Kais niệm đánh giá tác động

Đánh giá tác động môi trường là gì? Tại sao cần đánh giá tác động môi trường? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Kais niệm đánh giá tác động

Khái niệm đánh giá tác động môi trường

Đánh giá tác động môi trường (được viết tắt là ĐTM, tên tiếng Anh là EIA-Environmental Impact Assessment) là sự đánh giá khả năng tích cực hay tiêu cực của một dự án đầu tư, một kế hoạch, một chính sách hoặc một chương trình được đề xuất đến môi trường trong mối quan hệ giữa các khía cạnh của tự nhiên, kinh tế và xã hội trước khi ra quyết định thực hiện, đồng thời đề xuất các biện pháp điều chỉnh tác động đến mức độ có thể chấp nhận được hoặc để khảo sát kỹ thuật mới.

Mục đích của việc đánh giá tác động môi trường

Đánh giá tác động môi trường nhằm mục đích đảm bảo rằng các nhà sản xuất thực sự quan tâm đến các tác động của dự án họ thực hiện trước khi quyết định triển khai dự án đó. Đánh giá tác động môi trường yêu cầu các nhà hoạch định ra quyết định cân nhắc, tính toán đến các giá trị môi trường. Đây là một điểm vô cùng đặc biệt.

Các phương pháp đánh giá tác động môi trường

Một số phương pháp cụ thể bao gồm:

- Sản phẩm công nghiệp – phân tích vòng đời môi trường của sản phẩm

- Logic mờ

- Cây biến đổi gen

- So sánh với thực tế

Lợi ích của việc đánh giá tác động môi trường

Đánh giá tác động môi trường mang lại rất nhiều lợi ích, cụ thể là:

- Là công cụ cho việc xem xét thấu đáo các vấn đề môi trường ngang bằng với các yếu tố về kinh tế, xã hội trong quá trình xây dựng, thiết kế dự án nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững.

- Là căn cứ để chủ dự án lựa chọn phương án đầu tư, bao gồm vị trí, quy mô, công nghệ, nguyên vật liệu, sản phẩm của dự án một cách phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế và khả thi nhất, đồng thời tiết kiệm tiền của và thời gian cho chủ dự án.

- Chủ động phòng tránh và giảm thiểu một cách hiệu quả nhất các tác động xấu của dự án đến môi trường.

- Cung cấp thông tin chuẩn xác, tin cậy về những vấn đề môi trường của dự án cho cơ quan thẩm quyền trong việc xem xét ra quyết định đầu tư dự án một cách minh bạch và có tính bền vững cao.

- Tránh được những xung đột với cộng đồng dân cư trong quá trình thực hiện dự án.

ETM Center

Trung tâm Công nghệ và Quản lý môi trường ETM chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá tác động môi trường một cách hiệu quả nhất. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ hotline 028 3733 2121 để được tư vấn miễn phí và đưa những giải pháp hiệu quả nhất.

“Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.”

Đánh giá tác động môi trường viết tắt là ĐTM (Environmental Impact Assessment). Mục tiêu chính là giúp cho các cơ quan chức năng kiểm soát được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp đối với môi trường như thế nào từ đó đưa ra những giải pháp kịp thời nếu như doanh nghiệp đó thải ra chất thải có ảnh hưởng xấu đến môi trường. Đồng thời, còn nhằm tạo sự ràng buộc của tổ chức/doanh nghiệp với môi trường xung quanh, giúp bảo vệ môi trường xanh, sạch và đẹp.

Kết quả của quá trình đánh giá tác động môi trường được thể hiện bằng báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Đối tượng nào phải thực hiện đánh giá tác động môi trường ĐTM?

Theo Khoản 1, Điều 30, Luật Bảo vệ môi trường 2020, đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường ĐTM là:

- Dự án đầu tư nhóm I, quy định cụ thể tại Khoản 3, Điều 28, Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:

“a) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;

  1. Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  1. Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  1. Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

đ) Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

  1. Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.”

- Dự án đầu tư nhóm II quy định cụ thể định tại các điểm c, d, đ và e Khoản 4, Điều 28, Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:

“c) Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

  1. Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

đ) Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;

  1. Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.”

Tuy nhiên, các đối tượng trên nếu thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công thì không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (theo quy định tại Khoản 2, Điều 30 của Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Các phương pháp đánh giá tác động môi trường

  • Phương pháp thống kê
  • Phương pháp danh mục
  • Phương pháp ma trận
  • Phương pháp đánh giá nhanh
  • Phương pháp điều tra khảo sát
  • Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm.

Quy định về báo cáo đánh giá tác động môi trường

Một số văn bản pháp luật quy định về báo cáo đánh giá tác động môi trường như sau:

  • Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2022
  • Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường
  • Thông tư 25/2019/TT-BTNMT quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường
  • Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường
  • Nghị định 55/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 155/2016/BĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm những nội dung chính nào?

Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định cụ thể tại Khoản 1, Điều 32, Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:

“a) Xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; căn cứ pháp lý, kỹ thuật; phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);

  1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
  1. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;
  1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đa dạng sinh học; đánh giá hiện trạng môi trường; nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư; thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư;

đ) Nhận dạng, đánh giá, dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường; quy mô, tính chất của chất thải; tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hóa và yếu tố nhạy cảm khác; tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư;

  1. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải;
  1. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đầu tư đến môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
  1. Chương trình quản lý và giám sát môi trường;
  1. Kết quả tham vấn;
  1. Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư.”

Ngoài ra, một số nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định cụ thể tại Điểm a, Khoản 4, Điều 1, Nghị định 40/2019/NĐ-CP:

“a) Về các biện pháp xử lý chất thải: Phải đánh giá giải pháp và lựa chọn phương án công nghệ xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Đối với dự án đầu tư xây dựng có công trình xử lý chất thải để thẩm định về môi trường phải có phần thuyết minh và phương án thiết kế cơ sở (đối với dự án có nhiều bước thiết kế) hoặc phương án thiết kế bản vẽ thi công (đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước) của công trình, hạng mục công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về xây dựng; có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình thi công xây dựng, vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành;

  1. Chương trình quản lý và giám sát môi trường được thực hiện trong giai đoạn thi công xây dựng dự án; dự kiến chương trình quản lý và quan trắc môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành;
  1. Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường gồm:

- Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án (chất thải rắn, khí thải, chất thải nguy hại, rác thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, các loại chất thải lỏng khác như hóa chất thải, hóa chất súc rửa đường ống,...), bảo đảm theo quy định về bảo vệ môi trường;

- Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục đối với trường hợp phải lắp đặt theo quy định; kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác phục vụ giai đoạn vận hành của dự án;

  1. Đối với dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của cơ sở, khu công nghiệp đang hoạt động, trong báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có thêm một phần đánh giá về tình hình hoạt động và thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở, khu công nghiệp hiện hữu; đánh giá tổng hợp tác động môi trường của cơ sở, khu công nghiệp hiện hữu và dự án mở rộng quy mô, nâng công suất hoặc thay đổi công nghệ của dự án mới;

đ) Đối với các dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp và các dự án thuộc loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trong báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với khí thải; phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ;

  1. Đối với dự án khai thác khoáng sản, trong báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có phương án cải tạo, phục hồi môi trường quy định tại Điều 6 Nghị định số 19/2015/NĐ-CP; đối với dự án khai thác cát, sỏi và khoáng sản khác trên sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa và vùng cửa sông, ven biển phải có nội dung đánh giá tác động tới lòng, bờ, bãi sông theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

Cấu trúc và nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cấu trúc và nội dung cụ thể; hướng dẫn kỹ thuật cho phù hợp đối với một số loại hình dự án thuộc các ngành, lĩnh vực khác nhau.”

Ngoài ra, mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Mẫu số 04, Thông tư 25/2019/TT-BTNMT.

Các bước lập báo cáo ĐTM

Trước khi tiến hành lập dự án thì khâu đầu tiên là phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM, vậy các bước như thế nào?

  • Bước 1: Khảo sát điều kiện địa lý, địa chất, khí tượng, thủy văn.
  • Bước 2: Điều tra, khảo sát, thu nhập số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế, xã hội khu vực thực hiện dự án.
  • Bước 3: Khảo sát, thu mẫu, đo đạc. Thực hiện phân tích các mẫu không khí, mẫu nước, mẫu đất trong và xung quanh khu vực dự án.
  • Bước 4: Xác định các yếu tố vi khí hậu trong khu vực dự án.
  • Bước 5: Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án.

Các trường hợp phải lập lại báo cáo ĐTM

Căn cứ theo Điều 15, Nghị định 40/2019/NĐ-CP có quy định các trường hợp phải lập lại báo cáo ĐTM, cụ thể như sau:

“1. Dự án thuộc đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 20 Luật bảo vệ môi trường phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, việc không triển khai dự án trong thời hạn 24 tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 Luật bảo vệ môi trường là việc chủ dự án không triển khai thực hiện hạng mục nào trong giai đoạn thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về xây dựng.

2. Dự án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật bảo vệ môi trường chưa đi vào vận hành phải lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường, bao gồm:

  1. Tăng quy mô, công suất (mở rộng dây chuyền sản xuất chính, bổ sung công trình, hạng mục chính) của dự án làm phát sinh chất thải vượt quá khả năng xử lý chất thải của các công trình bảo vệ môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  1. Thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm chính của dự án; thay đổi công nghệ xử lý chất thải của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường so với phương án trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
  1. Mở rộng quy mô đầu tư của khu công nghiệp; bổ sung vào khu công nghiệp ngành nghề đầu tư thuộc các loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại nhóm I và nhóm II Phụ lục IIa Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Chủ dự án thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được tiếp tục triển khai thực hiện dự án sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường; chủ dự án thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này chỉ được thực hiện những thay đổi nêu trên sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường sau thay thế cho quyết định phê duyệt trước đó.

4. Việc lập, thẩm định và phê duyệt lại báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bằng hình thức lấy ý kiến.”

Vai trò và ý nghĩa của việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Nếu như đánh giá tác động môi trường ĐTM là một quá trình xem xét thì việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường chính là ghi lại kết quả sau đánh giá một cách rõ ràng, chi tiết và chính xác nhất. Vậy tại sao phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM?

  • Thứ nhất, việc lập báo cáo ĐTM nhằm xác định rõ ràng với doanh nghiệp ngay từ đầu, liệu dự án và quá trình hoạt động của dự án có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh hay không? Nếu có ảnh hưởng thì chỉ tiêu đó có vượt qua những chỉ tiêu quy định hay không. Và báo cáo này sẽ là căn cứ để các cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định có cấp phép hoặc phê duyệt cho dự án này hay không.
  • Thứ hai, báo cáo ĐTM giúp nâng cao ý thức của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường, là bằng chứng chứng minh tính pháp lý của doanh nghiệp nếu sau này dự án hoạt động không còn đạt được tiêu chuẩn như hồ sơ xin cấp phép ban đầu.
  • Thứ ba, báo cáo đánh giá tác động môi trường gần như là bước cuối cùng trong hồ sơ xin cấp phép của mỗi doanh nghiệp và báo cáo này sẽ quyết định xem dự án hoạt động của doanh nghiệp có được thông qua hay không. Đồng thời, nó thể hiện được tầm nhìn chiến lược dài hạn cho phát triển kinh tế-xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường.

Vai trò:

  • Là công cụ quản lý môi trường có tính chất phòng ngừa.
  • Giúp chọn phương án tốt để khi thực hiện dự án phát triển ít gây tác động tiêu cực đến môi trường.
  • Giúp nhà quản lý nâng cao chất lượng của việc đưa ra quyết định.
  • Là cơ sở để đối chiếu khi có thanh tra môi trường.
  • Góp phần cho phát triển bền vững.

Ý nghĩa:

  • Khuyến khích quy hoạch tốt hơn.
  • Tiết kiệm thời gian và tiền trong phát triển lâu dài.
  • Giúp Nhà nước, các cơ sở và cộng đồng có mối liên hệ chặt chẽ hơn.

\>>> Tìm hiểu thêm về chứng nhận ISO 14001:2015 – Hệ thống quản lý môi trường.

Trên đây là những chia sẻ của ISOCERT về báo cáo đánh giá tác động môi trường và những nội dung liên quan. Hy vọng sẽ cung cấp cho Quý doanh nghiệp những thông tin hữu ích. Nếu có bất cứ câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này hoặc đăng ký chứng nhận ISO 14001, hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline 0976 389 199 hoặc để lại thông tin bên dưới, chúng tôi sẽ liên hệ cho bạn trong thời gian sớm nhất.

ISOCERT rất hân hạnh được đồng hành cùng Quý doanh nghiệp nâng cao chất lượng, sản phẩm hàng hóa vì lợi ích Quốc gia, vì sự Thịnh Vượng của mỗi chúng ta và sự phát triển bền vững sau này.