Hướng dẫn gia nhập trường phong tiêu cục

https://stp.binhdinh.gov.vn/hoat-dong-chi-dao-dieu-hanh/huong-dan-quy-trinh-bo-nhiem-truong-phong-pho-truong-phong-thuoc-so-3015.html /themes/egov/images/no_image.gif

Trang Thông tin điện tử Sở Tư pháp Bình Định https://stp.binhdinh.gov.vn/assets/images/logo.png

1. Xin chủ trương bổ nhiệm: Căn cứ nhu cầu công tác, Thủ trưởng Sở chỉ đạo cơ quan tham mưu tổ chức trình xin chủ trương, số lượng, nguồn nhân sự và dự kiến phân công công tác đối với nhân sự được bổ nhiệm. Tập thể Lãnh đạo Sở xem xét, quyết định về chủ trương bổ nhiệm (bằng văn bản) chậm nhất sau 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị. Chậm nhất sau 15 ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm của Lãnh đạo Sở, phòng phải tiến hành quy trình lựa chọn nhân sự theo quy định. 2. Quy trình bổ nhiệm: Đối với nguồn nhân sự tại chỗ, sau khi có chủ trương của Lãnh đạo Sở, cơ quan tham mưu tổ chức của Sở phối hợp với phòng nơi dự kiến bổ nhiệm nhân sự thực hiện các bước sau: Bước 1: Hội nghị tập thể lãnh đạo phòng (lần 1). Thành phần bao gồm tập thể lãnh đạo phòng; trường hợp lãnh đạo phòng chỉ có 01 người thì thành phần gồm lãnh đạo phòng, Bí thư, Phó Bí thư chi bộ. Nội dung: Trên cơ sở chủ trương, yêu cầu nhiệm vụ của phòng và nguồn nhân sự trong quy hoạch, hội nghị thảo luận và đề xuất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự. Kết quả thảo luận và đề xuất, giới thiệu được ghi thành biên bản. Bước 2: Hội nghị toàn thể công chức. Thành phần bao gồm toàn thể công chức và lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ (nếu có). Hội nghị phải có tối thiểu 2/3 số người được triệu tập có mặt. Nội dung: Hội nghị thảo luận và thống nhất về cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình giới thiệu nhân sự và tiến hành giới thiệu nhân sự lãnh đạo phòng bằng phiếu kín. Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên giới thiệu 01 người cho 01 chức vụ; người nào có số phiếu cao nhất, đạt tỉ lệ trên 50% tính trên tổng số người được triệu tập giới thiệu thì được lựa chọn. Trường hợp không có người nào đạt trên 50% thì chọn 02 người có số phiếu giới thiệu cao nhất từ trên xuống để giới thiệu ở các bước tiếp theo. Phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của Sở. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản, không công bố tại hội nghị này. Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đạo phòng (lần 2). Thành phần thực hiện như Bước 1 Hội nghị tập thể lãnh đạo phòng (lần 1). Nội dung: Tập thể lãnh đạo phòng căn cứ vào cơ cấu, tiêu chuẩn, điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ và khả năng đáp ứng của công chức; trên cơ sở kết quả giới thiệu nhân sự ở Bước 2, tiến hành thảo luận và giới thiệu nhân sự bằng phiếu kín. Nguyên tắc giới thiệu và lựa chọn: Mỗi thành viên lãnh đạo giới thiệu 01 người cho 01 chức vụ trong số nhân sự được giới thiệu ở Bước 2 (hoặc có thể giới thiệu người khác có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định). Người nào đạt số phiếu cao nhất, đạt tỉ lệ trên 50% tính trên tổng số thành viên tập thể lãnh đạo phòng giới thiệu thì được lựa chọn đề nghị bổ nhiệm. Trường hợp có 02 người có số phiếu ngang nhau (đạt tỉ lệ 50%) thì lựa chọn nhân sự do Trưởng phòng giới thiệu để đề nghị bổ nhiệm; đồng thời báo cáo đầy đủ các ý kiến khác nhau để Lãnh đạo Sở xem xét, quyết định. Trường hợp nếu kết quả giới thiệu của tập thể lãnh đạo phòng khác với kết quả giới thiệu nhân sự tại Bước 2 thì phải báo cáo, giải trình rõ với Lãnh đạo Sở xem xét. Phiếu giới thiệu nhân sự bổ nhiệm do Ban tổ chức hội nghị phát hành, có đóng dấu treo của Sở. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản và công bố tại hội nghị này. Bước 4: Lấy ý kiến tham gia của Đảng ủy cơ sở cơ quan hoặc Chi ủy cơ sở cơ quan. Thành phần bao gồm tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ cơ sở cơ quan hoặc Ban Chấp hành chi bộ cơ sở cơ quan. Nội dung: Thảo luận, phân tích kết quả lấy phiếu ở Bước 2, Bước 3; ý kiến tham gia của Đảng ủy hoặc Chi ủy; xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có). Ra văn bản thông báo kết luận của Đảng ủy hoặc Chi ủy về nhân sự được giới thiệu bổ nhiệm. Bước 5: Hội nghị tập thể Lãnh đạo Sở. Thành phần bao gồm Giám đốc, các Phó Giám đốc Sở. Nội dung: Phân tích kết quả lấy phiếu ở các bước; tập thể Lãnh đạo Sở thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nguyên tắc lựa chọn: Người đạt số phiếu cao nhất, đạt tỉ lệ trên 50% tính trên tổng số thành viên tập thể Lãnh đạo Sở đồng ý thì được lựa chọn đề nghị bổ nhiệm. Trường hợp có 02 người có số phiếu ngang nhau (đạt tỉ lệ 50%) thì Giám đốc Sở quyết định lựa chọn nhân sự để ra Quyết định bổ nhiệm. Kết quả kiểm phiếu được ghi thành biên bản và công bố tại Hội nghị. Giám đốc Sở ra Quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền. Đối với nguồn nhân sự nơi khác: Bước 1: Sau khi có chủ trương của Lãnh đạo Sở, cơ quan tham mưu tổ chức phối hợp với phòng thực hiện các công việc sau: Thông báo chủ trương và trao đổi lãnh đạo phòng, cấp ủy đảng hoặc chi bộ nơi tiếp nhận công chức về để bổ nhiệm; Gặp nhân sự được đề nghị bổ nhiệm để trao đổi ý kiến về yêu cầu nhiệm vụ công tác; Thông báo chủ trương và trao đổi ý kiến với tập thể lãnh đạo, cấp ủy đảng hoặc chi bộ nơi người được đề nghị bổ nhiệm đang công tác về chủ trương điều động; lấy nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo, chi ủy hoặc chi bộ cùng cấp đối với nhân sự; nghiên cứu hồ sơ, xác minh lý lịch. Bước 2: Lấy ý kiến tham gia của Đảng ủy cơ sở cơ quan hoặc Chi ủy cơ sở cơ quan. Thành phần bao gồm tập thể Ban Chấp hành Đảng bộ cơ sở cơ quan hoặc Ban Chấp hành chi bộ cơ sở cơ quan. Nội dung: Thảo luận, phân tích, ý kiến tham gia của Đảng ủy hoặc Chi ủy; xác minh, kết luận những vấn đề mới nảy sinh (nếu có). Ra văn bản thông báo kết luận của Đảng ủy hoặc Chi ủy về nhân sự được giới thiệu bổ nhiệm. Bước 3: Hội nghị tập thể Lãnh đạo Sở. Thành phần bao gồm Giám đốc, các Phó Giám đốc Sở. Nội dung: Tập thể Lãnh đạo Sở thảo luận, nhận xét, đánh giá và biểu quyết nhân sự bằng phiếu kín. Nhân sự được bổ nhiệm phải đạt tỉ lệ trên 50% tính trên tổng số thành viên tập thể Lãnh đạo Sở đồng ý. Trường hợp nhân sự đạt tỉ lệ 50% thì do Giám đốc Sở quyết định. Giám đốc Sở ra Quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền./.