như sự ổn định là rất cao. Đơn vị xuất khẩu phải đặt riêng một chỗ với hãng hàng không để đảm bảo ngày nào cũng có sản phẩm xuất sang Nhật Bản.

Vậy tại sao lá tía tô lại có giá đắt đỏ như vậy tại Nhật Bản? Câu trả lời là lá tía tô chính là một trong những gia vị quan trọng bậc nhất của quốc gia này.

Người Nhật Bản định nghĩa lá tía tô có màu đỏ hoặc xanh, giàu canxi và sắt, được sử dụng để làm món gia vị quan trọng của người Nhật Bản.

Một gói lá tía tô sấy “nhẹ hều” như ảnh trên được bán giá 16 USD, tương đương 363 nghìn đồng.

Trong quan niệm người Nhật, lá tía tô giàu chất xơ, vitamin A, C và B2 [riboflavin] và khoáng chất như canxi, sắt và kali, chứa các chất chống oxy hóa độc đáo, mạnh mẽ như Anthocyanin [cũng được tìm thấy trong blueberry, cranberry, raspberry và anh đào] và Rosmarinic acid - một chất chống oxy hóa có tính chống viêm và chống vi khuẩn rất hiệu nghiệm.

Trong ẩm thực Nhật Bản, lá tía tô có thể được sử dụng toàn bộ hoặc cắt nhỏ, dùng tươi hoặc sấy khô. Hai loại này đều được bán rất phổ biến ở Nhật. Người Nhật coi lá này là 1 trong 7 loại gia vị thiết yếu, có nguồn gốc từ hơn 300 năm trước ở Tokyo.

Loại lá không thể thiếu trong món sashimi độc đáo của người Nhật chính là tía tô.

Người Nhật đặc biệt sử dụng lá tía tô màu đỏ để làm 1 trong những nguyên liệu quan trọng nhất của món dưa mận umeboshi [một món dưa muối rất phổ biến trong ẩm thực người Nhật]. Lúc này, lá tía tô đỏ có tác dụng làm tăng thêm hương vị của món ăn.

Dễ dàng nhìn thấy sự hiện diện của lá tía tô trong các món ăn truyền thống quen thuộc của Nhật Bản.

Lá tía tô màu xanh thường được gói xung quanh sushi hoặc được đặt như là một món trang trí trong món "sashimi". Đây là món ăn độc đáo của người Nhật mà thành phần chính là các miếng hải sản tươi sống. Món ăn này thường được ăn kèm với nước tương, xì dầu, mù tạt, gừng, lá tía tô, củ cái trắng thái chỉ. Lá tía tô có tác dụng chính là khử mùi tanh của hải sản sống. Đây còn là thảo dược tốt cho sức khỏe, điều được đặc biệt lưu tâm trong nền ẩm thực Nhật Bản.

Theo Lily [Gia đình & Xã hội]

Tía tô, hay còn gọi là Shiso, rất được cư dân xứ sở hoa anh đào coi trọng. Shiso còn được người Nhật biết đến với một cái tên rất là “kêu" là "lá hồi sinh", bởi vì những công dụng chữa bệnh tuyệt vời của nó. Chẳng vì thế mà từng có thời gian, người ta đã kinh ngạc biết bao khi biết được Nhật Bản muốn nhập khẩu lá tía tô Việt Nam với giá là 700 đồng cho… một lá, trong khi mức giá đó có thể mua được cả mớ tía tô ở Việt Nam.

Có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ hiểu được sự quý trọng của người Nhật Bản với lá tía tô, thứ rau thơm có thể dễ dàng mua được ngoài chợ và trồng được trong vườn. Chúng ta biết tía tô có thể chữa cảm cúm, chữa đau bụng, làm đẹp da, biết có thể ăn tía tô với thịt nướng, làm gỏi, nấu canh… Song loại rau ấy vẫn chìm nghỉm giữa những cỏ cây giản dị khác có công dụng tương tự.

Tuy nhiên, người dân xứ Phù Tang quý trọng loại lá này không chỉ vì nó có nhiều công dụng, hay vì nó rẻ và dễ trồng. Thậm chí, số chế phẩm từ lá tía tô của người Nhật chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Nguyên nhân chính khiến Shiso [tía tô] chiếm được hẳn một địa vị riêng trong lòng người Nhật Bản sâu xa hơn thế nhiều lắm! Nó gắn liền với những khía cạnh văn hoá lâu đời đã bén rễ sâu trong tinh thần người Nhật, giúp kiến tạo nên những nét truyền thống của người Nhật mà nếu thiếu, sẽ không thể nào hoàn thiện được.

Lá tía tô trong món sashimi [gỏi cá sống]

Vì sao mọi quán ăn Nhật Bản luôn cẩn thận xếp những chiếc lá tía tô xanh mướt xen kẽ những thớ cá sống? Sự tinh tế trong ẩm thực của người Nhật có thể được thấy từ đây, từ những lá shiso mà có những thực khách ngoại quốc thường bỏ qua mỗi khi ăn sashimi.

Đã từ lâu người Nhật biết rằng mọi loại cá biển nếu ăn sống đều rất tốt cho sức khoẻ, song lại có tính hàn [lạnh], người có sức khoẻ không ổn định nếu ăn nhiều sẽ bị nhiễm lạnh. Ngược lại, lá tía tô có tính ấm, vị hơi cay, trong Đông Y được xếp vào loại “giải biểu", nghĩa là làm toát mồ hôi. Lá này có tác dụng kháng lại các bệnh gây ra do nhiễm lạnh. Khi người Nhật Bản ăn sashimi, người ta đều ăn kèm với lá tía tô, hoặc nhai riêng để trung hoà món cá sống có tính lạnh. Lá tía tô thơm và có vị cay, ăn với cá sống có thể át đi mùi tanh giống như mù tạt. Ngoài ra, việc lót lá tía tô giữa những thớ cá tôm khác loại với nhau không những giúp cho mùi vị không bị lẫn lộn mà còn có tác dụng sát trùng, tiêu độc. Tía tô chính là một loại rau vô cùng lý tưởng khi ăn kèm với các món tươi sống.

Có thể nói, người Nhật không thể nào ăn được các món truyền thống nếu thiếu tía tô và đó có lẽ là lý do vì sao loại rau này ở đây lại đắt đỏ như vậy: 100 yên [xấp xỉ 20.000 VND] cho một xấp chỉ gần 10 lá. Có lẽ người Nhật sẽ rất ngạc nhiên khi biết được tía tô ở Việt Nam có giá rẻ thế nào.

Ngoài ra, khác với lá tía tô mặt xanh mặt đỏ ở Việt Nam, tía tô Nhật được phân ra hai loại, là tía tô xanh [aoshijo] và tía tô đỏ [akashijo]. Lá được dùng trong món sashimi kể trên là loại lá màu xanh, có thể trồng được quanh năm. Loại tía tô đỏ thì hiếm hơn, chỉ xuất hiện trong mùa hè.

Tía tô đỏ là loại lá có màu tím [đỏ] ở cả hai mặt, có mùi thơm nên thường được dùng để làm màu nhuộm thực phẩm tự nhiên cho nhiều món ăn.

[Ảnh: Umamimart].

Lá tía tô với món mơ muối

Người ta nói nếu muốn tìm tía tô đỏ thì chỉ cần đi theo mùi mơ thơm lừng đến các sạp hàng bán mơ, bên cạnh thể nào cũng có rất nhiều lá được bán kèm. Nguyên nhân là vì công dụng phổ biến nhất của tía tô đỏ: làm mơ muối [Umeboshi].

Mơ muối [Umeboshi] là món gì đó rất đỗi thân thuộc và gần gũi với nhân dân Nhật Bản. Họ có thể ăn mơ muối quanh năm: ăn cùng cơm trắng, làm nước ép, ngâm trà… Và để cho ra những mẻ mơ thơm ngon nhất, tuyệt đối không thể thiếu tía tô đỏ. Tía tô đỏ, cũng như người anh em màu xanh của mình, có tính sát trùng cùng kháng sinh cao nên ngoài việc tạo màu cho những quả mơ, nó còn tăng giá trị chữa bệnh cho món ăn lâu đời này.

[Ảnh: Mimasa].

Dùng lá tía tô làm... nước ép

Vào những ngày nóng nhất của mùa hè Nhật Bản, lá tía tô đỏ cũng được người dân chế biến thành nước ép shiso - một loại nước giải khát có vị chua ngọt và thơm vị cay của lá tía tô. Nước ép shiso có màu đỏ đẹp hệt như rượu vang, rất được chuộng uống trong mùa hè để giải nhiệt và thải độc.

[Ảnh: Nihonmai.wordpress.com].

Một số món ăn truyền thống của Nhật nhất định phải có tía tô

Tía tô cũng thường thấy xuất hiện trong những món ăn truyền thống khác của Nhật Bản, ví dụ như shiso maki - lá tía tô cuộn hạt dẻ rang, mè và tương miso. Món này thường được thấy đi kèm với rượu sake lạnh hoặc trà xanh nóng của người Nhật. Tuy ít được người ngoại quốc biết đến, song shiso maki vẫn là một món ăn vặt truyền thống được người dân Phù Tang ưa chuộng.

Lá tía tô đối với người dân Nhật bản không chỉ là một loại rau bổ dưỡng có nhiều công dụng, mà còn gắn liền với những truyền thống tạo nên đời sống tinh thần của người Nhật. Nó tuy là một phần quan trọng trong những đặc sản nổi tiếng thế giới của đất nước hoa anh đào nhưng lại ít được chú ý đến. Tía tô lặng lẽ cho đi một phần của mình vào những mẻ mơ muối thơm lừng trong những dịp đặc biệt, đóng góp sắc xanh vào những bữa tiệc sashimi xa hoa. Người ta không hiểu vì sao người Nhật có thể mua lá tía tô từ Việt Nam với giá đắt như 700 đồng một lá, song cũng không biết được những chiếc lá này trong mắt nhân dân xứ sở sương mù có ý nghĩa quan trọng thế nào.

Video liên quan

Chủ Đề