Khô môi có phải dấu hiệu mang thai

Bị khô môi khi mang thai là hiện tượng gây khó chịu cho mẹ bầu trong thai khi. Vậy để khắc phục hiện tượng này mẹ bầu cần làm gì?

Nguyên nhân bị khô môi khi mang thai

Bị khô môi khi mang thai là hiện tượng mà khá nhiều mẹ bầu gặp phải trong thai kì. Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu cần nhiều nước hơn so với bình thường. Tình trạng thiếu nước có thể khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng khô môi, môi nứt nẻ, đá khô, làn da trở nên mỏng và nhạy cảm hơn…

Khô môi có phải dấu hiệu mang thai

Bị khô môi khi mang thai là hiện tượng nhiều mẹ bầu gặp phải trong thai kì

Bên cạnh đó, tâm lý lo lắng, mệt mỏi, stress… trong thai kì cũng khiến cho mẹ bầu có thói quen liếm hoặc cắn môi. Điều này khiến cho tình trạng khô môi xuất hiện và trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài ra, chế độ ăn uống, dinh dưỡng của mẹ bầu không đầy đủ chất, thiếu vitamin A, B, C cũng có thể khiến đôi môi của mẹ bầu khô nứt. Hay việc sử dụng một số loại mỹ phẩm, son không phù hợp cũng gây ra hiện tượng trên.

Cách xử trí bị khô môi khi mang thai

Hiện tượng bị khô môi khi mang thai khiến mẹ bầu cảm thấy vô cùng khó chịu, thậm chí gây ngứa ngáy, nếu bệnh nặng thêm có thể gây nứt nẻ, đau đớn, chảy máu… Dưới đây là một số phương pháp giúp mẹ bầu hạn chế được tình trạng khô môi:

– Tránh liếm môi. Có không ít mẹ bầu thường xuyên liếm môi vì cho rằng đây là cách giúp môi đỡ khô hơn. Tuy nhiên, sự thật lại không phải vậy.

– Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều vitamin, nhất là vitamin C, B6… Ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ. Hạn chế các thực phẩm cay nóng.

Khô môi có phải dấu hiệu mang thai

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến mẹ bầu bị khô môi khi mang thai

– Uống nhiều nước. Ít nhất 2l nước/ngày.

– Dùng máy phun sương hoặc máy tạo ẩm trong phòng để cân bằng độ ẩm, nhất là vào mùa lạnh, hanh khô.

– Chú ý khi sử dụng các loại son, mỹ phẩm hàng ngày. Một số loại mỹ phẩm có thể khiến làn da bị rối loạn.

– Cẩn trọng khi sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng bởi một số loại có thành phần chứa chất gây dị ứng cho môi, khiến xảy ra tình trạng khô môi, nứt môi.

Khô môi có phải dấu hiệu mang thai

Mẹ bầu cần hạn chế liếm môi và sử dụng các nguyên liệu dưỡng môi từ thiên nhiên

– Sử dụng các nguyên liệu dưỡng môi tự nhiên. Khi sử dụng các loại mỹ phẩm sẽ có một lượng hóa chất nhất định thấm vào cơ thể, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Thay vào đó, mẹ bầu nên sử dụng các sản phẩm từ tự nhiên như dầu dừa, dầu ô liu, mật ong để dưỡng môi, làm mặt nạ môi. Các nguyên liệu này sẽ giúp mẹ bầu có làn môi mềm mại.

Trên đây là một vài cách xử trí bị khô môi khi mang thai mà mẹ bầu có thể tham khảo và áp dụng. Nếu còn bất kì thắc mắc nào khác liên quan đến vấn đề này xin vui lòng liên hệ đến Bệnh viện Thu Cúc theo số 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn miễn phí.

Xem thêm

>> Cách tăng cân cho thai nhi nhẹ cân

> Chăm sóc sản phụ dọa sảy thai

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Khô miệng khi mang thai có sao không?

Thứ Năm ngày 30/06/2022

  • Chảy máu nướu răng, bệnh lý không thể xem thường
  • Loại thực phẩm có hại cho răng dù thèm mấy cũng không nên dùng nhiều
  • Sở hữu nụ cười tỏa nắng với 9 mẹo làm trắng răng đơn giản

Trong quá trình mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ trải qua nhiều sự thay đổi cảm xúc và sinh lý. Hiện tượng khô miệng khi mang thai là một trong những tình trạng phổ biến mà hầu như thai phụ nào cũng gặp phải.

Người phụ nữ khá nhạy cảm trong quá trình mang thai nên chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong cơ thể cũng sẽ khiến họ cảm thấy lo lắng và hoảng sợ. Vậy khô miệng khi mang thai có gì đáng lo ngại không? Hãy cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị nhé!

Hiện tượng khô miệng khi mang thai

Tình trạng khô miệng thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Khi đó, thai phụ có cảm giác khô rát vùng niêm mạc khoang miệng và hầu họng, kèm theo đó là nứt nẻ môi, đau họng liên tục, khó nuốt, khàn tiếng, khô mũi hoặc thay đổi vị giác… gây khó chịu và mệt mỏi cho thai phụ.

Khô môi có phải dấu hiệu mang thai
Khô miệng khi mang thai có nguy hiểm hay không?

Nguyên nhân gây khô miệng khi mang thai

Do mất nước

Mất nước xảy ra khi lượng nước đưa vào trong cơ thể ít hơn lượng nước đào thải ra ngoài cơ thể.

Nước có trong thành phần của nhau thai – bộ phận đảm nhiệm chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển. Hơn nữa, nước là thành phần thể không thể thiếu trong túi ối - môi trường để thai nhi sống và phát triển trong suốt thai kỳ. Vậy nên, thai phụ sẽ cần lượng nước nhiều hơn so với bình thường và khô miệng khi mang thai là triệu chứng rất hay gặp.

Tình trạng mất nước nặng trong thời kỳ mang thai rất nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi. Nó có thể gâyra nhiều biến chứng nghiêm trọng như thiểu ối, sinh non, dị tật bẩm sinh của trẻ. Vì vậy, thai phụ nên thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể.

Tăng thể tích máu

Đến cuối tháng thứ 2 của thai kỳ, hệ tuần hoàn của bào thai được hình thành và phát triển cho đến khi sinh. Để đáp ứng với nhu cầu nuôi dưỡng cho thai nhi phát triển, thể tích máu trong cơ thể của thai phụ sẽ tăng lên khoảng 20 đến 30%.

Một trong những chức năng quan trọng của thận là tham gia vào quá trình hình thành các tế bào hồng cầu (lọc máu). Khi phụ nữ mang thai, lượng máu trong cơ thể sẽ tăng lên và thận sẽ phải làm việc nhiều hơn để lọc bỏ các chất thải và chất lỏng dư thừa trong máu. Vì thế, sẽ tăng số lần đi tiểu cho thai phụ, dễ dẫn đến mất nước gây khô miệng khi mang thai.

Tăng thân nhiệt khi mang thai

Trong suốt thai kỳ, người mẹ sẽ tăng lượng thức ăn nạp vào cơ thể khoảng từ 30 đến 40% so với trước khi mang thai. Từ đó làm tăng tỷ lệ trao đổi chất khiến cho cơ thể hoạt động nhiều hơn bình thường, làm tăng sản xuất nhiệt hơn trước.

Mặt khác, việc mang thai cũng làm thay đổi hệ nội tiết và hormone trong cơ thể dẫn đến tăng nhiệt độ trung bình của cơ thể. Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên dẫn đến tăng khả năng bài tiết mồ hôi gây ra tình trạng mất nước, khô miệng của mẹ bầu.

Khô môi có phải dấu hiệu mang thai
Thân nhiệt tăng khi mang thai là nguyên nhân gây khô miệng

Vấn đề về giấc ngủ

Sự phát triển liên tục của thai nhi trong tử cung gây ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan xung quanh tử trong đó có hệ hô hấp.

Tình trạng thai nhi chèn ép vào cơ hoành (một phần của hệ hô hấp), nhất là trong tư thế nằm của thai phụ gây ra hiện tượng ngáy, ngưng thở khi nó ngủ khiến họ phải thở bằng miệng. Điều này làm giảm khả năng tiết nước bọt, khoang miệng tiếp xúc trực tiếp với không khí gây khô miệng, đau họng.

Ngoài ra, việc liên tục thay đổi tư thế trong thời gian ngủ của thai phụ hay đi tiểu liên tục do thai chèn ép vào bàng quang đều dẫn đến rối loạn giấc ngủ gây mệt mỏi, khó chịu cho mẹ bầu.

Chế độ dinh dưỡng gây khô miệng

Đa số thai phụ sẽ thường hay ốm nghén, nôn ói, chán ăn,... trong những tháng đầu của thai kỳ. Những triệu chứng này gây ra tình trạng thiếu nước, khô miệng khi mang thai.

Khô môi có phải dấu hiệu mang thai
Ốm nghén, nôn ói gây ra tình trạng khô miệng khi mang thai

Khô miệng khi mang thai có phải là dấu hiệu bệnh lý?

Khô miệng là triệu chứng thường gặp khi mang thai, không phải là bệnh lý nên không gây nguy hiểm cho thai phụ và em bé. Mặc dù thế, khô miệng khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm như:

Thiếu máu thai kỳ

Khi mang thai, khối lượng máu trong cơ thể mẹ tăng lên. Thành phần tham gia cấu tạo nên các tế bào hồng cầu là sắt và vitamin. Vậy nên, nếu bạn không cung cấp đủ sắt, vitamin thì xảy ra hiện tượng thiếu máu.

Tình trạng thiếu máu khi mang thai gây hậu quả nghiêm trọng tới cả mẹ và bé:

  • Đối với mẹ: Sảy thai, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, rau bong non, nhiễm trùng sau sinh…

  • Đối với trẻ: Sinh non thiếu tháng, suy thai, nhẹ cân, vàng da sau sinh…

Khô môi có phải dấu hiệu mang thai
Thiếu máu gây mệt mỏi, da nhợt nhạt, đau đầu, khô miệng, nứt môi, đánh trống ngực... trong thời kỳ mang thai

Tiểu đường thai kỳ

Khô miệng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ. Điều này do lượng glucose tăng nhưng không được chuyển hoá hết, kéo theo thận phải làm việc bằng cách đào thải qua nước tiểu làm cho mẹ bầu thường xuyên đi tiểu, luôn cảm thấy khô miệng và khát nước.

Bệnh tưa miệng

Một số nghiên cứu cho thấy, có khoảng 20% - 30% phụ nữ mang thai mắc phải nấm miệng(nấm Candida) do có nhiều sự thay đổi về nội tiết tố. Chính loại nấm này gây ra bệnh tưa miệng ở mẹ bầu.

Khô miệng là một trong những triệu chứng của bệnh tưa miệng, ngoài ra còn có các triệu chứng khác như khát nước, mặt lưỡi có màu trắng, chán ăn... Nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến răng miệng như sâu răng, viêm lợi, mòn răng…

Các biện pháp phòng tránh khô miệng khi mang thai

  • Uống nước thường xuyên kể cả khi không khát giúp cơ thể luôn luôn đủ nước.

  • Tập thói quen thở bằng mũi ngày cả khi ngủ để giảm thiểu tình trạng thoát hơi nước qua miệng.

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong phòng, nhất là ban đêm khi mà thời gian nghỉ ngơi kéo dài.

  • Hạn chế thực phẩm chứa glucose, tính bột. Ăn nhiều hoa quả và rau xanh vừa cung cấp vitamin và chất khoáng, vừa tốt cho sức khỏe.

  • Nhai kẹo singumhoặc ngậm kẹo không đường cũng giúp kích thích tăng tiết nước bọt và giảm tình trạng khô miệng.

  • Uống nhiều nước dừa để bổ sung khoáng chất và vitamin, hạn chế dùng muối vì gây mất nước, khô miệng.

  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng, súc họng bằng nước muối thường xuyên.

  • Định kỳ đi kiểm tra sức khỏe thai kỳ và làm đầy đủ các xét nghiệm để sớm phát hiện ra tình trạng bất thường giúp xử trí kịp thời. Luôn đảm bảo sức khoẻ của thai phụ và thai nhi được ổn định.

Khô môi có phải dấu hiệu mang thai
Thường xuyên bổ sung nước trong quá trình mang thai

Vấn đề khô miệng khi mang thai là một hiện tượng biểu thị cho sự thay đổi về mặt sinh lý của thai phụ. Tuy vậy, không nên chủ quan mà bỏ qua vì có thể đó là dấu hiệu của nhiều biến chứng nguy hiểm có của mẹ bầu trong quá trình mang thai. Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi thấy có biểu hiện bất thường.

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • khô miệng
  • bệnh răng miệng