Hướng dẫn lái xe i10 số sàn

Xem chi tiết tại:

Chi tiết khuyến mại:

Giá Xe Hyundai Mới Nhất: Chi tiết khuyến mại: Hyundai Grand i10 với 2 kiểu dáng sedan hoặc hatchback. Chi tiết khuyến mại: Hotline Tư Vấn – 0967.58.8585 – FB Huyền Mặt Mẹt

source

Ngày nay, các hãng sản xuất xe ô tô ngày càng chú trọng hơn vào hộp số tự động. Tuy nhiên, không vì vậy mà xe số sàn [hay còn gọi là số tay] mất đi “chỗ đứng” riêng của mình. Trong bài biết hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn một số kỹ thuật để đi xe số sàn đúng cách.

Vào buổi sáng, không nên nổ máy và đi ngay

Với xe số sàn, cần lưu ý trước khi bật khoá khởi động, cần số phải được chuyển về vị trí trung gian [số 0] và côn được nhả hoàn toàn. Trường hợp bắt đầu khởi động vào buổi sáng thì nên để cho động cơ nổ ở chế độ chờ khoảng 1 phút trước khi vận hành vì sau khoảng thời gian dài không vận hành, phần lớn dầu xe đã lắng xuống phía dưới động cơ, hệ thống xi lanh và buồng đốt lúc này gần như chỉ còn một lớp dầu mỏng bám trên bề mặt, vận hành ngay sẽ khiến động cơ dễ bị ăn mòn và hư hỏng.


Sơ đồ chuyển số tùy thuộc loại xe nhưng thường hiển thị ngay trên cần nằm số.

Để việc chuyển số thuần thục mà không cần phải nhìn xuống cần số, bạn nên luyện kỹ năng này bằng cách: Để chìa khóa ở vị trí tắt, thực hành việc chuyển số [kết hợp với chân côn], mắt không nhìn cần số.


Nhịp nhàng côn ra ga vào

Để chuyển số với xe số sàn, côn phải được cắt hoàn toàn, có nghĩa chân côn phải đạp hết. Thực tế cho thấy, rất nhiều trường hợp sẽ cảm thấy việc vào số rất nặng và khó nhọc do chân côn của xe chưa đạp hết tầm. Khi nhả côn để xe chuyển động, phải phối hợp nhịp nhàng giữa chân ga và chân côn để việc chuyển số diễn ra êm ái. Chỉ khi thực hiện đúng thao tác "côn ra ga vào" [giảm ga và cắt côn nhanh – sang số – nhả côn từ từ kết hợp tăng ga], côn mới không bị mài, máy mới khoẻ, tránh bị ì.

Xe số sàn có nhược điểm so với số tự động là ở chân côn nhưng cũng lại có ưu điểm hơn xe số tự động cũng là nhờ chân côn, bạn hãy sử dụng nó nhiều hơn nếu không nó sẽ chẳng phát huy được ưu điểm của nó. Chỉ đạp chân côn khi thay đổi số là chưa tận dụng được ưu thế của nó. Khi chạy đường xấu bạn nên cắt côn tùy lúc để xe tránh bị giằng – giật. Khi vượt chướng ngại vật trong phố chỗ đông người bạn nên rà côn cho an toàn.


Ảnh minh họa.


Số phù hợp tốc độ

Trong quá trình lái xe, nếu xe chưa đủ tốc độ mà lái xe đã vào số cao sẽ làm cho xe ì, đạp ga xe không tăng tốc mạnh như mong muốn được, tức là chạy ép số. Vì thế, lái xe cần học cách tạo đà, và khi vận hành cần lưu ý sự tương thích giữa số và tốc độ xe. Cụ thể: số 1 tương ứng với tốc độ 510km/h, số 2: 1015km/h, số 3: 1530km/h, số 4: 3540km/h, số 5: trên 45km/h. Không đạp côn trước khi phanh

Các chuyên gia kỹ thuật ôtô cho hay, khi xe đã chuyển bánh và việc chuyển số hoàn tất, hãy bỏ hoàn toàn chân ra khỏi chân côn. Nếu cứ giữ chân trên chân côn [thói quen này thường ở thời gian đầu của người mới lái xe] sẽ làm giảm tuổi thọ của các lá côn. Đặc biệt khi phanh, tránh đạp côn sớm trước khi xe chuẩn bị dừng; lái xe cần dạp phanh trước, sau đó mới đạp côn. Tương tự khi vào cua, lái xe không đạp côn và đảm bảo số phù hợp tốc độ, tránh xe chết máy hoặc gằn máy.

Dùng phanh tay đúng cách

Trong quá trình học lái xe và vận hành trên đường, chúng ta có thể sử dụng hoặc phanh chân, hoặc phanh tay để thực hiện đềpa ngang dốc. Tuy nhiên lái xe cần lưu ý phanh tay không được thiết kế để dừng xe khi đang chạy, mà chỉ giữ xe đứng yên khi đã dừng. Vì vậy, nếu xe tụt dốc mà chỉ kéo phanh tay là một sai lầm nguy hiểm. Ngược lại, nếu vô tình quên không nhả hết phanh tay [do nhả không dứt khoát], phanh sẽ bị mòn và nguy hiểm hơn là nhiệt phát sinh có thể làm sôi dầu phanh dẫn đến hậu quả là phanh mất tác dụng.

Kinh nghiệm đề-pa:

Khi đềpa, lưu ý không nhả chân côn hết cỡ, thường dẫn tới chết máy. Trước khi nhả côn, phải ga thốc lên tầm vòng tua máy 1.500 - 2.000 vòng/phút nhưng trong quá trình nhả côn phải giữ đều chân ga giúp xe di chuyển về phía trước. Sau khi cắt phanh tay, cần giữ nguyên chân côn, chân ga lúc bắt đầu cắt phanh tay.

Đề-pa lên dốc khi tắc đường:

Nếu dùng theo cách như lúc học lái là dùng “côn – phanh tay – ga” hoặc “côn – phanh chân – ga” liên tục khi tắc đường trên dốc sẽ khiến bạn vã mồ hôi, chân tay bạn mỏi nhừ. Để đề-pa lên dốc liên tục khi bị tắc đường ở dốc, bạn cần phải luyện thêm thật nhuần nhuyễn “côn – ga”, để có thể giữ xe đứng trên dốc chỉ bằng côn – ga nghĩa là âm côn và mớm ga vừa phải để xe đứng tại dốc. Nếu xe có hiện tượng lùi, bạn nên thêm chút ga; nếu xe hơi nhích bạn giảm chút ga.

Sai lầm dẫn đến tụt dốc khi đề-pa:

Điều sai lầm dẫn đến các tài xế bị tụt dốc lúc đề- pa là quá trình nhả côn: - Không điều khiển được chân côn dẫn đến nhả côn quá tầm dẫn đến chết máy. - Trong quá trình nhả côn lại không giữ đều chân ga khiến đầu xe sẽ không ngóc lên được. - Khi nhả côn, đầu xe chưa ngóc lên đã cắt phanh tay, khả năng tụt dốc là 95%, bạn vẫn chỉ có thể cứu bạn nếu nhả thêm chút côn và ga thốc lên. - Sau khi cắt phanh tay, không giữ nguyên chân côn, chân ga lúc bắt đầu cắt phanh tay. Khả năng tụt dốc là 98%, 2% cho bạn bình tĩnh đạp côn, phối hợp với phanh và kéo phanh tay để thực hiện lại cú đề-pa.

Tóm lại, trong quá trình từ lúc bắt đầu thực hiện cú đề-pa ngoạn mục của bạn thì tay phải của bạn luôn cầm phanh tay và hãy thật bình tĩnh.


Ảnh minh họa.

Đối với những xe còn tốt, có thể đề-pa như sau mà không cần kéo phanh tay:


- Đạp côn với phanh để dừng trên dốc.


- Khi đi, bạn hơi nhả côn thật từ từ, khi thấy xe rung rung lên, chuyển chân phanh sang chân ga, ga thốc lên, và xe sẽ lên được dốc. Lưu ý cách này chỉ dùng cho thời gian đỗ xe ngắn, nếu không sẽ xảy tình trạng mỏi chân.

Không nên lạm dụng về “mo”

- Khi đang đi trên đường mà trả xe về số 0 là việc không nên làm vì thực tế không tiết kiệm xăng bao nhiêu mà còn làm cho quán tính của xe tăng lên đột ngột, khiến bạn sẽ khó mà kiểm soát được tốc độ, dễ bị mất lái, nếu ngay lúc đó gặp chướng ngại vật cần đạp phanh ngay thì phanh cũng không mấy hiệu quả. - Về số 0 khi xuống dốc là một việc làm hết sức nguy hiểm, vì khi đó tốc độ xe tăng theo gia tốc, phanh không thể phát huy tác dụng. - Khi xe sắp đến đèn đỏ, bạn trả xe về số 0 để cho xe trôi tự do đến vạch dừng đèn đỏ cũng không nên bởi vì nếu phanh xe bạn không ăn thì xe của bạn sẽ đâm vào xe phía trước hoặc nếu có chướng ngại vật xuất hiện bất chợt phía trước thì bạn cũng khó tránh được vì khi đó xe bạn đã ở số 0 và xe của bạn đã ko còn động năng để mà di chuyển tiếp nữa.

Khi đang di chuyển, bạn nên hạn chế về số 0. Nếu gần đến vạch đỗ đèn đỏ bạn nên chủ động về số thấp để vừa giảm tốc độ chuẩn bị dừng đỗ vừa vẫn có thể duy trì tốc độ chủ động di chuyển khi cần tránh chướng ngại vật xuất hiện bất ngờ.

theo duongbo.vn

Điều chỉnh ghế sao cho chân bạn chạm tới cả hai bàn đạp

Bạn có thể điều chỉnh ghế của mình về phía trước và phía sau, cũng như lên và xuống sao cho ngồi thoải mái nhất, chân chạm tới 2 bàn đạp của xe. Một số xe ô tô sẽ có điều khiển điện tử [thường ở bên trái ghế], trong khi những chiếc xe cũ hơn thường có một lẫy bên dưới ghế cho phép bạn điều chỉnh ghế ngồi.

Làm quen với bàn đạp chân

Trong xe số tự động, hai bàn chân dùng để điều khiển chân phanh và chân ga tương ứng. Bàn đạp ngoài cùng bên phải dùng để điều khiển chân ga, nếu bạn nhấn xuống thì chiếc xe sẽ di chuyển tiến về phía trước, bạn càng nhấn mạnh thì chiếc xe càng di chuyển nhanh. Bàn đạp bên trái, thường lớn hơn chân ga là bàn đạp phanh, nhấn nó xuống thì xe sẽ di chuyển chậm lại. 

  • Ngay cả khi bạn cảm thấy sử dụng chân trái tự tin hơn và hãy luôn sử dụng chân phải để chạm cả hai bàn đạp. Ban đầu bạn sẽ cảm thấy kỳ lạ nếu bạn thuận chân trái, nhưng đây là kỹ năng vô cùng quan trọng vì đây là kỹ thuật phù hợp và an toàn hơn nhiều. 

  • Không được dùng cả hai chân cùng một lúc để đạp bàn đạp.  

Điều chỉnh gương

Bạn phải hiểu rõ vai trò của từng chiếc gương. Gương chiếu hậu cho phép bạn nhìn trực tiếp kính chắn gió phía sau, 2 gương bên cho phép bạn nhìn sang hai bên của xe và giúp bạn quan sát điểm mù. 

  • Gương chiếu hậu được đặt sao cho khi bạn ở vị trí lái xe bình thường, bạn có thể nhìn thấy ngay phía sau và càng nhiều kính chắn gió phía sau càng tốt.

  • Điều chinh gương 2 bên để loại bỏ điểm mù. 

Biết vị trí của phanh đỗ [phanh tay, phanh khẩn cấp]

Phanh đỗ là một đòn bẩy với một nút trên đầu của nó. Khi phanh đỗ được kéo lên, nó giúp khóa xe trên mặt đất và đảm bảo chiếc xe không di chuyển. Khi phanh được hạ xuống thì xe có thể tự do di chuyển. Bảo đảm rằng phanh tay được hạ xuống trước khi bạn di chuyển.

Chuyển xe sang chế độ lái phù hợp

Dưới đây là các chế độ lái trên xe số tự động mà bạn cần ghi nhớ: 

Ký hiệu trên cần điều khiển số hộp số tự động

  • P [Park] - chế độ đỗ xe - sử dụng khi dừng đỗ xe lâu

  • R [Reverse] - Số lùi - dùng để chạy lùi, lùi đỗ xe

  • N [Neutral] - chế độ số mo, ngắt truyền động hộp số - sử dụng khi cần kéo xe cứu  hộ

  • D [Drive] - Số tiến - dùng để xe di chuyển về phía trước

 Ký hiệu chế độ điều khiển số tay trên xe hộp số tự động [tuỳ dòng xe, thương hiệu có cách ký hiệu khác nhau]:

  • M [Manual] - Chế độ số tay - có thể điều khiển cộng trừ cấp số khi vượt xe, lên xuống dốc

  • S [Sport] - Chế độ lái thể thao

  • +/- hay lẫy số +/- trên vô-lăng - giúp tài xế chủ động tăng giảm cấp số

  • D1, D1, D3 [số tiến 1-2-3] - Chế độ số tay theo các cấp số 1-2-3

  • L, L1, L1 [Low] - Tương đương số 1, số 2 như xe số sàn. Bạn có thể chọn xe số tiến [D] hay lùi [R] tùy vào trạng thái mà bạn đang đỗ xe.

- Nếu bạn đang lái xe về phía trước, chuyển số sang số D.

- Nếu bạn đang muốn lùi xe hoặc lùi xe ra khỏi điểm đỗ thì chọn [R].

- Nếu bạn đang lùi xe, đầu tiên hãy kiểm tra gương chiếu hậu, đặt tay lên ghế hành khách và quay đầu sang phải để nhìn về phía sau.

Hiểu ý nghĩa của các biểu tượng cơ bản trên bảng điều khiển

Các biểu tượng cơ bản cần phải ghi nhớ trên bảng táp-lô.

Các loại đồng hồ này hiển thị cho người lái biết, động cơ còn lại bao nhiêu nhiên liệu, tốc độ xe đang chạy, động cơ nóng như thế nào và bao nhiêu RPM [vòng quay mỗi phút] mà động cơ đang chạy.

  • Đồng hồ tốc độ trên bảng điều khiển là quan trọng nhất trên xe ô tô. Nó sẽ cho bạn biết là xe bạn đang chạy nhanh như thế nào, bao nhiêu km/h.

  • Máy đo RPM cho bạn biết động cơ hoạt động mạnh như thế nào. Hầu hết các đồng hồ đo RPM sẽ có các vùng màu đỏ bắt đầu từ 6.000 hoặc 7.000 RPM. Khi RPM đi vào vùng màu đỏ, thì bạn nên giảm tốc độ. 

  • Đồng hồ đo nhiên liệu cho bạn biết, còn lại bao nhiêu nhiên liệu trong bình xăng. Nó thường có mặt số, giống như kim đồng hồ di chuyển giữa "F" [Full: đầy] và "E" [Empty: trống]. Một số xe hiện đại có đồng hồ đo nhiên liệu kỹ thuật số.

  • Đồng hồ đo nhiệt độ trong xe cho bạn biết liệu động cơ xe của bạn có quá nóng hay không. Nó thường có một mặt số di chuyển giữa "H" và "C," báo hiệu "nóng" và "lạnh".

2. Làm quen với những điều cơ bản

Thắt dây an toàn

Ở hầu hết các nước trên thế giới, thắt dây an toàn là điều bắt buộc. Việc thắt dây an toàn giúp giảm thiểu các chấn thương nghiêm trọng hoặc tử vong nếu có tai nạn xảy ra. 

Luôn luôn khởi động xe với chân trên phanh

Khi bạn khởi động xe, nếu chân của bạn không giữ ở trên phanh, xe của bạn sẽ tự đi thẳng về phía trước. 

Bật động cơ và nhả phanh đỗ xe nếu cần thiết

Đặt chìa khóa vào ổ khóa, vặn chìa khóa theo chiều kim đồng hồ. Lưu ý ở những mẫu xe đời mới, tất cả bạn cần làm là nhấn nút "Power" hoặc "Ignition" để khởi động cơ. 

Học cách lùi xe

Nếu xe của bạn đang đỗ trong bãi đỗ xe hoặc bên đường, rất có thể bạn sẽ cần phải lùi xe ra để bắt đầu lái xe. Bạn có thể học theo các bước sau đây: 

  • Đặt xe của bạn trong R  [Reverse: lùi] và kiểm tra lại . Nếu xe của bạn không ở chế độ R, xe của bạn sẽ không thể lùi được. 

  • Nhìn qua vai và quay đầu lại để có cái nhìn toàn cảnh về phía sau.

  • Từ từ rút chân ra khỏi chân phanh và không đặt chân lên chân ga. Chiếc xe sẽ lùi về phía sau nếu bạn không đặt chân lên chân phanh. 

  • Hãy nhớ rằng xe của bạn đang bị "đảo ngược" trong chế độ R. Khi lái xe về phía trước, nếu bạn quay tay lái sang phải, xe của bạn cũng sẽ rẽ sang phải, và ngược lại. Điều này là do bánh xe của bạn quay theo cách đó. Khi đi ngược chiều, quay vô lăng sang phải sẽ khiến xe bạn rẽ sang trái, trong khi quay vô lăng sang trái sẽ khiến xe bạn rẽ sang phải. Hãy ghi nhớ điều này khi bạn lùi xe.

  • Sử dụng phanh bất kỳ khi nào bạn nhận thấy cần giảm tốc độ. Nhấn chân nhẹ nhàng nhưng giữ chắc chắn vào bàn đạp phanh để giảm tốc độ xe nếu cần thiết.

Sẵn sàng lái xe

Đặt chân lên bàn đạp phanh, đẩy cần gạt về D để xe có thể bắt đầu di chuyển về phía trước và sau đó rời chân khỏi bàn đạp chân phanh. Từ từ nhấn bàn đạp chân ga để đưa xe di chuyển về phía trước. Tăng tốc cho đến khi bạn đạt đến giới hạn tốc độ, sau đó rời chân khỏi chân ga, di chuyển qua bàn đạp phanh trong trường hợp bạn cần giảm tốc độ.

Giữ hai tay ở vị trí "9h và 3h"

Hãy tưởng tượng rằng vô lăng là một chiếc đồng hồ. Đặt tay trái của bạn vào vị trí số 9 trên đồng hồ và tay phải của bạn là số 3. Đặc biệt đối với người mới bắt đầu, đừng cố cầm vô lăng chỉ bằng một tay, vì có nhiều khả năng bạn sẽ mất kiểm soát xe, điều này có thể gây ra tai nạn.

Sử dụng đèn nháy [còn được gọi là xi-nhan hoặc đèn báo rẽ]

Sử dụng đèn báo rẽ khi cần thiết. Chúng thực sự quan trọng khi lái xe vì chúng báo hiệu cho những chiếc xe khác biết rằng bạn muốn chuyển làn hoặc rẽ theo một hướng cụ thể. Công tắc đèn nháy nằm ở bên trái tay lái. Gạt lên nếu bạn muốn rẽ phải [để chuyển hoặc chuyển làn sang phải] hoặc gạt xuống nếu bạn muốn rẽ trái [để chuyển hoặc chuyển làn sang trái].

Học quay xe

 Nếu bạn chỉ cần quay xe nhẹ, xoay vô lăng theo hướng bạn muốn đi nhưng hãy cố gắng giữ tay ở vị trí 9 và 3.

  • Nếu bạn đang thực hiện một bước ngoặt khó hơn, hãy sử dụng phương pháp "bắt chéo tay". Nếu bạn muốn rẽ phải, hãy xoay vô lăng theo chiều kim đồng hồ. Xoay vô lăng theo chiều kim đồng hồ, dẫn bằng tay phải. Khi tay phải của bạn đến vị trí 4h hoặc 5h, thả nó ra và bắt chéo qua tay trái của bạn. Nắm chặt lại vô lăng và tiếp tục quay.

Chuyển làn đường đúng cách

Khi lái xe trên đường, chắc chắn bạn phải học cách chuyển từ làn này sang làn khác. Nhưng bạn nên nhớ thông báo cho các tài xế khác biết được ý định của bạn. Dưới đây là một số lưu ý khi chuyển làn đường: 

  • Bật xi-nhan trước ít nhất 2 giây trước khi chuyển làn đường. 

  • Nhanh chóng quét gương của bạn và nhìn qua vai để kiểm tra xem có chiếc xe nào trong điểm mù của bạn không.

  • Từ từ di chuyển xe vào làn đường khác. Xoay tay trên vô lăng một chút để thay đổi làn đường. Nó chỉ là một chuyển động rất nhẹ của bánh xe; như hầu hết các xe hiện đại được trang bị tay lái trợ lực. Sẽ mất khoảng từ một đến ba giây để bạn thay đổi làn đường. 

Giữ khoảng cách an toàn với các tài xế khác

Theo kinh nghiệm lái xe, khoảng cách xe ô tô của bạn với xe phía trước sẽ tùy thuộc vào tốc độ mà bạn đang di chuyển. Thường sẽ trong khoảng từ 2 - 5 giây. 

3. Các nguyên tắc lái xe

Lái xe phòng thủ

Lái xe phòng thủ là một khái niệm rất quan trọng mà quá nhiều tài xế không biết hoặc không hiểu. Lái xe phòng thủ giúp bạn tiết kiệm tiền, đảm bảo trải nghiệm lái xe thú vị và quan trọng nhất là giúp bạn lái xe an toàn. Lái xe phòng thủ là một thuật ngữ được hiểu như sau: 

  • Đừng cho rằng những người tham gia giao thông khác sẽ tuân thủ các quy tắc giao thông và thận trọng khi lái xe. Không phải ai tham gia giao thông đều nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ. Do vậy, bạn phải chú ý quan sát khi đi dừng xe ở đèn đỏ, khi xi-nhan chuyển hướng...

  • Tránh xa những điều mà bạn cảm thấy nguy hiểm. Ví dụ, vượt qua xe tải cẩn thận, nếu không, bạn chấp nhận đi sau xe tải và giữ khoảng cách an toàn. Hoặc nếu gặp tài xế say rượu tuyệt thì đối không nên cố vượt qua. 

  • Sử dụng tất cả các giác quan của bạn để nhận thức những gì đang xảy ra trên đường.

Lái xe chậm ở làn bên phải, lái xe nhanh ở làn bên trái

Trên đường cao tốc, các làn ngoài cùng bên trái thường được dành cho tài xế muốn tăng tốc hoặc muốn vượt, các làn bên phải cho các tài xế muốn di chuyển chậm. 

3. Vượt xe ở làn bên trái

Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên vượt xe khác ở làn bên trái. Ghi nhớ: lái xe bên phải, vượt qua bên trái.

  • Không bao giờ vượt qua một chiếc xe tải bên phải. Xe tải có kích thước lớn hơn nhiều, điều đó có nghĩa là điểm mù của chúng cũng lớn hơn. Xe tải thường đi ở làn ngoài cùng bên phải và chuyển làn sang bên phải, hiếm khi chuyển làn sang bên trái.

Tuân thủ các giới hạn tốc độ

Bạn nên tuân thủ các biển báo giới hạn tốc độ trong khu đô thị, trên đường cao tốc... để tránh vi phạm Luật giao thông đường bộ. Chú ý tài xế không nên vượt quá tốc độ cho phép lớn hơn 5km/h. Ví dụ, nếu tốc độ giới hạn là 50km/h, thì bạn không thể vượt quá 55km/h. 

4. Nắm vững các kỹ thuật lái xe nâng cao

Học cách đỗ xe song song

Đỗ xe song song là khi bạn phải lùi xe vào một chỗ đậu xe chật, thường là một thao tác rất phức tạp.

Nhập làn đúng cách

Việc sáp nhập vào đường khó khăn, đặc biệt là các tài xế mới chưa có nhiều kinh nghiệm lái xe ô tô. Điều quan trọng cần làm ở đây là tăng tốc đủ và đánh giá xem bạn có đi đủ nhanh để đảm bảo an toàn giữa hai xe hay không.

Sử dụng bùng binh

Tài xế cần quan sát cẩn thận khi lái xe qua bùng binh. Chú ý, khi lái xe để chuyển hướng qua bùng binh tài xế cần xi-nhan hai lần. 

Học lái xe lên xuống dốc

Lái xe lên dốc có thể là một thách thức, đặc biệt nếu bạn đang lái xe số sàn. Nắm vững nguyên tắc lái xe lên xuống dốc để đảm bảo an toàn giao thông.

Video liên quan

Chủ Đề