Nền kinh tế số 1 thế giới là ai

Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới do Quỹ Tiền tệ Quốc tế [IMF] công bố vào ngày 26 cho thấy tổng sản phẩm quốc nội [GDP] danh nghĩa của Hàn Quốc sẽ đạt 1.823,9 tỷ đô la Mỹ trong năm nay, đứng thứ 10 trong số 191 quốc gia và khu vực trên thế giới. Đồng thời, Hàn Quốc dự kiến ​​sẽ duy trì thứ hạng này trong năm tới về GDP danh nghĩa [1.907,7 tỷ USD], đứng thứ 10 trên thế giới về quy mô kinh tế trong ba năm liên tiếp.
 

Xếp hạng Quy mô Tổng sản phẩm Quốc nội [GDP] danh nghĩa trên thế giới [đơn vị: trăm triệu USD] [Ảnh=Yonhap News]

GDP danh nghĩa của Hàn Quốc đứng thứ 10 trên thế giới vào các năm 2005, 2018 và 2020. Theo phân tích, Hàn Quốc sẽ duy trì thứ hạng của mình trong hai năm tới, chủ yếu là do kinh tế tăng trưởng ổn định dưới thời kỳ đại dịch. IMF ước tính rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc sẽ là 4,3% và 3,3% trong năm nay [2021] và năm tới [2022], không khác nhiều so với tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến là 5,9% và 4,9% trong cùng thời kỳ. Tuy nhiên, nếu xét về tác động cơ bản của sự tăng trưởng kinh tế chậm chạp trong năm ngoái, thì tốc độ tăng trưởng năm nay của Hàn Quốc đã chậm lại một chút.

Nhìn vào tốc độ tăng trưởng trung bình cho giai đoạn 2020~2021 dựa trên số liệu kết quả hoạt động và dự báo của IMF, Hàn Quốc có tốc độ tăng trưởng cao hơn 1,7% so với các nước G7. Từ năm 2020 đến năm 2021, chỉ có 2 quốc gia trong G7 bao gồm Hoa Kỳ [1,3%] và Canada [0,2%] sẽ duy trì tăng trưởng dương. Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản và Ý đều được dự đoán là sẽ ghi nhận mức tăng trưởng âm. 

Ngoài ra, Báo cáo Bảng xếp hạng Kinh tế Thế giới [WELT] 2022 do Viện Kinh tế và Quản lý Think Tank của Anh [CEBR] công bố cùng ngày cũng dự đoán Hàn Quốc sẽ duy trì vị trí thứ 10 trong vài năm tới.

Theo CEBR, các công ty lớn như Samsung, LG và Huyndai đang phát triển nhanh chóng. Đồng thời, sự phục hồi của thương mại toàn cầu sau khi dịch COVID-19 bùng phát đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc, sẽ tiếp tục là động lực của kinh tế Hàn Quốc trong vài năm tới. CEBR cũng chỉ ra rằng xếp hạng quy mô kinh tế của Hàn Quốc sẽ bị Brazil vượt qua vào năm 2026, tụt xuống thứ 11; vào năm 2037, sẽ bị Indonesia và Nga vượt qua, tụt xuống thứ 12.

[Ảnh=Yonhap News]

Phát biểu tại một diễn đàn do Viện Nghiên cứu Tài chính Chongyang tổ chức tại Đại học Nhân dân Trung Quốc ở Bắc Kinh ngày 18/1, ông Lạc Ngọc Thành nhấn mạnh rằng Trung Quốc nên tập trung vào việc vượt qua Mỹ ở khía cạnh cải thiện cuộc sống của người dân và đóng góp tích cực cho thế giới, hơn là theo đuổi mục tiêu trở thành nền kinh tế số một thế giới.

Phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc được đưa ra ít ngày sau khi nước này công bố số liệu kinh tế năm 2021 với tăng trưởng GDP đạt 8,1%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng một thập kỷ qua của Trung Quốc, đưa nền kinh tế nước này tiến gần hơn tới quy mô kinh tế Mỹ.

“Vượt qua Mỹ không phải là điều mà chúng tôi quan tâm và cũng không phải mục tiêu mà chúng tôi theo đuổi. Đáp ứng khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn của người dân mới là mục tiêu mà Đảng Cộng sản Trung Quốc hướng tới”, ông Lạc nhấn mạnh tại diễn đàn.

Theo dự báo của Ngân hàng Thế giới [WB], kinh tế Mỹ năm 2021 tăng trưởng khoảng 5,6%. Điều này có nghĩa là quy mô kinh tế Trung Quốc hiện tương đương 80% của Mỹ, tăng từ mức 70% một năm trước đó, theo tính toán của SCMP.

Khi được hỏi liệu Trung Quốc có thể trở thành siêu cường kinh tế tiếp theo hay không, ông Lạc cho biết Bắc Kinh không theo đuổi tham vọng bá chủ toàn cầu.

“Chúng tôi phản đối chủ nghĩa đơn phương thời chiến tranh lạnh cũng như việc can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, chia phe phái chính trị”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

"Trung Quốc và Mỹ không nên đấu quyền anh với nhau mà nên tham gia cuộc thi điền kinh… Hãy chiến thắng trong cuộc chơi đó và chiến thắng tương lai bằng cách trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình".

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành

Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt trong những tháng gần đây, bất chấp việc Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên nhằm cố gắng cải thiện quan hệ song phương hồi tháng 11/2021.

“Quan hệ Trung - Mỹ đối mặt với nhiều khó khăn lớn nhưng trách nhiệm thuộc về Washington. Mấu chốt của vấn đề nằm ở chính sách Trung Quốc sai lầm của phía Mỹ, cũng như việc hiểu sai về Trung Quốc, về thời đại và về cả thế giới”, ông Lạc nói tại diễn đàn. “Trung Quốc và Mỹ không nên đấu quyền anh với nhau mà nên tham gia cuộc thi điền kinh… Ý tôi là hãy chiến thắng trong cuộc chơi đó và chiến thắng tương lai bằng cách trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình”.

Ngày 17/1, Viện Chongyang công bố một báo cáo trong đó thúc giục Mỹ thay đổi chính sách kinh tế với Trung Quốc từ chỗ “phân ly” sang “tái hợp” và tách biệt khỏi các yếu tố chính trị. Theo báo cáo, việc này sẽ cho phép hai cường quốc hợp tác rộng rãi hơn từ việc kiểm soát đại dịch Covid-19 cho tới xây dựng cơ sở hạ tầng.

Nhiều tổ chức trước đó dự báo Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào khoảng năm 2030, nhưng Yao Yang, trưởng khoa phát triển quốc gia của Đại học Bắc Kinh, nhận định điều này có thể xảy ra trong khoảng 2028-2030 với đà tăng trưởng hiện tại. Chuyên gia kinh tế này dự báo GDP của Trung Quốc có thể lớn gấp đôi của Mỹ vào năm 2049.

Năm 2021, GDP đầu người của Trung Quốc đã tăng lên 12.551 USD, tiệm cận ngưỡng thu nhập cao 12.696 USD theo định nghĩa của WB năm 2020. Dù ghi nhận mức tăng trưởng vượt dự báo trong năm ngoái, Bắc Kinh vẫn tỏ ra cảnh giác cao độ với những nguy cơ với nền kinh tế như dân số thu hẹp, suy thoái khu vực bất động sản và nợ của chính quyền địa phương. Nhiều nhà phân tích cảnh báo tăng trưởng năm 2022 của nước này có thể sẽ giảm xuống còn 5-5,5%.

Đối với các nước theo GDP dựa trên sức mua, xem Danh sách quốc gia theo GDP [PPP] bình quân đầu người.

Các nền kinh tế lớn nhất theo GDP thực tế 2019[1]

Tổng sản phẩm quốc nội [GDP] là tổng giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong lãnh thổ của một quốc gia trong một năm nhất định.[2] Các quốc gia được xếp hạng dựa trên các số liệu GDP danh nghĩa được ước tính bởi các tổ chức tài chính và thống kê tại từng quốc gia rồi được đổi sang Đô la Mỹ dựa theo tỷ giá hối đoái chính thức của chính phủ hoặc thị trường. GDP danh nghĩa không tính đến sự khác biệt về chi phí sinh hoạt ở các quốc gia khác nhau đồng thời số liệu này có thể có sự biến động lớn giữa các năm do sự biến động của tỷ giá hối đoái đồng nội tệ so với đồng Đô la Mỹ.[3] Những biến động như vậy có thể làm thay đổi thứ hạng của một quốc gia từ năm này sang năm khác mặc dù mức sống của người dân tại quốc gia này không có sự thay đổi.[4]

Các quốc gia theo GDP danh nghĩa năm 2019[note 1]

>$20 ng tỷ

$10–$20 ng tỷ

$5–$10 ng tỷ

$1–$5 ng tỷ

$750 tỷ–$1 ng tỷ

$500–$750 tỷ

$250–$500 tỷ

$100–$250 tỷ

$50–$100 tỷ

$25–$50 tỷ

$5–$25 tỷ

Chủ Đề