Cvc cvv là gì

CSC [Card Security Code – mã số bảo mật của thẻ] chính là 3 chữ số ở mặt sau của thẻ tín dụng. Mã số này được dùng cho mục đích xác minh khi thực hiện các giao dịch bằng thẻ, nhất là giao dịch mua bán trực tuyến. Vậy CVV trên thẻ ngân hàng là gì?

CVV trên thẻ ngân hàng là gì? Cách sử dụng CVV như thế nào?
  • CVC là viết tắt của cụm từ Card Validation Code, là mã dùng để xác minh thẻ Mastercard.
  • CID là viết tắt của cụm từ Card Identification Number, đây là mã xác minh của thẻ American Express.
  • CVV là viết tắt của cụm từ Card Verification Value là mã dùng để xác minh thẻ Visa bao gồm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng.

Số CVV/CVC chính là mã bảo mật thanh toán quốc tế. Mã này bao gồm 3 chữ số được in ở phía sau của thẻ tín dụng. Đối với thẻ tín dụng, số CVV/CVC là quan trọng nhất. Có thể hiểu số CVV/CVC như một lớp bảo mật của thẻ tín dụng.

2, Cách sử dụng số CVV/CVC để thanh toán

Các trang web dạng thương mại điện tử hiện nay phổ biến việc tích hợp các chức năng cho phép người mua thanh toán bằng thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ quốc tế.

Cụ thể, một số thông tin chính mà bạn cần điền như:

  • Cardholder’s name [tên chủ thẻ]: được in nổi, viết hoa không dấu ở mặt trước của thẻ và bạn phải nhập tên này vào chứ không được nhập tên có dấu.
  • Card number [số thẻ]: đây là dãy số 16 hoặc 19 số được in nổi ở mặt trước thẻ.
  • Expiry date [thời hạn hết hiệu lực thẻ]: một số thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ chỉ ghi ngày hết hạn, nhưng cũng có thẻ ghi cả ngày phát hành và ngày hết hạn, vì vậy bạn phải lưu ý để không nhầm lẫn 2 mốc thời điểm này.
  • Điền mã CVV/CVC: đây sẽ là bước cuối cùng để bạn xác nhận thanh toán.

Có một số trang web sẽ hỗ trợ gửi cả mã OTP về điện thoại để xác nhận nhưng cũng có một số trang sẽ không gửi mã OTP mà chấp nhận số CVV/CVC ngay lập tức.

3, Lời khuyên khi sử dụng CVV/CVC cho thẻ tín dụng

CVV trên thẻ ngân hàng là gì? Cách sử dụng CVV như thế nào?

Rút tiền mặt thẻ tín dụng hoặc sử dụng thẻ tín dụng cho các hoạt động mua sắm, ăn uống, đặt phòng hay mua vé máy bay trực tuyến đã trở nên phổ biến. Nhưng internet thì luôn đầy rẫy những nguy cơ mất an toàn bảo mật thẻ. Vì vậy bạn cần phải biết bảo vệ thẻ của mình như:

  • Tìm cách che/xóa số CVV/CVC trên thẻ và ghi nhớ chúng hoặc lưu lại thông tin ở chỗ khác.
  • Đăng ký SMS-banking
  • Khi đăng ký SMS-banking, bạn sẽ nhận được mã OTP về điện thoại nhằm xác thực giao dịch.
  • Ký vào mặt sau của thẻ

Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế truy cập vào các trang web không uy tín, có độ bảo mật kém cũng sẽ giúp bạn bảo vệ số CVV/CVC trên thẻ tín dụng của mình.

Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây bạn đã hiểu rõ số CVV trên thẻ ngân hàng là gì cũng như cách bảo vệ thẻ tín dụng của mình an toàn nhất.

>> Tham khảo thêm bài viết:

Để thực hiện các giao dịch thanh toán online bằng thẻ tín dụng thì ngoài các thông tin như tên chủ thẻ, số thẻ, thời hạn hết hiệu lực của thẻ, khách hàng còn được yêu cầu phải có mã số CVV/CVC. Vậy CVV/CVC là gì và nó đóng vai trò như thế nào trong thanh toán trực tuyến. Mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

CVV/CVC là viết tắt của cụm từ Card Verification Value và Card Verification Code. Đây là các mã bảo mật dùng để xác minh các loại thẻ khác nhau. Theo đó CVV sẽ dùng cho thẻ Visa [bao gồm cả thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ], trong khi CVC chỉ sử dụng riêng cho thẻ Mastercard. Đối với các giao dịch thanh toán quốc tế online, mã CVV/CVC được đánh giá là vô cùng quan trọng và khách hàng hoàn toàn có thể sử dụng nó để thay thế cho mã PIN.

Mã CVV/CVC được in trực tiếp lên mặt sau của thẻ tín dụng và bao gồm 3 chữ số cuối cùng nằm ở sau phần chữ ký chủ thẻ. Các chữ số này rất dễ nhìn thấy vì vậy nếu khách hàng không xóa số này ngay khi nhận thẻ hoặc có biện pháp bảo mật đúng cách thì mã số CVV/CVC nhiều khả năng sẽ bị đánh cắp và bị kẻ gian lợi dụng để thực hiện các giao dịch bất chính.

Hiện nay hầu hết các website thương mại điện tử hiện nay đều có chức năng cho phép người mua thanh toán bằng thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ quốc tế. Và để giao dịch thành công thì các website này thường yêu cầu khách hàng phải sử dụng mã CVV/CVC để xác minh cho thẻ.


Theo đó các bước để thực hiện thanh toán giao dịch online sẽ bao gồm:


  • Bước 1: Sau khi lựa chọn xong hàng hóa cần mua, khách hàng sẽ lựa chọn phương thức thanh toán qua thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ quốc tế - Credit or Debit Card.
  • Bước 2: Khách hàng được yêu cầu điền đầy đủ các thông tin sau: tên chủ thẻ [viết hoa không dấu], số thẻ [dãy 16 hoặc 19 số được in nổi ở mặt trước thẻ], thời hạn hết hiệu lực của thẻ, mã CVV/CVC [được in trên mặt sau của thẻ],...
  • Bước 3: Hiện nay có một số website sẽ hỗ trợ gửi cả mã OTP về điện thoại của khách hàng để xác nhận trong khi một số website thì chỉ yêu cầu có mã CVV/CVC là được. Vì thế đối với những website này bạn cần phải nhập cả mã OTP thì giao dịch mới được hoàn thành.

Khi sử dụng mã CVC để thực hiện thanh toán trực tuyến bằng thẻ Visa, khách hàng cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

Verified by Visa là một hệ thống xác thực bằng dành riêng cho thẻ Visa. Hệ thống này sẽ giúp cho chủ thẻ cảm thấy yên tâm hơn khi mua sắm online. Cụ thể để hoàn thành giao dịch thanh toán, Verified by Visa sẽ yêu cầu khách hàng phải cung cấp mật khẩu mà chỉ có chủ thẻ mới biết. Điều này giúp cho ngân hàng xác định được liệu người đang đăng nhập và thực hiện các website thương mại điện tử có thật sự là chủ thẻ Visa hay không.


Mật khẩu này có thể do khách hàng tự đặt và tự ghi nhớ hoặc là loại mật khẩu OTP do ngân hàng gửi thông qua tin nhắn SMS khi bạn thực hiện thanh toán trực tuyến. Có thể nói Verified by Visa là một tính năng vô cùng hữu ích vừa giúp ngăn ngừa các gian lận trong giao dịch online vừa giúp cho các bên yên tâm hơn khi thực hiện thanh toán trực tuyến.

Không chỉ riêng số CVC/CVV ở mặt sau của thẻ mà ngay cả các thông tin như số thẻ, email, mật khẩu, số điện thoại cũng cần phải được khách hàng bảo mật cẩn thận. Đặc biệt bạn tuyệt đối không được cho người khác mượn thẻ tín dụng của mình để sử dụng nhằm tránh trường hợp thông tin cá nhân bị bại lộ gây ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.

Hiện nay có rất nhiều trường hợp khách hàng bị mất tiền lẫn thông tin cá nhân bao gồm cả số CVC do đăng nhập vào các website thương mại điện tử lừa đảo, không rõ nguồn gốc. Vì thế, tốt nhất trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch mua sắm online nào, bạn cần phải tìm hiểu kỹ và chọn ra các website thương mại điện tử uy tín để mua hàng hóa dịch vụ nhằm tránh xảy ra tình trạng “tiền mất, tật mang”.


Tốt nhất bạn hãy lựa chọn website có giao thức // được mã hóa bảo mật thông tin [ổ khóa màu xanh trên tên miền website]. Đây là những website uy tín và có độ bảo mật thông tin cao mà khách hàng có thể hoàn toàn an tâm khi thực hiện các giao dịch mua hàng.

Thông thường một số website thương mại điện tử bán hàng sẽ có tính năng lưu thông tin cá nhân hoặc thông tin thẻ tín dụng trên web nhằm giúp cho khách hàng tiện lợi hơn khi đăng nhập và mua sắm. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho tài khoản của bạn, khách hàng không nên tích vào lựa chọn này và cũng không nên để chế độ nhớ tên đăng nhập, số CVC trên thiết bị máy tính, điện thoại,...Điều này sẽ giúp bạn hạn chế khả năng thông tin cá nhân bị đánh cắp hoặc bị hack.


Ngoài ra khách hàng cũng cần phải thường xuyên kiểm tra thông báo giao dịch từ ngân hàng nhằm tránh trường hợp tài khoản bị trừ tiền mà không rõ lý do. Đặc biệt, trong trường hợp khách hàng bị mất thẻ do bị lấy cắp hoặc làm rơi bên ngoài thì bạn cần gọi ngay tới tổng đài của ngân hàng phát hành thẻ và yêu cầu khóa thẻ ngay lập tức để bảo đảm an toàn cho số tiền trong tài khoản của mình.

Hiện nay số CVV/CVC được xem như là lá chắn bảo mật quan trọng cho khách hàng khi thực hiện thanh toán giao dịch online. Do đó nếu bạn để lộ số CVV/CVC trên thẻ tín dụng của mình cho người khác biết thì nhiều khả năng các tin tặc sẽ lợi dụng điều này để dàng thao túng tài khoản của bạn.


Vì thế để đảm bảo an toàn, khách hàng ngay sau khi nhận được thẻ tín dụng thì cần phải xóa ngay hoặc làm mờ đi số CVV/CVC in trên thẻ. Điều này không chỉ giúp cho thông tin của người dùng được bảo mật tốt hơn, mà còn hạn chế được việc tài khoản của bạn bị các hacker lấy mất.


Đặc biệt khi tẩy xóa, làm mờ, khách hàng cần đảm bảo dải từ hoặc chip thẻ không bị xước để tránh khiến cho thẻ bị lỗi dẫn đến không thể rút tiền được. Ngoài ra một lời khuyên dành cho bạn đó là trước khi xóa số CVV/CVC, hãy cẩn thận ghi chú nó ra giấy hoặc lưu ở thư mục nào đó trong điện thoại và không để bất kỳ ai biết. Nhằm tránh trường hợp bạn quên luôn cả số CVV/CVC của mình và từ đó không thể thực hiện được các giao dịch mua sắm online.


Đến đây chắc bạn đã biết CVV/CVC là gì rồi chứ. Hy vọng rằng thông qua bài viết này đã giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về cách sử dụng số CVV/CVC trong giao dịch thanh toán online cũng như cách làm thế nào để bảo vệ nó khỏi các hacker.

Video liên quan

Chủ Đề