Kế hoạch giáo dục địa phương trường Tiểu học

          Căn cứ hướng dẫn kèm CV số 3536/BGBGD-GDTH ngày 19 tháng 8 năm 2020 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc biên soạn, thẩm định, nọi dung giáo dục địa phương trong chương trình GDPT 2018 

Thực hiện kế hoạch số 1600/GDĐT-CMTH của Phòng giáo dục đào tạo thành phố Thái Nguyên ngày 05/10/2020 về việc tập huấn tài liệu giáo dục địa phương;

            Trường TH&THCS 915 Gia Sàng xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện tích hợp việc giáo dục địa phương cho học sinh lớp 1 từ năm học 2020-2021 như sau: 

I. MỤC ĐÍCH

          Giúp HS nắm được những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa , lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp, ... của địa phương bổ sung cho nội dung GD bắt buộc chung thống nhất trong cả nước.

Nhằm trang bị cho HS những hiểu biết về nơi sống, bồi dưỡng cho HS tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương.

II. MỨC ĐỘ TÍCH HỢP

Nội dung GD của địa phương được tích hợp với HĐTN và một số môn học như tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức.

III. NỘI DUNG TÍCH HỢP

Lớp 1

Chủ đề

Môn tích hợp

Địa chỉ tích hợp

Thời lượng

Hình thức tích hợp

1. Bản làng, khu phố em ở

Tự nhiên và Xã hội

Chủ đề 3: Cộng đồng địa phương

Bài 6: Nơi em sống [44-49]

03 tiết

Toàn phần

2. ATK Định Hóa

Hoạt động trải nghiệm

Chủ đề 9: Cháu ngoan Bác Hồ 

Tuần 33: Bác Hồ Kinh yêu [81]

Tuần 34: Sao nhi đồng của em [83]

2 tiết

 4. Làng nghề mộc mỹ nghệ Phương Độ

Tự nhiên và Xã hội

Ôn tập chủ đề 3. Cộng đồng địa phương

Bài: Ôn tập và đánh giá [64]

2 tiết

Toàn phần

5. Lễ hội xuống đồng

Hoạt động trải nghiệm

Chủ đề 5: Mùa xuân quê em

Bài 17: Ngày Tết quê em [44]

Bài 18: Em yêu thiên nhiên [46]

Bài 19: Vườn hoa trường em [48]

3 tiết

Toàn phần

7. Tự chọn- Tham quan cảnh đẹp

Tự nhiên và Xã hội

Chủ đề 3: Cộng đồng dịa phương

Bài 7: Thực hành quan sát cuộc sống xung quanh trường [50]

3 tiết

Toàn phần

3. Múa rối cạn của người Tày

Bố trí thời lượng riêng Cuối kỳ 1

6. Các dân tộc ở Thái Nguyên

Bố trí thời lượng riêng Cuối kỳ II

Ngoài các địa chỉ tích hợp trên GV cần tích hợp các nội dung một cách hợp lý vào các môn học như Tiếng Việt, Đạo đức, Mĩ thuật, Âm nhạc, Lịch sử - Địa lý để HS liên kết các nội dung GDĐP vào bài học tạo hiệu quả giáo dục.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- Các tổ khối chuyên môn căn cứ kế hoạch của nhà trường ở trên xây dựng kế hoạch dạy học của tổ khối, Trong sinh hoạt chuyên môn tổ chức cho giáo viên nghiên cứu tài liệu, xác định địa chỉ và nội dung tích hợp, lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp. Trong dạy học, phải đảm bảo nội dung giáo dục tự nhiên, nhẹ nhàng tránh gây nặng nề, giáo dục cho học sinh.

 - Các tổ khối cần xây dựng kế hoạch thật cụ thể, thể hiện rõ các nội dung, môn, bài, các hoạt động tích hợp, thời lượng.....theo từng khối lớp và gửi kế hoạch về nhà trường phê duyệt trước ngày 01/11/2020

- Các tổ khối tăng cường kiểm tra và đôn đốc giáo viên thực hiện, thường xuyên tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình sinh hoạt chuyên môn ở tổ.

- Giáo viên nghiêm túc thực hiện nội dung tích hợp giáo dục học sinh theo kế hoạch dạy học của mình.

- Nhà trường trách nhiệm kiểm tra, đánh giá giáo viên và học sinh qua quá trình thực hiện, thường xuyên tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình sinh hoạt chuyên môn của trường. Cuối học kỳ và cuối năm báo cáo kết quả thực hiện về Phòng giáo dục theo quy định.

Trên đây là kế hoạch kế hoạch tích hợp Giáo dục địa phương cấp tiểu học - năm học 2020-2021 của nhà trường đề nghị các tổ khối và giáo viên nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc bàn bạc trực tiếp với tổ chuyên môn, BGH để kịp thời giải quyết.

Nơi nhận:

- BGH nhà trường;

- Các tổ chuyên môn, văn phòng;

- Lưu: VT.       

KT. HIỆUTRƯỞNG

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Trần Thị Thủy

PHÒNG GD&ĐT NINH GIANGTRƯỜNG TH VẠN PHÚCSố 29/2008/KHCỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập- Tự do- Hạnh phúcVạn Phúc, ngày 18 tháng 9 năm 2008KẾ HOẠCH DẠY HỌC NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNGNăm học 2008- 2009Căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ninh Giang;Căn cứ kế hoạch năm học và điều kiện thực tiễn của nhà trường, của địa phương,Trường Tiểu học Vạn Phúc xây dựng kế hoạch dạy học nội dung giáo dục địa phương như sau:A. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU- Nhằm giúp học sinh vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn, tìm hiểu về truyền thống quê hương, đất nước; gắn liền kiến thức đã học với thực tiễn cuộc sống đồng thời mở rộng phạm vi hiểu biết cho học sinh, góp phần thực hiện nội dung, chương trình.- Hình thức tổ chức theo tiết học và nếu có thể tổ chức thành một buổi riêng. Giáo viên cần chuẩn bị tư liệu chu đáo, tổ chức giờ dạy nhẹ nhàng, hiệu quả.B. NỘI DUNG1. Phân môn Lịch sử lớp 4, lớp 5Tổng số tiết: 2Thời gian tổ chức: Nội dung: Tìm hiểu những sự kiện lịch sử của Địa phương [Đại hội Đảng bộ tỉnh, huyện gần đây nhất là năm nào....] Tỉnh Hải Dương được giải phóng vào năm nào, những danh nhân là người Hải Dương hoặc đã sống ở Hải Dương, Văn miếu Mao Điền- Cẩm Giàng, đền thờ Nguyễn Trãi, Đền thờ Trần Hưng Đạo, Đền thờ Chu Văn An..... các lễ hội có ở địa phương.... Với lớp 5 có thể mở rộng hơn: Tổng số thương bình, liệt sĩ của xã Vạn Phúc, của huyện Ninh Giang, của tỉnh Hải Dương, những chiến thắng tiêu biểu như chiến thắng Đường 5, những anh hùng quân đội của tỉnh, của huyện.....2. Phân môn Địa lí lớp 4, 5Tổng số tiết: 2Đối với lớp 4, dạy tích hợp vào các bài địa lí, trong đó cho học sinh tìm hiểu về vị trí, giới hạn, đặc điểm địa hình, khí hậu, kinh tế.... một số sản phẩm đặc biệt của tỉnh... sự phát triển kinh tế của địa phương. Giới thiệu một số làng nghề, những địa phương có truyền thống hiếu học.... Tài liệu có thể sưu tàm từ nhiều nguồn trong đó có tài liệu bồi dưỡng chu kì 2003- 2007 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương biên soạn.Đối với lớp 5, dạy 2 tiết vào cuối năm học. Nội dung sâu hơn như điều kiện phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hải Dương....3. Môn Đạo đứcMỗi lớp có 3 tiết. Cuối học kì I dạy 2 tiết vào tuần 17 và 18. Đầu học kì II dạy 1 tiết vào tuần 19. Thời gian dạy những tiết này, giáo viên chuyển từ các tiết luyện chữ sang.Nội dung cụ thể như sau:Lớp 1. Dạy kĩ năng sống cho học sinh, như chào hỏi lễ phép với người trên, xưng hô với bạn bè trong lớp, trong trường và bổ sung kiến thức, kĩ năng tham gia giao thông đảm bảo an toàn.Nội dung dạy kĩ năng sống có thể tổ chức trong lớp học, trò chơi đóng vai….Nội dung an toàn giao thông có thể tổ chức ngoài lớp học dưới dạng các trò chơi, các tình huống… để học sinh nhận biết, nhận xét, đánh giá…. từ đó có kiến thức, có kĩ năng và khả năng ứng xử linh hoạt trước những tình huống trong giao thông.Lớp 2. Dạy kĩ năng sống cho học sinh, căn cứ vào nội dung giáo dục hạnh kiểm cho học sinh theo chương trình [Sổ điểm], tập trung vào giáo dục ý thức giữ vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân… bảo vệ của công. Kĩ năng giao tiếp với bạn bè trong lớp, trong trường; giao tiếp với người lớn tuổi….. Có thể tổ chức trong và ngoài lớp học, dưới dạng các trò chơi đóng vai, các tình huống, các câu đố… hoặc vẽ tranh…Dạy bổ sung và củng cố kĩ năng tham gia giao thông theo chương trình lớp học, hình thức có thể ngoài lớp học, đóng vai, xử lí tình huống….Dạy nội dung giáo dục môi trường, học sinh biết giữ vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà ở và môi trường nơi em sống….Lớp 3. Dạy bổ sung và củng cố kiến thức, kĩ năng tham gia giao thông an toàn, có thể tổ chức ngoài lớp học, dưới dạng đóng vai, thi kể chuyện, vẽ tranh về an toàn giao thông.Dạy một số điều về quyền trẻ em: quyền được sống, quyền được học tập và phát triển, được chăm sóc và bảo vệ.Dạy kĩ năng sống, ứng xử trước những tình huống thường gặp như đáp lời hỏi thăm, trò chuyện với các bạn, với người trên, trả lời điện thoại, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường…Giáo dục môi trường ở mức độ cao hơn, tìm hiểu một số việc làm có thể gây ra ô nhiễm môi trường và biện pháp giải quyết, vận động mọi người cùng tham gia giải quyết.Lớp 4. Dạy kĩ năng tham gia giao thông an toàn, bằng nhiều hình thức cho sinh động, hấp dẫn học sinh. Nội dung củng cố kiến thức an toàn giao thông theo chương trình.Dạy truyền thống lịch sử, văn hoá, cách mạng, các di tích lịch sử của địa phưong [xã, huyện, tỉnh….]Giáo dục môi trường, tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở địa phương em và các biện pháp khắc phục.Giáo dục quyền trẻ em, các quyền được khai sinh, quyền được chăm sóc, bảo vệ, quyền được giáo dục và phát triển, quyền được tham gia…Lớp 5. Dạy nội dung an toàn giao thông với kiến thức bổ sung, củng cố kĩ năng theo chương trình. Có thể tổ chức trong và ngoài lớp học, dưới dạng các trò chơi, vẽ tranh hoặc xử lí tình huống….Giáo dục quyền trẻ em với các quyền được chăm sóc, giáo dục và phát triển, quyền được tham gia…..Giáo dục kĩ năng sống, bảo vệ của công, đoàn kết với bạn bè, biết nói chuyện với người trên, vâng lời ông bà, cha mẹ…Giáo dục môi trường và bảo vệ môi trườngGiáo dục truyền thống văn hoá, lịch sử, cách mạng của địa phương kết hợp với hoạt động Đội, đi tìm địa chỉ đỏ. tìm hiểu Mẹ Việt Nam Anh hùng ở địa phương em [xã], số thương binh, liệt sĩ… phát huy các công trình, di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương….C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN1. Tổ trưởng có trách nhiệm tổ chức sinh hoạt chuyên môn bàn sâu về nội dung dạy học giáo dục địa phương trước khi dạy 1 tuần.2. Tài liệu2.1 Đối với nội dung An toàn giao thông chính là nội dung giáo dục An toàn giao thông theo từng lớp nhưng không dạy lại mà chủ yếu củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng, chú trọng khả năng phán đoán, ứng xử của học sinh khi tham gia giao thông.2.2 Giáo dục quyền trẻ em: Công ước quốc tế về quyền trẻ em2.3 Giáo dục kĩ năng sống: Củng cố, khắc sâu kiến thức và rèn luyện kĩ năng theo nhiệm vụ của học sinh được quy định trong đánh giá hạnh kiểm của học sinh theo từng lớp.2.4 Giáo dục truyền thống văn hoá, lịch sử của địa phương: Tài liệu tìm ở thư viện cuốn Lịch sử tỉnh Hải Dương, Lịch sử Đảng bộ huyện Ninh Giang, giáo viên tìm hiểu các công trình, di tích văn hoá, cách mạng ở địa phương rồi biên soạn tài liệu dạy học sinh.2.5 Giáo dục môi trường và bảo vệ môi trường ở địa phương. Do đặc thù của địa phương nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp nên phạm vi và mức độ ô nhiễm môi trường xảy ra không thực sự nghiêm trọng. Vì vậy tập trung vào tìm hiểu sự ô nhiễm môi trường sống xung quanh em. Lớp 5 có thể tìm hiểu sự ô nhiễm môi trường đất do phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật gây ra…3. Nếu tổ chức dạy học ngoài trời, giáo viên phải đảm bảo các điều kiện an toàn cho học sinh.4. Trong quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc gì, các bộ phận kịp thời báo về PHT để giải quyết. Không được bỏ, không cắt xén, không chuyển sang dạy nội dung khác.PHÓ HIỆU TRƯỞNGHà Huy Tráng

Video liên quan

Chủ Đề