Khi ngân hàng Trung ương bán ngoại tệ thị

BNEWS "Nếu cần thiết, NHNN sẽ bán ngoại tệ với tỷ giá thấp hơn tỷ giá bán niêm yết hiện nay để bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô", Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ [NHNN] khẳng định.

Theo ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ [Ngân hàng Nhà nước Việt Nam], thời gian vừa qua, tỷ giá có diễn biến tăng cao là do một số yếu tố trong và ngoài nước tác động tới tâm lý thị trường, như thị trường chứng khoán trong nước một số phiên giảm điểm mạnh, đồng USD tăng giá trên thị trường thế giới... Bên cạnh đó, ông Phạm Thanh Hà cũng chỉ ra thêm nguyên nhân là lãi suất USD trên thị trường liên ngân hàng tăng theo xu hướng tăng của lãi suất thế giới, trong khi lãi suất liên ngân hàng VND vẫn ở mức thấp khiến điểm chênh lệch lãi suất VND-USD tăng mức âm. Đánh giá về tỷ giá và thị trường ngoại tệ 6 tháng đầu năm, ông Phạm Thanh Hà cho biết, tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong gần 5 tháng đầu năm tương đối ổn định nhờ thị trường trong nước và quốc tế có nhiều yếu tố thuận lợi như cán cân thương mại thặng dư, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] giải ngân ở mức cao; một số thương vụ bán vốn thu hút lượng lớn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài [FII] vào Việt Nam; chỉ số USD Index thế giới ít biến động. Trong bối cảnh cung ngoại tệ dồi dào, Ngân hàng Nhà nước mua được lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối, góp phần củng cố an ninh tài chính tiền tệ quốc gia và tăng khả năng can thiệp thị trường ngoại tệ khi cần thiết. Từ cuối tháng 5 đến nay, có một số ngày tỷ giá tăng khá nhanh, tuy nhiên thanh khoản thị trường vẫn đảm bảo, trạng thái ngoại tệ vẫn duy trì ở mức dương. Các giao dịch ngoại tệ diễn ra thông suốt, mọi nhu cầu mua ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Ông Phạm Thanh Hà cho biết, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước, lưu tâm đến lộ trình và tác động của việc tăng lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ [Fed] và tác động của việc này, quan hệ thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, động thái của Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng như tình hình cung cầu ngoại tệ trong nước để điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt, phù hợp. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục sử dụng đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ khác, sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp thị trường.

"Nếu cần thiết, Ngân hàng Nhà nước sẽ bán ngoại tệ với tỷ giá thấp hơn tỷ giá bán niêm yết hiện nay để bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô", ông Phạm Thanh Hà khẳng định./.

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng bán ngoại tệ để bình ổn thị trường

[ĐCSVN] – Trước diễn biến tăng tỷ giá trong những ngày vừa qua, đại diện Ngân hàng Nhà nước - ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ đã thông tin với báo chí xung quanh nội dung này.

Ảnh minh họa [Ảnh: M.P]

Ông Hà cho biết, sau khi NHNN niêm yết giá mua ngoại tệ giao ngay ở mức 23.200 VND/USD ngày 02/01/2019, tỷ giá trên thị trường từ đầu năm đến giữa tháng 4 tương đối ổn định, thanh khoản thị trường tốt. Nguyên nhân do tình hình thị trường tài chính quốc tế diễn biến tương đối thuận lợi; trên thị trường trong nước, tâm lý thị trường ổn định, cung ngoại tệ dồi dào đến từ nhiều nguồn khác nhau. Trong tình hình đó, NHNN mua được lượng ngoại tệ lớn tăng dự trữ ngoại hối, góp phần củng cố an ninh tài chính tiền tệ quốc gia và tăng khả năng can thiệp thị trường ngoại tệ khi cần thiết.

“Từ cuối tháng 4 đến nay, tỷ giá bắt đầu có xu hướng tăng, mặc dù tâm lý thị trường có lo lắng nhưng thanh khoản thị trường vẫn được đảm bảo, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời”, ông Hà khẳng định.

Lý giải về nguyên nhân tăng tỷ giá trong thời gian qua, ông Phạm Thanh Hà cho rằng, chủ yếu do những thông tin mới gần đây về đàm phán thương mại Mỹ - Trung làm gia tăng quan ngại thị trường về khả năng xung đột thương mại quốc tế diễn biến tiêu cực, đồng thời việc đồng CNY tiếp tục giảm giá trong một số ngày từ cuối tháng 4 đến nay đã tác động mạnh tới tâm lý thị trường ngoại tệ trong nước, từ đó gây áp lực tới tỷ giá. Tuy nhiên, qua theo dõi của NHNN, thanh khoản thị trường vẫn ổn định, cân đối cung cầu ngoại tệ tổng thể về cơ bản vẫn tương đối thuận.

Trước diễn biến của tỷ giá hiện nay, đại diện NHNN cho biết, trong thời gian tới, NHNN sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước, điều hành tỷ giá trung tâm linh hoạt, phù hợp, tiếp tục sử dụng đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường ngoại tệ. Nếu cần thiết, NHNN sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp với tỷ giá bán phù hợp để bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô./.


Minh Phương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Khai mạc Hội chợ Công nghiệp hỗ trợ TP. Hà Nội năm 2022
  • Quản lý nợ công chưa có sự chuyên môn hóa về một đầu mối
  • Hà Nội đẩy mạnh mô hình liên kết chuỗi trong nông nghiệp
  • Giá vàng trong nước tăng
  • Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Ấn Độ 2022 sắp diễn ra tại Bình Dương
  • Khánh thành cầu nối tỉnh Bạc Liêu và Hậu Giang
  • 1.000 tỷ đồng xây dựng nút giao quốc lộ 51

Trước những diễn biến từ thị trường thế giới cũng như cung cầu ngoại tệ đang có diễn biến bất lợi gây áp lực lên tỷ giá USD/VND, ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã trao đổi với báo chí về giải pháp "phòng vệ" cho VND trong thời gian tới.

Thưa ông, tình hình thị trường tài chính quốc tế từ đầu năm tới nay tác động như thế nào đến tỷ giá USD/VND?

Từ đầu năm 2022, thị trường quốc tế diễn biến phức tạp với nhiều biến động khó lường: căng thẳng Nga - Ukraine ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống kinh tế - tài chính toàn cầu, tác động mạnh lên giá năng lượng và các hàng hóa cơ bản, làm trầm trọng thêm hệ lụy của sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu; các ngân hàng trung ương đẩy nhanh quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất điều hành nhằm kiểm soát áp lực lạm phát tăng cao kỷ lục trên toàn cầu; thị trường tài chính tiền tệ biến động mạnh.

Trong bối cảnh đó, Cục Dự trữ liên bang Mỹ [Fed] đã liên tiếp tăng lãi suất điều hành 3 lần chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022; mức tăng lãi suất ngày 15/06 [0,75 điểm phần trăm] lớn nhất trong vòng 28 năm qua và dự kiến tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ trong thời gian tới.

Theo đó, đồng USD quốc tế tăng giá mạnh [chỉ số DXY tăng khoảng 10% từ đầu năm 2022], khiến đồng tiền của nhiều nền kinh tế lớn và đang phát triển mất giá mạnh. Những diễn biến trên tác động bất lợi tới cân đối cung cầu ngoại tệ và tâm lý thị trường trong nước, gây áp lực đối với sự ổn định của tỷ giá và thị trường ngoại tệ. 

Trước bối cảnh đó, tỷ giá USD/VND không có xu hướng giảm như năm 2021 mà từ đầu năm 2022 đến nay tăng khoảng 2% so với cuối năm 2021. Mặc dù thị trường quốc tế biến động mạnh nhưng thị trường ngoại tệ trong nước vẫn hoạt động ổn định, thanh khoản thị trường thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế đều được đáp ứng đầy đủ, kịp thời, đặc biệt là nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh trong bối cảnh giá năng lượng và giá hàng hóa cơ bản tăng mạnh trước diễn biến quốc tế phức tạp như đề cập ở trên.

Ngân hàng Nhà nước đã áp dụng những biện pháp gì để ổn định cung cầu thị trường ngoại tệ trong thời gian qua?

Trong bối cảnh khó khăn, phức tạp nêu trên, Ngân hàng Nhà nước điều hành tỷ giá theo hướng vừa tạo dư địa để tỷ giá diễn biến linh hoạt, hấp thụ các cú sốc bên ngoài, vừa can thiệp thị trường ngoại tệ để hạn chế biến động quá mức của tỷ giá, góp phần bình ổn thị trường ngoại tệ, ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

Ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước

Từ đầu năm 2022, Ngân hàng Nhà nước đã bán ngoại tệ can thiệp với các hình thức phù hợp để bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường, qua đó đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế, đồng thời duy trì thanh khoản VND dồi dào trên thị trường để hỗ trợ bình ổn mặt bằng lãi suất VND, qua đó hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị quyết 11 của Chính phủ.

Tỷ giá USD/VND hiện nay tăng khoảng 2% so với cuối năm 2021 là phù hợp với điều kiện, diễn biến thị trường trong, ngoài nước, phù hợp với mục tiêu xuyên suốt của điều hành chính sách tiền tệ là góp phần ổn định thị trường tiền tệ, kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.

Điều hành tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới như thế nào?

Như đề cập ở trên, ổn định thị trường tiền tệ, kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát là mục tiêu có tính nhất quán trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đặc biệt trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng nhanh, do đó Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành tỷ giá phù hợp nhằm thực hiện mục tiêu này, đồng thời hỗ trợ thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ phối hợp điều hành đồng bộ thanh khoản VND để hỗ trợ sự ổn định của tỷ giá, thị trường ngoại tệ và mặt bằng lãi suất.

Những năm gần đây, khi điều kiện thị trường thuận lợi, Ngân hàng Nhà nước đã mua được lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối. Trong bối cảnh thị trường diễn biến bất lợi, nhiều áp lực như hiện nay, với quy mô dự trữ ngoại hối đã được Ngân hàng Nhà nước mua vào và củng cố mạnh mẽ trong các giai đoạn trước đây. Ngân hàng Nhà nước đã, đang và sẽ tiếp tục bán ngoại tệ để bình ổn thị trường.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng tần suất bán can thiệp ngoại tệ để sẵn sàng bổ sung nguồn cung ngoại tệ cho thị trường thường xuyên hơn nữa, qua đó tạo điều kiện cho hệ thống tổ chức tín dụng đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức và cá nhân, trong đó có nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu, qua đó góp phần bình ổn thị trường và hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Video liên quan

Chủ Đề