Inamori kazuo là ai

>>> “Người đàn bà mặt trời” của Mỹ

Inamori Kazuo sinh ngày 30/1/1932 tại tỉnh Kagoshima, là tỷ phú nổi tiếng người Nhật Bản. Ông chính là người sáng lập nên hãng công nghệ cao đa quốc gia Kyocera và hãng viễn thông KDDI. Cả hai doanh nghiệp này đều lọt top Fortune 500.

Ở tuổi 78, ông được chính phủ Nhật Bản mời làm chủ tịch của Japan Airlines. Từ một hãng hàng không đang trên bờ vực phá sản, dưới sự lèo lái tài tính của Inamori Kazuo, Japan Airlines đã hồi sinh, trở thảnh hãng hàng không có lợi nhuận cao nhất thế giới chỉ trong vòng 2 năm. Chính những thành tích này đã khiến Inamori Kazuo trở thành huyền thoại của giới thương nghiệp, được xưng tụng là một trong "4 vị thánh quản lý" xứ sở mặt trời mọc.

“Vị thánh” trong giới kinh doanh của Nhật Bản

Năm 1959, ở tuổi 27, ông thành lập công ty Kyocera [chủ yếu sản xuất các sản phẩm kỹ thuật, thiết bị in và thiết bị ngành ảnh]. Khi mới thành lập, Kyocera chỉ là một nhà máy vô cùng nhỏ. Đối với họ mà nói, khi đó, nhận đơn đặt hàng từ Tập đoàn nổi tiếng Panasonic là một cơ hội vô cùng quý giá.

Là bên A, Tập đoàn Panasonic có các yêu cầu nghiêm ngặt về phân phối sản phẩm và chất lượng, đồng thời, họ cũng cần được giảm giá mỗi năm. Các nhà máy khác khi hợp tác với Panasonic đều cảm thấy phẫn nộ và phàn nàn rằng Panasonic bắt nạt các nhà cung cấp.

Nhưng ông Inamori lại cho rằng chính những điều kiện khắc nghiệt này đã rèn luyện cho Kyocera và ông luôn nói với mình rằng không được quên lòng biết ơn đối với ông Matsushita.

Dù đơn hàng có khó tính tới đâu, miễn là nó có lợi cho Tập đoàn Panasonic, Kyocera đều chấp nhận. Để đáp ứng những điều kiện khắt khe này và tạo ra được lợi nhuận, họ đã bỏ ra rất nhiều chất xám và làm việc vô cùng chăm chỉ.

Không lâu sau đó, Kyocera đã bước được chân vào thị trường Mỹ và nhận được đơn đặt hàng từ công ty bán dẫn đang rất nổi tại Mỹ vào thời điểm đó. Thời điểm đó, các sản phẩm của Kyocera không chỉ vượt xa chất lượng của các đối tác địa phương mà còn có mức giá thấp hơn rất nhiều.

Chính vì không ngừng phát triển dưới áp lực của các yêu cầu khắt khe mà Kyocera đã tạo ra được các sản phẩm ưu việt vượt qua cả tiêu chuẩn ngành, đồng thời đảm bảo được mức lợi nhuận tốt. Vào thời điểm đó, hầu hết các công ty từng phàn nàn và phẫn nộ rằng mình bị bắt nạt, kết cục đều đã biến mất.

Đối mặt với những hoàn cảnh và tình huống khó khăn trong cuộc sống, chúng ta phải biết ơn nhiều hơn, bởi vì môi trường và hoàn cảnh khắc nghiệt đó có thể giúp hiện thực tham vọng của mình, làm dịu tâm hồn và cho phép cuộc sống của chúng ta chuyển sang một cấp độ mới, phải luôn nhớ rằng "tâm phải luôn biết cảm kích thì những khó khăn mới có thể trở thành tài phú."

Mười năm sau, Kyocera lọt top 500 công ty hàng đầu thế giới. Năm 1989, ở tuổi 52, ông thành lập công ty thứ hai chuyên cung cấp dịch vụ điện thoại di động KDDI qua thương hiệu “au by KDDI”. Năm 2007, công ty này lọt vào top 500 công ty lớn nhất thế giới.

Inamori Kazuo là người duy nhất trên thế giới là chủ sở hữu của hai trong số 500 công ty hàng đầu thế giới cho đến nay.

Sau khi thôi giữ chức Chủ tịch Hãng Kyocera, ông quyết định trở thành nhà sư đạo Phật với pháp danh Đại Hòa. Ông luôn hướng đến việc cống hiến giá trị vật chất và tinh thần cho cuộc sống hạnh phúc của con người, của toàn xã hội. Cũng chính bởi vậy, ông được mệnh danh là “vị thánh” trong giới kinh doanh của Nhật Bản.

Hồi sinh Japan Airlines từ vực phá sản

Huyền thoại hơn nữa là vào năm 2010, khi ở tuổi 78, ông đã chấp nhận lời mời của chính phủ Nhật Bản về điều hành hãng hàng không Japan Airlines [JAL] đang trong bờ vực phá sản và cần phải tái thiết.

Sau khi nhận chèo lái JAL, Inamori đã mạnh tay cắt giảm 15.700 việc làm, chiếm gần 1/3 nhân lực, cắt tới 30% tiền lương. Hãng cũng nhận khoản cứu trợ 900 tỷ yen và được xóa một số khoản nợ.

Tuy nhiên, tiền sẽ không bao giờ là đủ nếu không có ai đó thay đổi văn hóa để công ty phát triển trở lại. Ông Hideo Seto, cựu Chủ tịch ETIC, cơ quan được ủy thác tổ chức lại JAL, cho biết ưu tiên hàng đầu và quan trọng nhất của CEO Inamori là phúc lợi cho nhân viên, và đây cũng là triết lý quản lý của ông, dựa trên ý tưởng nhân viên làm hết sức thì kết quả là họ đóng góp hiệu quả hơn cho công ty và xã hội.

Để khắc phục các vấn đề của JAL, ông Inamori sử dụng hệ thống quản lý Amoeba mà ông đã áp dụng ở công ty Kyocera của mình. Lực lượng lao động của hãng hàng không được chia thành các đơn vị nhỏ, mỗi đơn vị có một nhà lãnh đạo được cấp một mức độ tự do nhất định trong việc ra quyết định, khác với truyền thống Nhật Bản là các quyết định luôn được đưa từ trên xuống.
Hệ thống phân cấp cứng nhắc, gây hiệu suất kém trong công việc đã được giải quyết. Trong khi đó, dịch vụ khách hàng, an toàn bay và cắt giảm chi phí vẫn là ưu tiên hàng đầu của JAL dưới bàn tay Inamori.

Trong năm tài chính 2011/12, JAL được công nhận là hãng hàng không có lợi nhuận cao nhất thế giới. Khoản lợi nhuận 186,6 tỷ yen dường như là một phép lạ, ông Seto cho biết, vì "chúng tôi chỉ mong đợi khoản lãi 60 tỷ yen".

Bằng chứng cuối cùng cho thấy CEO Inamori đã thay đổi mọi thứ là khi đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng [IPO] của JAL vào tháng 9/2012 thu được 663 tỷ yen tại Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo. Đây là đợt IPO lớn thứ hai trên toàn thế giới vào năm đó chỉ sau Facebook Inc.

Triết lý "ngược đời"

"Tập trung tất cả cho cổ đông? Quên nó đi! Thay vào đó, hãy làm cho nhân viên hạnh phúc". Câu nói thể hiện triết lý quản trị có vẻ "ngược đời" này đã giúp Kazuo Inamori – một doanh nhân, nhà quản trị, tu sĩ Phật giáo, xây dựng nên hãng điện tử khổng lồ Kyocera Corp. hơn 5 thập niên trước, hỗ trợ đắc lực cho hãng điện thoại trị giá 64 tỷ USD KDDI Corp., và cứu Japan Airlines khỏi tình trạng phá sản vào năm 2010.

Quan điểm của Kazuo Inamori là: "Nếu bạn muốn có trứng, hãy chăm sóc những con gà mái. Nếu bạn đối xử tệ với con gà mái, nó sẽ không làm việc cho bạn nữa".

Quan điểm này góp phần lớn vào những thành công của Kazuo Inamori như giúp tổng giá trị thị trường của Kyocera và KDDI đạt 82 tỷ USD. Khi Inamori nhậm chức Giám đốc điều hành Japan Airlines vào năm 2010, ông đã 77 tuổi và không hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không, nhưng 1 năm sau đó, hãng không chỉ thoát khỏi bờ vực phá sản mà còn có lợi nhuận. Năm 2012, Kazuo Inamori còn đưa Japan Airlines quay trở lại sàn chứng khoán Tokyo.

Inamori cho biết, bí mật cốt lõi của ông nằm ở chỗ làm thay đổi trạng thái tâm lý của nhân viên.

Sau khi đảm nhiệm vai trò CEO không lương tại Japan Airlines, ông cho in những quyển sách nhỏ thể hiện triết lý "vì nhân viên" và phát cho mỗi người một quyển. Trong quyển sách này, ông cũng giải thích về ý nghĩa xã hội của công việc của họ và vạch ra những nguyên tắc sống lấy cảm hứng từ Phật giáo, chẳng hạn như đề cao đức tính khiêm nhường và làm điều thiện.

"Việc này giúp nhân viên cảm thấy tự hào về Japan Airlines – nơi họ đang làm việc và sẵn sàng lao động chăm chỉ hơn vì thành công của hãng. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nên đặt ra mục tiêu làm cho nhân viên của mình hạnh phúc, cả về vật chất lẫn tinh thần. Chứ đừng nên chỉ luôn chú trọng vào các cổ đông", Kazuo Inamori chia sẻ.

Triết lý quản trị này có thể làm "phật lòng" các cổ đông, nhưng bản thân Inamori không thấy có bất cứ điều gì mâu thuẫn ở đây. Ông giải thích: "Nếu nhân viên vui, họ sẽ làm việc tốt hơn và doanh thu sẽ được cải thiện. Vả lại, doanh nghiệp chẳng có gì phải đắn đo khi lợi nhuận của công ty góp phần mang lại lợi ích cho xã hội".

"Doanh nghiệp thuộc về các cổ đông, nhưng hàng trăm ngàn nhân viên cũng đóng góp công sức rất lớn. Do đó, 'con gà mái' phải được khỏe mạnh", vị tu sĩ tỷ phú khẳng định.

"Các nhà đầu tư luôn muốn lợi nhuận cao nhất có thể, tôi rất hiểu điều này, nhưng có những thời điểm các nhà quản lý phải nói 'Không' với những đòi hỏi ích kỷ từ các cổ đông", Inamori cho hay.

Tuy nhiên, triết lý muốn làm cho nhân viên hạnh phúc của Inamori không có nghĩa là nhân viên của ông có thể làm việc một cách chểnh mảng. Quan điểm của ông là, hạnh phúc phải bắt nguồn từ lao động chăm chỉ. Và, khi đã lao động chăm chỉ, họ xứng đáng được đền đáp.

Mặc dù không tuân theo các nguyên tắc lãnh đạo thông thường, triết lý quản trị của Kazuo Inamori vẫn thu hút sự quan tâm của nhiều "đầu tàu" doanh nghiệp. Có hơn 4.500 chủ doanh nghiệp đã tham gia hội nghị thường niên của ông tại trường Seiwajyuku [Yokohama, Nhật Bản] vào quý IV/2015.

Theo Inamori, việc dành thời gian để chia sẻ với những người tham gia hội nghị là một phần của các hoạt động thiện nguyện cũng như giúp gây quỹ cho giải Kyoto [vốn được xem là phiên bản Nhật của Giải thưởng Nobel].

Đánh giá của bạn:

Inamori Kazuo sinh ngày 30 tháng 1 năm 1932 tại tỉnh Kagoshima, Nhật Bản được biết đến là một doanh nhân, nhà văn hóa lừng danh của Nhật Bản. Lớn lên theo học trường Đại học Kagoshima của tỉnh, sau khi tốt nghiệp đại học khoảng 4 năm, Inamori đã quyết định thành lập Công ty TNHH gốm sức Kyoto, tiền thân của Kyocera - một trong những tập đoàn công nghệ chuyên sản xuất và cung ứng đa dạng các mặt hàng từ thiết bị văn phòng đến điện thoại di động. Đây cũng là đế chế công nghệ bành trường và có quy mô toàn cầu. 

Tiểu sử, gia đình của Inamori Kazuo có gì đặc biệt?

Bên cạnh gã khổng lồ Kyocera, Inamori Kazuo cũng chính là sáng lập viên của tập đoàn viễn thông số 1, xứ sở phù tang mang tên KDDI, đồng thời trở thành cựu CEO của hãng hàng không Japan Airlines ở tuổi 77 và trở thành cái tên được làng báo thế giới săn lùng khi “một mình, một ngựa” vực dậy hãng hàng không Nhật Bản Japan Airlines thoát khỏi thảm họa phá sản ngay sau hơn 400 ngày. 

Bên cạnh tư cách là nhà kinh doanh tài giỏi của Nhật Bản, một nhà văn hóa kiệt xuất với lối sống và tư tưởng mẫu mực, Inamori Kazuo còn là một nhà sư. Ông tôn sùng đạo Phật với Pháp danh Đại Hòa. Trong đời sống đến công việc, Inamori Kazuo chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi những triết lý Phật Giáo. Ông hoàng của ngành kinh doanh Nhật bản quan niệm rằng, “bí quyết đưa công ty phát triển là hãy làm cho nhân viên hạnh phúc”. Inamori cũng là tấm gương sáng luôn luôn cống hiến hết mình để mang lại những giá trị về vật chất và tinh thần cho xã hội. Biểu hiện rõ nhất điều chính là sự kiện cựu CEO Kyocera đã bỏ tiền túi riêng để thành lập ra Quỹ Inamori có hình thức hoạt động tương tự giải Nobel. Mục đích của quỹ này là trao tặng phần thưởng mang tên Kyoto Prize cho những cá nhân, tổ chức có cống hiến to lớn cho sự phát triển của ngành công nghệ cao, nghệ thuật và triết học tại Nhật Bản. 

Là nhà kinh doanh đại tài đại tài đến vị Phật sống của nhiều thế hệ doanh nhân Á Đông, thế nhưng hiếm người biết rằng, xuất xứ của Inamori Kazuo không phải là con nhà nòi hay có một bước đệm tốt từ gia đình có điều kiện. Ông được sinh trong một gia đình nghèo có 7 anh chị em. Mọi thành quả ngọt ngào hiện tại chính là công sức, sự nỗ lực không ngừng để vượt qua những khó khăn và bươn chải của chính Inamori.

Inamori Kazuo -  Từ tuổi thơ cơ cực bị bủa vây bởi hàng loạt thất bại

 Đã rất nhiều lần gặp gỡ công chứng, vị “huyền thoại” kinh doanh đã kể về tuổi thơ đầy trắc trở, gian nan của mình. Ông nói rằng, gần như cả tuổi thơ đến thuở thiếu thời, may mắn chưa lần nào mỉm cười với ông. 

Sự kiện đáng nhớ đầu đời đến với Inamori xảy đến khi ông bị trượt kỳ thi vào cấp 2. Tiếp theo là bị nhiễm bệnh lao phổi - thời điểm căn bệnh này đang là bệnh nan y tại Nhật Bản. Nhiều tài liệu tự truyện của Inamori có nói rằng. Khi ấy, gia đình của ông rất nghèo, bố mẹ và các thành viên khác đều hết lòng chăm sóc người chú bị bệnh lao phổi. Riêng ông cứ mỗi lần chạy qua phòng chú lại bịt mũi và xa lánh chú. 

Thế nhưng, không may thay, chính ông mới là người duy nhất trong gia đình mình bị mắc bệnh. Dù tuổi còn rất nhỏ, rong Inamori không thể chịu nổi sự trêu chọc, đả kích của bạn bè với những câu nói xúc phạm như “gia đình lao phổi”. Nếu không có sự hỗ trợ đắc lực về tinh thần của cuốn sách được hàng xóm tặng và sự tiến bộ dần dần của Y khoa Nhật Bản những năm sau đó để chữa khỏi bệnh cho ông, chắc chắn một điều rằng, tâm trạng chán chường, tuyệt vọng trên giường bệnh là thứ giết chết tâm hồn của Inamori còn đáng sợ hơn cả bệnh nan y. 

Sau một thời gian dài chữa trị, cuối cùng bạo bệnh cũng qua, Inamori cũng được quay lại trường học. Thế nhưng, một lần nữa, chặng đường học tập và sự nghiệp như mơ ước của ông tiếp tục lệch hướng. Lần này trở lại, Inamori quyết định theo đuổi trường hạng quốc gia, thế nhưng cơn ác mộng trượt lại đến. Không bỏ cuộc, ông chọn một trường trong tỉnh lẻ là Đại học Kagoshima để theo đuổi ngành kỹ thuật. Thế nhưng sau khi tốt nghiệp đại học, Inamori cũng chẳng thể nào xin được việc làm. Tâm trí ông lại rơi luẩn quẩn với lo lắng về kế sinh nhau.

Inamori Kazuo -  Từ tuổi thơ cơ cực bị bủa vây bởi hàng loạt thất bại

 Mãi một thời gian sau, nhờ sự quen biết với một giáo sư đại học, tình cờ ông mới được giới thiệu vào một công ty sứ cao áp tại Kyoto. Thế nhưng phải trải qua một quá trình làm việc tại đây, Inamori Kazuo mới nhất nhận ra sự thất bát của công ty. 

Ông cùng những nhân viên khác thường bị trả lương chậm, những người lãnh đạo thường xuyên mâu thuẫn với nhau. Đến thời điểm cùng cực nhất, tâm trí Inamori mới nhận thức được rằng, bỏ việc, chán nản không phải là cách hay. Ông bắt đầu dồn tâm sức vào nghiên cứu để vực lại công ty. 

Và tại công ty cũ nát này, lần đầu tiên may mắn đã mỉm cười. Inamori đã phát triển thành công loại vật liệu gốm công nghệ cao mới tại Nhật Bản, thúc đẩy sự đi lên của công ty này. Nhờ vậy mà ông được trọng dụng và có được một chút tiếng tăm. Đây cũng chính là bước đệm quan trọng sau này để ông sáng lập ra đế chế riêng của mình.

3. Sự nghiệp thành đạt của huyền thoại kinh doanh Nhật Bản 

Sau vài năm gắn bó với công ty sứ tại Kyoto và những thành tựu nho nhỏ được gặt hái được nhờ sự cố gắng không ngừng của bản thân, ông quyết định dứt áo ra đi và thành lập nên công ty của riêng mình. 

Vào năm 1959, Công ty TNHH gốm sứ Kyoto tiền thân của Tập đoàn Tập đoàn Kyocera. Chỉ với 8 nhân viên ngày đầu mới thành lập, trong vòng 1 thập kỷ dưới sự điều hành của Kazuo, công ty chuyên về sản xuất, phân phối các mặt hàng gốm sứ kỹ thuật nhỏ lẻ, thiết bị ngành ảnh, thiết bị in...đã chính thức lên sàn chứng khoán Nhật Bản và nằm trong tốp 500 toàn cầu. Biểu biểu cho tốc độ phát triển nhanh như thổi của con đẻ Kazuo chính là hàng loạt những sự kiện thống trị và sáp nhập. 

 Sự nghiệp thành đạt của huyền thoại kinh doanh Nhật Bản 

Không phải hãng nào khác, chính công ty sứ tại Kyoto là kẻ đứng đầu thực hiện nhiều thương vụ sáp nhập và mua lại rất nhiều công ty từ nước ngoài như mảng chuyển sản xuất máy ảnh và phụ kiện của hãng thiết bị quang học Carl Zeiss nổi tiếng của Đức,  nhánh sản xuất điện thoại di động từ hãng Qualcomm của Hoa Kỳ, thôn tính Công ty công nghiệp Mita, một nhà sản xuất máy photocopy tại Osaka, Công ty thiết bị điện Sanyo….

 Công ty sở hữu số lượng chi nhánh khủng trên lãnh thổ Nhật Bản nói riêng và trên toàn thế giới nói chung với tổng số nhân viên lên đến trên 66.000 người.

 Nhưng không chỉ dừng lại ở mặt hàng gốm sứ và các thiết bị...đến năm 1984, khi Nhật Bản đi vào guồng tư nhân hóa viễn thông. Ông đã đi vào thành lập thêm một công ty trong lĩnh vực này với tham vọng triển tăng số lượng các cuộc gọi đường dài bằng chi phí thấp. Đến năm 1987, trong bối cảnh bùng nổ của ngành viễn thông, Kazuo thành lập thêm 8 công ty trong lĩnh vực này và bắt đầu đi vào gây dựng hệ thống viễn thông phủ sóng trên cả nước. Vào năm 2000, ông chủ đứng đầu quyết định sáp nhập cả 3 công ty là KDD, DDI và IDO thành đế chế mang tên thành KDDI. Hiện nay, KDDI đã vươn ra trường quốc tế và nằm trong top 500 những đơn vị đứng đầu thế giới. 

Hiện nay, đây cũng là hãng viễn thông lớn thứ 2 của Nhật Bản, chỉ đứng sau NTT Docomo với mức giá trị vượt đến 64 Tỷ USD. Cũng trong năm 2000, sau thương vụ sáp nhập đình đám trên, Inamori lui về vị trí hậu trường làm chủ tịch danh dự và một năm sau đó trở thành cố vấn của tập đoàn này. Trong suốt thời gian dẫn dắt và trở thành cố vấn cấp cao của hai tập đoàn công nghệ này. 

Với sự lên hương của những đứa con đẻ, Inamori trở thành biểu tượng của làng kinh doanh Nhật Bản và được tôn sùng bởi rất nhiều tín đồ của kinh doanh trong và ngoài nước.

4. Vực dậy ngành hàng không Nhật Bản ngoạn mục trước bờ vực phá sản

Bên cạnh vai trò là ông chủ kinh doanh, danh tiếng của Inamori Kazuo còn được biết đến bởi đông đảo công chúng qua “chiến tích” vực lại hãng hàng không Nhật Bản Japan Airlines trên bờ vực phá sản. 

Vực dậy ngành hàng không Nhật Bản ngoạn mục trước bờ vực phá sản

Chuyện kể vào những năm cuối thập niên 2000!

Cuối thập niên 80 của thế kỷ XX tại Nhật Bản, khi ấy hãng hàng không Japan Airlines đang dẫn đầu thế giới bởi bộ sưu tập máy bay boeing 747 lớn nhất ngành công nghiệp hàng không. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là quá vãng huy hoàng trước khi nhà nước Nhật Bản quyết định tư nhân hóa để thoát khỏi cái bóng bảo hộ của chính phủ. Thực tế thiếu bản năng sinh tồn của Japan Airlines đã buộc hãng này phải trả giá cực đắt. 

Đến năm 2010, hơn 100 máy bay phải nằm đất và hơn 50 đường bay thua lỗ đã buộc lãnh đạo hãng bay này đệ đơn ngừng hoạt động. Theo đánh giá của giới chuyên gia, vụ phá sản này,chính là một bước lùi lớn nhất của kinh tế Nhật Bản ngoài ngành tài chính. 

Lý do lớn nhất gây ra cú “ngã ngựa” này chính do sự chi tiêu phung phí vào các dự án bất động sản như Essex House, một khách sạn ở Manhattan  [New York, Mỹ] vào giữa thập niên 1980 với giá 190 triệu USD, cộng thêm 100 triệu USD để cải tạo hay hàng loạt những thương vụ làm ăn thua lỗ vì chiến tranh, dịch bệnh đầu thập niên 2000, đồng thời phải cạnh tranh gay gắt với thương hiệu hàng không nội địa nổi tiếng là All Nippon Airways - làm cho doanh số liên tục sụt giảm. Mặc dù đã cố gắng bấu víu vào lượng khách đi nội địa bằng việc mua lại hãng hàng không lớn thứ ba của Nhật Bản, Japan Air System [JAS - Hệ thống Hàng không Nhật Bản]...Tuy nhiên, quyết định này không giúp cho JAL thoát khỏi viễn cảnh đen tối về sự quản lý thiếu hiệu quả. Đến ngày 19/1/2010, khoản nợ khổng lồ lên đến trên 3000 tỷ Yên đã kéo sụp sự tồn tài của hãng hàng không quy mô của Nhật Bản. 

Cú lội ngược dòng của Japan Aillines 

Đây cũng đồng thời là vụ phá sản khủng nhất xảy ra tại xứ sở phù tang từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Sau khi lãnh đạo JAL đệ đơn phá sản, chính phủ Nhật Bản đại diện bởi tổ chức Tập đoàn Sáng kiến Doanh nghiệp Nhật Bản -ETIC] đã nghĩ ra cách cậy nhờ đến cựu CEO của Kyocera - Inamori Kazuo, khi đó đã lên núi chuyên tâm vào công việc tu tập với pháp danh Đại Hòa. Dù chưa từng có kinh nghiệm, với khả năng quản lý tài ba của mình, Inamori Kazuo đã thực sự tạo ra phép màu. 

Sau khi đồng ý “đứng mũi chịu sào” với tư cách là CEO của Japan Airlines không lương, bởi ông nhận định đây là công việc giúp chính phủ và tạo ra giá trị cho xã hội, Kazuo đã bắt tay vào công việc điều hành bằng việc cắt giảm mạnh đến trên 15.000 nhân viên chiếm đến ⅓ nhân lực của công lực. Không những vậy, để vực dậy JAL, Inamori cũng chủ trương cắt giảm đến 30% lương của công nhân viên, đồng thời nhận số tiền khủng trên 900 triệu Yên để bù lỗ. Cùng với đó là nhiều triết lý và phương án quản lý từng được áp dụng tại Kyocera được vận dụng. 

Nổi bật nhất có thể kể đến như: Tăng phúc lợi của nhân viên và ứng dụng hệ thống quản lý Amoeba bằng việc chia công ty thành nhiều đơn vị nhỏ để quản lý. Khi thu được những lợi nhuận ban đầu, công ty đã đầu tư triệt để vào hạng mục máy bay tiết kiệm nhiên liệu hơn như dòng 787 đồng thời mở rộng số lượng khách hàng khi xây dựng các đường bay đến tận Bắc Mỹ, Trung Đông và cả châu Phi. 

Một người bạn lâu năm của Inamori là Mokurai Bukkokuji cũng là một nhà sư đã nhận định về con người ông rằng “Ông là người có trái tim nhân hậu, nhưng cũng biết điều khiển mọi thứ theo cách riêng của mình và có thể đưa ra những quyết định hết sức cứng rắn. Ông là một nhà lãnh đạo quyết đoán”.

Thành quả của Japan Airlines sau sự giúp đỡ của Inamori Kazuo

Với sự quản lý đúng đắn của Inamori Kazuo, trong năm tài chính 2011 - 2012, Japan Airlines từ một “lão tướng ngã ngựa” vụt sáng vượt qua khủng hoảng, đặc biệt là trở thành hãng hàng không có lợi nhuận cao nhất trên thế giới với khoảng 186, 6 tỷ yên. Trong đó, những thành viên khác của công ty còn tính rằng mức mong muốn lợi nhuận mơ ước của ty là chỉ khoảng 60 tỷ yên. Bằng chứng khác cho thấy sự thịnh trị của Japan Airlines đó là đợt IPO vào cuối tháng 9/2012. Trong đợt chào sàn chứng khoán Tokyo lần đầu vào năm 2012 đã giúp công ty thu về số tiền trên 663 tỷ Yên. Đây cũng là thương hiệu đạt hiệu quả IPO cao nhất thế giới chỉ xếp Facebook của tỷ phú Mark Zuckerberg. 

Sau khi hoàn thành sứ mệnh là người đứng mũi chịu sào của Japan Airlines một cách xuất sắc khi vực dậy hãng hàng không này sau cơn khủng hoảng, vào năm 2013 rời khỏi vị trí chủ tịch hội đồng quản trị của công viên và chỉ giữa chức cố vấn danh dự đến năm 2015. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin thú vị nhất về huyền thoại kinh doanh Nhật Bản Inamori Kazuo, người đàn ông sáng lập ra hãng công nghệ Kyocera và vực lại hãng Japan Airlines qua cơn khủng hoảng. Mong rằng, những thông tin này sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn.

Doanh nhân Mark Zuckerberg

Bên cạnh Inamori Kazuo, các bạn cũng có thể khám phá thêm doanh nhân đình đám khám trên thế giới là Mark Zuckerberg trong bài viết dưới đây nhé

Doanh nhân Mark Zuckerberg

Video liên quan

Chủ Đề