Sau sinh bao lâu thì được ăn mận

Sinh con xong chưa phải đã hết. Nhiều bà mẹ sau sinh chia sẻ những trường đoạn khó khăn trong thời gian ở cữ. Một số mất ăn mất ngủ vì ít sữa hoặc vì con không chịu ti mẹ. Một số than phiền không thể ngủ được xuyên đêm và ngày nào cũng mất ngủ trong suốt mấy tháng trời. Cùng với đó còn là nỗi sợ của những sản phụ có mẹ chồng luôn ép phải ăn thịt kho mặn, cá kho mặn trong suốt kỳ ở cữ.

Việc ăn mặn khi ở cữ đã có từ xa xưa với lý do được truyền tai nhau rằng vì sợ ăn nhạt trẻ sẽ không được chặt ruột, dễ bị xì xoẹt, tiêu chảy.

Trái lại, ở một số vùng khi chăm bà đẻ lại không cho ăn mặn vì sợ sữa mẹ quá mặn sẽ không tốt cho trẻ sơ sinh khi bú mẹ.

Vậy, rốt cuộc có nên ăn mặn trong thời gian ở cữ không?

Có nên ăn mặn khi ở cữ?

Trước hết, ăn quá nhiều muối chắc chắn là không tốt. Nếu lượng muối hàng ngày được tiêu thụ vượt quá tiêu chuẩn cho phép sẽ làm tăng gánh nặng cho thận. Đặc biệt là đối với các bà mẹ bị cao huyết áp và tiểu đường, nếu ăn quá nhiều muối sẽ tăng huyết áp và làm bệnh tình ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Ngay cả với người bình thường, ăn quá mặn vốn đã không tốt thì với mẹ sau sinh cần phục hồi nhanh với nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng thì việc ăn mặn càng có hại. 

Tuy nhiên, không nên ăn mặn không có nghĩa là không được ăn mặn.

Chúng ta đều biết muối có chứa natri, một chất cần thiết cho cơ thể con người. Nếu cơ thể thiếu natri sẽ xảy ra các triệu chứng như huyết áp thấp, chóng mặt, buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt mỏi… Do đó, cơ thể con người phải đảm bảo cân bằng được lượng natri.

Đối với sản phụ cũng vậy, sau khi sinh, cơ thể của sản phụ rất yếu và cần phục hồi, nếu không có muối thì mức độ hồi phục cũng sẽ chậm lại.

Thêm muối vào thức ăn ở cữ có ảnh hưởng đến việc tiết sữa mẹ không?

Phải trả lời ngay rằng: Không. Nếu mẹ hạn chế ăn mặn khi ở cữ quá mức sẽ ảnh hưởng đến sự cân bằng điện giải trong cơ thể, ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn của mẹ và cả việc tiết sữa của mẹ. Do đó không nên ăn quá lạt trong thời gian ở cữ.

Vậy mẹ sau sinh nên ăn bao nhiêu muối mỗi ngày?

Người lớn, không cần nhiều hơn 6 gam muối mỗi ngày. Nhưng cần phải nhớ rằng thức ăn chúng ta ăn hàng ngày đều chứa muối natri và các ion natri, thành ra đừng thêm quá nhiều muối vào gia vị. 

Nếu đó là thức ăn thông thường thì chỉ cần nêm một chút là đủ. Trong thời gian nuôi con nhỏ, hệ tiêu hóa, kể cả khả năng trao đổi chất tương đối kém, đa số ăn thức ăn đều phải được nấu chín kỹ, ít gia vị và chỉ vừa ăn, không nên ăn mặn khi ở cữ. Để hạn chế dư muối, mẹ sau sinh cũng không nên ăn dưa chua, dưa muối, trứng muối vì đây đều là những món có vị mặn tương đối đậm đà.

Hãy tải app Bé Yêu ngay để bố mẹ có thể cập nhật những kiến thức mới và khoa học nhất khi chăm sóc bé.

Đăng ký TẠI ĐÂY.

Mẹ sau sinh bao lâu được ăn chua?

Trước khi tìm hiểu sau sinh bao lâu được ăn chua, mẹ nên biết tại sao sau sinh không được ăn chua.

Không phải ngẫu nhiên mà từ xưa đến nay cha ông ta có quan niệm bà đẻ phải kiêng ăn chua. Bởi, đồ chua là những thực phẩm chứa nhiều axit. Mẹ sau sinh ăn thực phẩm có axit sẽ xảy ra những vấn đề sau:

– Ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa vì cơ quan này của mẹ mới sinh còn yếu, chưa phục hồi hoàn toàn. Mẹ có thể bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài, tiêu chảy, từ đó ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ.

– Ăn đồ chua sẽ không tốt cho men răng của mẹ, gây ra ê buốt, nhức chân răng. Về già, răng sẽ yếu, không ăn được những món chua [lúc ăn răng sẽ ê buốt rất khó chịu]. Vì thế, mẹ cần biết sau sinh mấy tháng được ăn chua là vậy.

– Ăn nhiều đồ chua khiến nồng độ axit trong cơ thể cao, làm hoạt động của hệ miễn dịch suy yếu, giảm sức đề kháng, dễ bị vi khuẩn gây bệnh tấn công.

– Mẹ sau sinh ăn chua có thể làm mất cân bằng độ pH, điều này gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ.

– Trong một số trường hợp, khi ăn đồ chua, cơ thể mẹ sẽ phản ứng, gây ra một số tình trạng:

  • Buồn nôn
  • Mất tập trung
  • Khó tiêu
  • Xót ruột, đau bao tử

– Chị em luôn phân vân sau sinh bao lâu được ăn chua. Thế nhưng, mẹ có biết ăn quá nhiều đồ chua có thể dẫn tới tình trạng thiếu máu? Điều này là vô cùng nguy hiểm, vì giai đoạn sinh nở người mẹ đã mất máu nhiều, và sau sinh, mẹ còn phải đảm bảo lượng sữa tốt cho con bú.

– Ngoài ra, ảnh hưởng của thức ăn chua còn kéo dài đến sau này. Chẳng hạn, thận suy yếu, hệ tiêu hóa kém, dẫn tới ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của mẹ.

– Đặc biệt là những mẹ có vấn đề về dạ dày, khi ăn chua sẽ khiến dạ dày co bóp mạnh, thậm chí gây ra tình trạng đau dạ dày, viêm loét dạ dày rất nguy hiểm.

 Hoa quả có hàm lượng vitamin C cao mẹ nên hạn chế

Các chị em phụ nữ thường thích ăn chua. Những loại quả chua chua như dứa, xoài, cóc me....chắc hẳn là món khoái khẩu của các chị em.

Mận, dâu tằm

Trong thời gian cho con bú, dù mận và dâu tằm là những quả rất ngon mà mẹ muốn ăn nhưng mẹ hãy cân nhắc nhé. Khi mẹ ăn các loại quả chín mọng như mận, dâu tằm, cherry sẽ khiến trẻ bị đầy hơi, khó tiêu dẫn đến quấy khóc, ảnh hưởng đến sức khỏe của con và sự lo lắng cho mẹ.

Mặc dù tình trạng đầy hơi hoặc khó tiêu ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp. Nhưng nếu mẹ ăn nhiều các loại quả kể trên mà thấy con đầy hơi thì nên dừng lại, đừng vì vui miệng mẹ mà lại ảnh hưởng đến sức khỏe con mẹ nhé.

Đào

Phụ nữ đang trong thời kì nuôi con bằng sữa nếu ăn quá nhiều đào thường làm trẻ ợ hơi hoặc nấc sau khi bú. Loại quả này còn làm cho hệ thống tiêu hóa chậm đi và ảnh hưởng kéo dài tới 1-2 ngày. Mẹ không nên ăn những loại quả này vì khả năng hấp thụ và hệ thống tiêu hóa còn yếu của con.

Cam, chanh,..

Nhưng trong  thời kỳ cho con bú, mẹ bầu lại nên kiêng hết những loại quả này, hay những loại quả quá chua, như cam, chanh, dâu... Những loại quả này mẹ vào, sẽ ảnh hưởng tới sữa cho con bú.

Nếu ăn quá nhiều, có thể dẫn đến có mùi vị chua, hăng trong sữa khiến bé dị ứng hoặc ngúng nguẩy không bú. Một số trường hợp, trẻ còn có thể bị đi ngoài, ra phân lỏng hay có vấn đề với đường ruột..

Hoa quả có lợi cho cả mẹ và con 

Đu đủ

Trong quả đu đủ chứa nhiều magie, sắt, kẽm, chất xơ giúp bổ máu, nhuận tràng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, đu đủ còn hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa và kích thích tiết sữa ở mẹ.

Chuối tiêu

Chuối tiêu rất giàu xenlulozo và sắt, hỗ trợ tích cực cho hệ tiêu hóa và giúp bổ máu. Do đó, ăn chuối tiêu sẽ giúp sản phụ phòng tránh táo bón và hiện tượng thiếu máu cho mẹ và trẻ sơ sinh.

Quả sung

Trong 100g quả sung có chứa các chất sau: protein 1g, chất béo 0.4g, đường 12.6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0.4mg, caroten 0.05mg, dẫn xuất không protein 12.3g, khoáng toàn phần 3.1g. Ăn sung là lá sung non giúp lợi sức và tăng tiết sữa rất tốt cho phụ nữ mới sinh con.

Vú sữa

Trong quả vú sữa rất dồi dào các vitamin A, B1, B2, B3, C. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều glucid, canxi, sắt, chất xơ, protein và lipid rất tốt cho cơ thể sản phụ, giúp phục hồi sức khỏe và tăng tiết sữa.

Video liên quan

Chủ Đề