Có nên bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh

Hầu hết trẻ đều dự trữ đủ nhu cầu vitamin và chất khoáng từ lúc sinh ra đến 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ cần được bổ sung thêm một số loại vi chất. Ví dụ, trẻ sinh rất non - sinh ra với cân nặng dưới 1,5kg - sẽ cần bổ sung thêm vitamin và khoáng chất trực tiếp vào sữa mẹ hoặc sữa công thức. Ngoài ra, trẻ bú mẹ hoàn toàn cũng như bú mẹ một phần nên được cung cấp vitamin D bắt đầu từ khi mới sinh và bổ sung sắt bắt đầu từ 4-6 tháng tuổi.


Các chất bổ sung phổ biến nhất được khuyến nghị cho trẻ sơ sinh bao gồm:

Vitamin K

Viện Nhi khoa Hoa Kỳ [AAP] khuyến cáo rằng tất cả trẻ sơ sinh được tiêm vitamin K một lần ngay sau khi sinh để giảm nguy cơ mắc bệnh xuất huyết. Vitamin K cần thiết cho cơ thể để kích hoạt một số phân tử giúp máu đông.

Vitamin D

Vitamin D cho phép cơ thể hấp thụ và giữ lại canxi và phốt pho, cả hai đều rất quan trọng để xây dựng xương chắc khỏe. Thiếu vitamin D có thể dẫn đến còi xương trong hai năm đầu đời và ảnh hưởng đến phát triển thể trạng của trẻ khi trưởng thành.

Vì sữa mẹ không cung cấp đầy đủ vitamin D, nên tất cả trẻ sơ sinh bú sữa mẹ đều phải được bổ sung. Trẻ bú sữa công thức nói chung không cần bổ sung thêm vitamin D vì sữa công thức đã được bổ sung vitamin D. Nếu trẻ được uống ít nhất 900ml sữa công thức mỗi ngày thì trẻ đang nhận đủ lượng vitamin D.

Vitamin B12

Vitamin B12 giữ cho các tế bào thần kinh và máu của cơ thể khỏe mạnh, đồng thời giúp tạo ra ADN, vật liệu di truyền trong tất cả các tế bào. Thiếu vitamin B12 có thể gây ra một loại thiếu máu gọi là thiếu máu nguyên bào khổng lồ khiến người bệnh mệt mỏi và suy nhược.

Vitamin B12 không có trong thực phẩm thực vật, vì vậy những bà mẹ đang cho con bú theo chế độ ăn thuần chay nghiêm ngặt [có nghĩa là họ không ăn bất kỳ loại thực phẩm động vật nào] sẽ cần bổ sung vitamin B12 vào chế độ ăn uống của họ để đảm bảo rằng cả bản thân và con của họ đều được nhận đủ mức.

Các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu vitamin B12 ở trẻ sơ sinh bao gồm nôn mửa, hôn mê, thiếu máu, chậm phát triển, giảm trương lực cơ [trương lực cơ thấp]. Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có thể bị thiếu vitamin B12 khi được 2-6 tháng tuổi, nhưng các triệu chứng có thể không rõ ràng cho đến khi được 6-12 tháng. Và trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có thể phát triển các dấu hiệu lâm sàng của sự thiếu hụt vitamin B12 trước khi mẹ của chúng bị.

Sắt

Sữa mẹ ít sắt nhưng hầu hết trẻ sinh ra đều có đủ lượng sắt dự trữ để bảo vệ trẻ khỏi bệnh thiếu máu, ít nhất là cho đến khi trẻ được 4 - 6 tháng tuổi. Nếu mẹ bị đái tháo đường thai kỳ được kiểm soát kém, hoặc con bạn sinh non hoặc nhỏ hơn 2,9kg khi sinh], con bạn có thể không nhận đủ chất sắt trong thai kỳ.

AAP khuyến nghị trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn và bú mẹ một phần nên bổ sung sắt lỏng 1mg/kg/ngày bắt đầu từ 4-6 tháng và tiếp tục cho đến khi thức ăn rắn có chứa sắt được đưa vào bữa ăn dặm vào sáu tháng tuổi. Khi bạn bắt đầu cho bé làm quen với thức ăn đặc, hãy chọn thức ăn có chứa sắt, như ngũ cốc tăng cường, thịt, cá, đậu và rau.

Các bà mẹ cần làm gì?

Nếu trẻ bú sữa công thức thì em bé của bạn đang nhận được đầy đủ chất sắt và vitamin D trong sữa công thức của mình, vì vậy hãy tiếp tục bú bình sữa công thức trong suốt năm đầu đời.

Nếu trẻ bú mẹ, AAP khuyến cáo trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn và một phần nên được bổ sung sắt lỏng 1mg/kg/ngày bắt đầu từ 4-6 tháng và tiếp tục cho đến khi thức ăn rắn có chứa sắt được đưa vào bữa ăn dặm khi trẻ được khoảng sáu tháng tuổi. Bắt đầu từ khi trẻ mới sinh, nên bổ sung 400 IU vitamin D hàng ngày và tiếp tục cho đến khi trẻ được 1 tuổi.

Nếu con bạn sinh non, con bạn có thể cần bổ sung sắt cao hơn là 2mg/kg/ngày bắt đầu trong tháng đầu tiên sau sinh. Mẹ nên gặp bác sĩ của bé để nhận lời khuyên về các nhu cầu dinh dưỡng cụ thể.

Nếu bạn ăn chay trường hoặc ăn chay ngày trai, hãy bổ sung B12 và gặp bác sĩ dinh dưỡng để đảm bảo chế độ ăn uống và chất bổ sung của chính bạn là đủ cho cả mẹ và bé.

Bạn có một số lựa chọn để cung cấp các chất bổ sung vitamin D, từ thuốc nhỏ đậm đặc được đặt thẳng vào núm vú của bạn trong khi cho con bú hoặc vào bình sữa của trẻ đến liều lượng ít đậm đặc hơn như siro được đưa trực tiếp cho trẻ qua ống nhỏ giọt.

Không cho trẻ uống sữa bò tươi cho đến sau sinh nhật đầu tiên của trẻ

Trẻ bú sữa bò tươi [thay vì sữa mẹ hoặc sữa công thức tăng cường chất sắt] trong năm đầu đời có nhiều khả năng bị thiếu máu do thiếu sắt vì lượng đạm quá nhiều trong sữa bò cũng có thể làm thận của trẻ bị quá tải.

Sau 6 tháng tuổi cho trẻ ăn thức ăn giàu sắt như rau xanh, thịt và ngũ cốc. Sau 4-6 tháng, lượng sắt dự trữ tự nhiên của bé từ lúc mới sinh sẽ bắt đầu giảm. Đừng ngại cho bé ăn các loại protein và rau xanh sẽ cung cấp cho bé tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết. Rốt cuộc, cơ thể chúng ta xử lý sắt theo cách tự nhiên hơn khi nó đến từ thực phẩm chúng ta ăn thay vì chất bổ sung hoặc vitamin. Một số thực phẩm giàu chất sắt bao gồm: Đậu nành, đậu lăng, rau bina, đậu garbanzo, đậu xanh, củ thụy sĩ, đậu tây, đậu phụ, đậu đen, thịt bò và trứng.

Đánh răng bằng kem đánh răng có chứa florua và nói chuyện với nha sĩ hoặc bác sĩ nhi khoa của bạn về việc bổ sung florua. Ngay khi thấy răng mọc, hãy bắt đầu đánh răng cho trẻ bằng một lượng nhỏ kem đánh răng có chứa fluor cỡ hạt gạo hai lần mỗi ngày.

Nếu bé cần bổ sung các vi chất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn về chủng loại, liều lượng đểu đảm bảo an toàn cho sự phát triển tối ưu của trẻ.

CNDD. Nguyễn Thị Vân Anh

Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện TWQĐ 108

Nhiều mẹ tỏ ra băn khoăn vì không biết cách bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi như thế nào để đạt được hiệu quả. Dưới đây là một vài gợi ý từ chuyên gia.

Lý do phải bổ sung sắt cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi

Sắt là thành phần quan trọng của huyết sắc tố có nhiệm vụ vận chuyển và dự trữ oxy cho tế bào, đảm bảo hoạt động của các tổ chức trong cơ thể. Theo chuyên gia, thiếu sắt ở trẻ em hay ở người lớn đều là vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi tình trạng này để kéo dài có thể khiến trẻ phải đối mặt với nhiều nguy cơ như:

  • Thiếu máu
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Cơ bắp yếu, cơ thể mệt mỏi, hoạt động thể chất bị gián đoạn
  • Trẻ hay ngủ gà ngủ gật, mất tập trung và giảm khả năng ghi nhớ trong giờ học
  • Hệ miễn dịch bị suy giảm, trẻ dễ bị ốm vặt hoặc mắc các bệnh viêm nhiễm
  • Cơ thể xanh xao, còi cọc, chậm phát triển
  • Thiếu sắt còn khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng, trẻ trở lên lười bú, hấp thụ kém, độ toan của dạ dày giảm
Trẻ dưới 6 tháng tuổi có cần sắt không?

Vì vậy, bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi là việc làm hết sức cần thiết, giúp bé phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên khi bổ sung sắt cho bé các mẹ cần chú ý sao cho liều lượng phù hợp với từng độ tuổi. Việc bổ sung tùy tiện có thể khiến trẻ thừa sắt và gặp nhiều vấn đề bất lợi.

Biện pháp bổ sung sắt cho trẻ từ 0-6 tháng tuổi

Hầu hết trẻ sơ sinh đều có lượng sắt dự trữ đủ dùng trong 4 tháng đầu đời. Tuy nhiên với các bé sinh non hoặc có khả năng hấp thụ kém,  tình trạng thiếu máu do thiếu sắt vẫn xảy ra thường xuyên. Không chỉ thế, với các sơ sinh đủ tháng khi lượng sắt dự trữ trong cơ thể hết, trẻ sẽ cần một lượng lớn sắt [gấp 7 lần người lớn] để đẩy nhanh quá trình phát triển. Vì vậy trong giai đoạn từ 0-6 tháng tuổi, sắt là vi chất hết sức cần thiết cho trẻ nhỏ. Dưới đây là một vài gợi ý trả lời cho câu hỏi bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Trẻ được cung cấp sắt từ sữa mẹ

Lượng sắt trong sữa mẹ rất thấp, chỉ khoảng 0,3mg/lít. Tuy nhiên hàm lượng này vẫn đủ cho trẻ từ 4-6 tháng tuổi. Bởi theo các chuyên gia giá trị sinh học của sắt trong sữa mẹ cao hơn sữa bò. Lý do là bởi nó có lactoferrin- một loại protein có khả năng gắn sắt trong sữa.

So với sữa mẹ, lượng sắt trong sữa công thức ít hơn nhiều lần. Vì vậy trong 6 tháng đầu, khi trẻ chưa ăn dặm mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mình. Điều này không những đảm bảo lượng sắt cho trẻ mà còn tăng cường miễn dịch, giúp bé chống chọi lại các tác nhân gây bệnh. Theo đó để lượng sắt trong sữa mẹ được đảm bảo, mẹ nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu sắt như:

  • Thịt đỏ, cá, gia cầm, gan động vật là những loại thực phẩm giàu sắt giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ
  • Các loại trái cây sấy khô, ngũ cốc nguyên hạt, cải xoăn, súp lơ, củ cải,… là nguồn thực phẩm giàu sắt từ thực vật. Tuy không có khả năng hấp thụ cao nhưng chúng lại giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa
  • Bên cạnh các thực phẩm giàu sắt, giai đoạn này mẹ cũng cần sử dụng vitamin C. Đồng thời hạn chế sử dụng cà phê và trà trong các bữa ăn, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn
  • Trường hợp cơ thể hấp thụ kém mẹ có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung sắt dành riêng cho phụ nữ nuôi con bú
Trẻ dưới 6 tháng nên bú mẹ để hấp thụ sắt

Ăn dặm sớm không có lợi cho trẻ

Khi trẻ sơ sinh bị thiếu sắt nhiều mẹ đã nghĩ ngay đến biện pháp cho trẻ ăn dặm sớm để bổ sung dinh dưỡng từ thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên theo bác sĩ nhi khoa, đây là quan điểm hết sức sai lầm. Bởi hệ tiêu hóa của trẻ dưới 6 tháng tuổi còn rất yếu và không có khả năng tiêu hóa đồ ăn. Việc ép con ăn sớm có thể khiến bé bị rối loạn đường ruột, nôn trớ, kén ăn, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện.

Tháng thứ 6 trở đi là thời điểm thích hợp nhất để con bắt đầu ăn dặm. Giai đoạn này mẹ có thể lựa chọn các loại thực phẩm giàu sắt như thịt đỏ, gan động vật, một số loại hải sản, rau xanh, bí đỏ… nhằm tăng cường dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên khi mới bắt đầu mẹ không nên cố ép con ăn nhiều mà hãy tập cho bé thói quen ngồi thẳng, ăn từng muỗng. Nên bắt đầu với thực phẩm lành mạch, có độ lỏng vừa phải sau đó tăng dần.

Cho trẻ sơ sinh uống sắt

Cho trẻ dùng thực phẩm chức năng cũng là đáp án của câu hỏi bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng như thế nào để đạt được hiệu quả. Theo các chuyên gia giai đoạn 4 tháng tuổi trở lên ngoài sữa mẹ trẻ đã cần bổ sung thêm 1mg sắt/ kg/ ngày. Vì vậy việc cho trẻ uống sắt là biện pháp đơn giản và hữu hiệu nhất để phòng chống tình trạng thiếu máu.

Tuy nhiên việc làm này đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận từ bố mẹ. Bởi lẽ, giai đoạn này trẻ còn khá non yếu nếu lựa chọn sai sản phẩm và bổ sung quá liều trẻ có thể bị ngộ độc. Hoặc nếu dùng không đủ, trẻ vẫn có thể bị thiếu hụt vi chất.

Mẹ có nên cho trẻ uống SẮT vào buổi tối hay không?

Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh liều lượng thế nào?

Liều lượng cũng là vấn đề mà mẹ cần quan tâm khi muốn biết bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng như thế nào? Theo các chuyên gia với trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, bắt đầu từ 4 tháng tuổi mẹ nên bổ sung cho con khoảng 1 mg/kg/ ngày cho đến khi thực phẩm chứa sắt phù hợp được đưa ra. Với trẻ bú mẹ một phần, do lượng thức ăn hàng ngày một nửa là sữa mẹ, một nửa là sữa công thức nên trẻ cũng cần 1mg sắt/kg/ngày bắt đầu từ tháng thứ 4.

Với các trường hợp sinh non thai dưới 37 tuần, được chỉ định nuôi bằng sữa mẹ nên bổ sung sắt nguyên tố cho trẻ từ 1 tháng tuổi cho đến 12 tháng tuổi theo liều lượng 2mg/kg/ ngày. Việc tuân thủ liều lượng này sẽ giúp trẻ hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực với sức khỏe. Vì vậy mẹ nên ghi nhớ trước khi bổ sung cho bé.

Bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng như thế nào? Duy trì bao lâu

Nếu trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thì nhiều khả năng đã nhận đủ lượng sắt theo khuyến nghị trong 4 tháng đầu. Tuy nhiên việc bổ sung sắt cho trẻ sinh non từ tuần thứ 2 và trẻ đủ tháng từ tuần 16 cần tuân thủ theo thời lượng khuyến cáo. Vậy bổ sung sắt cho trẻ từ 0-6 tháng nên duy trì trong bao lâu?

  • Đối với trẻ đủ tháng: Mẹ có thể bắt đầu bổ sung sắt từ tháng thứ 4 và duy trì cho đến khi trẻ ăn được 2 khẩu phần ăn mỗi ngày. Trường hợp bé dùng thêm các loại sữa tăng cường chất sắt thì không cần dùng thực phẩm bổ sung
  • Đối với trẻ sinh non: Mẹ nên bổ sung sắt từ khi trẻ được 2 tuần tuổi và duy trì cho đến khi ăn dặm lúc 1 tuổi. Nếu mẹ vẫn cho con bú và sử dụng thêm các loại sữa tăng cường vào thời gian này thì không nhất thiết phải dùng thêm thực phẩm bổ sung
Thời lượng bổ sung sắt cho trẻ còn tùy thuộc vào thể trạng

Lưu ý khi bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi

Ngoài việc ghi nhớ nguyên tắc bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi như thế nào thì mẹ cũng cần lưu ý một vài điều dưới đây.

  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và duy trì đến năm 2 tuổi là tốt nhất. Vì đây là nguồn dinh dưỡng dễ hấp thụ nhất của trẻ
  • Những trường hợp cho trẻ uống sắt bổ sung mẹ nên cho con dùng trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn khoảng 2 giờ để đạt kết quả tốt nhất
  • Nếu các bé đang bổ sung canxi thì việc dùng sắt phải cách ít nhất là 2 tiếng đồng hồ, để tránh gây tương tác
  • Trẻ sơ sinh dưới 6 tuổi khi dùng thuốc sắt bổ sung phải được sự đồng ý của các chuyên gia y tế, tránh gây phản ứng ngược
  • Mẹ nên lựa chọn siro đồng thời ưu tiên các chế phẩm tự nhiên trong độ tuổi này để hạn chế tình trạng nôn trớ và táo bón

Trẻ sơ sinh là đối tượng nhạy cảm, dễ dị ứng với các thành phần trong thuốc. Vì vậy việc bổ sung sắt cho trẻ dưới 6 tháng tuổi đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn trọng của bố mẹ. Hy vọng với thông tin bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh như thế nào mà bài viết cung cấp mẹ sẽ có biện pháp phù hợp với bé yêu nhà mình.

Nguồn: //fitobimbi.vn/

Video liên quan

Chủ Đề