Học khóa trồng rau hữu cơ bao nhiêu tiền năm 2024

Vốn là một trong những hộ nông dân có hoàn cảnh khó khăn ở xã Đan Phượng, năm 2004, để tìm đường thoát nghèo, hai vợ chồng bà Đặng Thị Cuối đã lựa chọn con đường đi xuất khẩu lao động. Sang Đài Loan (Trung Quốc), bà Cuối làm công nhân ở những trang trại rau sạch. Được tiếp cận với nền nông nghiệp hiện đại, bà đã chủ động học tập, tích cóp kinh nghiệm trồng rau.

Năm 2017, vợ chồng bà Cuối, ông Quý đã hoàn thành khóa tự học nghề trồng rau sạch trở về nước. Với số vốn ban đầu khoảng 500 triệu đồng, vợ chồng bà đầu tư xây dựng một khu nhà màng, nhà lưới trên diện tích 1.360m2 của gia đình.

Sau hơn bốn tháng, lứa rau đầu tiên xanh tốt được thu hoạch, bà Cuối rất mừng. Tuy vậy, khi mang ra chợ bán, không ai dám mua vì thấy rau quá đẹp, sợ bị phun thuốc kích thích. Vợ chồng bà Cuối đã mang rau đi tặng cho mọi người. Nhiều người ăn thử thấy rau ngon thì tìm đến tận vườn để mua. Họ được tận mắt chứng kiến công trình rau sạch mà vợ chồng bà Cuối đầu tư cho nên tin vào chất lượng của sản phẩm. Những lứa rau sau của vợ chồng bà Cuối trồng không đủ bán.

Năm 2018, vợ chồng bà Cuối thuê thêm đất trên địa bàn xã Đan Phượng để mở rộng diện tích canh tác, đầu tư xây dựng hơn 20 khu nhà màng, nhà lưới cùng hệ thống tưới nước tự động; đồng thời thành lập Hợp tác xã Rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý. Đến nay, trang trại của gia đình bà đã phát triển với tổng diện tích 46.292m2, sản xuất rau trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên, an toàn và áp dụng công nghệ sản xuất hữu cơ.

Hiện tại, hầu hết sản phẩm của Hợp tác xã Rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý được các đơn vị đặt hàng ngay từ vườn với giá ổn định. Mỗi ngày Hợp tác xã cung cấp từ hai đến bốn tấn rau xanh các loại cho 16 trường mẫu giáo trong huyện và chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch, thu về từ 50 đến 100 triệu đồng. Trung bình sản lượng hằng năm đạt từ 50-80 tấn rau quả các loại, cho doanh thu đạt từ 800 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/năm.

Nhiều sản phẩm của Hợp tác xã đã được thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP. Với việc phát triển mô hình trang trại rau sạch hữu cơ, vợ chồng bà Cuối không chỉ tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình, mà còn tạo việc làm cho 25 lao động thường xuyên, thu nhập ổn định từ 6-7 triệu đồng/người/tháng và 40-60 lao động thời vụ có thu nhập từ 4-4,5 triệu đồng/người/tháng.

Bà Cuối còn chuyển giao kỹ thuật, truyền đạt kinh nghiệm trồng rau sạch cho nhiều hộ nông dân trong và ngoài địa bàn. Bà chia sẻ: “Nhờ rau hữu cơ tôi có cơ hội giúp được nhiều bà con nghèo làm ăn ổn định. Mỗi một đối tượng, tôi đều tư vấn cho họ một hướng làm phù hợp. Người không có điều kiện đầu tư thì tôi tư vấn các cây trồng truyền thống; người có vốn, có dự án thì tôi giúp họ xây dựng mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Tôi thấy cuộc sống thật sự ý nghĩa khi được giúp ích cho cộng đồng…”.

Chia sẻ về dự định trong thời gian tới, bà Cuối mong rằng sẽ có thêm nhiều cơ hội để được truyền lửa đam mê với nông nghiệp với các thế hệ trẻ hôm nay. “Nếu tìm được quỹ đất lâu năm, tôi ấp ủ xây dựng mô hình nông nghiệp trải nghiệm cho học sinh, mô hình trải nghiệm nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp trải nghiệm truyền thống. Ở đó, các bạn trẻ được tự tay đắp be bờ ruộng, được tát nước bằng gàu dây, được gặt lúa, cấy lúa… để các bạn trẻ hiểu được nền nông nghiệp giàu truyền thống và phát triển đáng tự hào của Việt Nam”, bà Cuối nói thêm. Với những thành tích nêu trên, bà Cuối vinh dự là một trong 10 cá nhân tiêu biểu được thành phố Hà Nội tặng danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú năm 2022.

Buổi lễ đã diễn ra trong không khí trang trọng và phấn khởi với những kết quả tích cực mà khóa học đã mang lại cho người nông dân. Tham dự buổi lễ có đại diện của Huyện Ủy Văn Giang, Hội nông dân huyện Văn Giang, đại diện nhà tài trợ Ecopark, Lãnh đạo xã Xuân Quan cùng đông đảo các học viên đã tham gia khóa học.

Ngày 15/1/2013 vừa qua, tại xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, đã diễn ra lễ bế giảng lớp học nâng cao kỹ thuật trồng hoa và rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP. Đây là khóa đào tạo đầu tiên trong chuỗi các khóa đào tạo chuyển đổi nghề mà Chủ đầu tư Ecopark đã tài trợ cho xã Xuân Quan.

Học khóa trồng rau hữu cơ bao nhiêu tiền năm 2024

Đông đảo bà con nông dân vui mừng tham gia tổng kết khóa học dạy nghề trồng hoa

Tại buổi lễ, đồng chí Lê Qúy Đôn - Phó Chủ tịch UBND xã đã tổng kết khóa học đầu tiên, điểm qua các kết quả đạt được đồng thời gửi lời cảm ơn đến các giảng viên khoa Nông học- Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Chủ đầu tư dự án Ecopark đã tài trợ toàn bộ kinh phí và luôn sát cánh hỗ trợ trong suốt khóa học. Theo đó, khóa học này đã thu hút được sự tham gia của 171 học viên là những bà con nhân dân trong xã. Đây là một kết quả khả quan, đáng ghi nhận đánh giá sự cố gắng, tinh thần quyết tâm của bà con nhân dân.

Bà Trần Thị Minh Hằng - Tiến sĩ, Phó Trưởng khoa Nông học trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội vui mừng trao chứng chỉ cho các học viên hoàn thành khóa học và biểu dương tinh thần , thái độ học tập tích cực của các học viên. Bà phấn khởi cho biết: ” Đây là lớp học đông học viên nhất mà khoa đã từng giảng dạy. Bà con nông dân Xuân Quan đã cho thấy một tinh thần cầu tiến, một thái độ học tập hăng say hiếm thấy. Lớp học luôn đảm bảo sĩ số 100%, giờ học sôi nổi với sự tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến của cả lớp khiến các giảng viên chúng tôi ngạc nhiên và càng thêm nhiệt tình giảng dạy.”

Đại diện cho các học viên, ông Phan Ngọc Oanh – một trong những nông dân Xuân Quan làm giàu bằng nghề trồng hoa, chia sẻ: ” Tôi đã được tham dự khá nhiều khóa học dạy nghề trồng hoa và thật sự vui mừng khi lần đầu tiên bà con nông dân Xuân Quan được tham dự một lớp học bổ ích như thế này. Với kinh nghiệm của một người trồng hoa lâu năm, tôi khẳng định rằng đây là một nghề có thể giúp nông dân nâng cao giá trị kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Tôi hi vọng, bên cạnh ”Câu lạc bộ 100 triệu” của những người trồng hoa chúng tôi, nay sẽ có thêm “Câu lạc bộ 1 tỷ” với việc tất cả bà con được đào tạo bài bản, nghiêm túc, quyết tâm đi lên bằng nghề”.

Khóa học dạy nghề trồng hoa, rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap là một trong các khóa học hỗ trợ chuyển đổi tay nghề cho nông dân các xã vùng dự án, do Công ty CP Đầu tư và Phát triển đô thị Việt Hưng – chủ đầu tư dự án Ecopark tài trợ. Các khóa học trong đợt đào tạo đầu tiên bao gồm những nội dung chính: Kỹ thuật chuyên trồng hoa các loại và sản xuất rau sạch; Kỹ thuật chuyên chăn nuôi các loại gia súc gia cầm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn; Kỹ thuật may công nghiệp các loại (may gia công). Tất cả các giáo viên tham gia giảng dạy từ lý thuyết đến thực hành đều là những giảng viên có kinh nghiệm và uy tín của Đại học Nông nghiệp I Hà Nội. Sau khi hoàn thành các khóa học, thời gian 3 tháng/khóa, học viên sẽ được cấp chứng nhận của ĐH Nông nghiệp Hà Nội.