Học an toàn thông tin ở đâu

Với sự phát triển của Điện toán đám mây và Thương mại điện tử, ngày nay việc đảm bảo an toàn thông tin được coi là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, và sẽ trở thành ngành có nhu cầu nhân lực rất lớn trong tương lai. Việc đảm bảo an toàn thông tin lúc này không chỉ là việc bảo vệ hệ thống khỏi những tấn công của hacker, mà còn là đảm bảo các gói tin chạy an toàn, không mất mát khi truyền dữ liệu.

Với lợi thế nằm trong một tập đoàn dẫn đầu về công nghệ, Đại học FPT luôn được tiếp cận và cập nhật liên tục những xu hướng công nghệ mới nhất, những tri thức CNTT hiện đại của thế giới. Đây chính là một trong những điểm mạnh khiến sinh viên tốt nghiệp từ Đại học FPT chiếm ưu thế trên thị trường nhân lực chất lượng cao ngành CNTT hiện nay. Chương trình đào tạo được thiết kế theo các chuẩn quốc tế cao nhất về quy trình chất lượng như chuẩn  ABET [Accreditation Board for Engineering and Technology], chuẩn ACM [Association for Computing Machinery], và cập nhật các công nghệ mới nhất của các tập đoàn CNTT hàng đầu thế giới như Microsoft, IBM, Oracle, Sun Microsystems,…

Từ nền tảng của ngành CNTT, sinh viên được học tập về phần cứng, phần mềm, mạng, nguyên tắc tổ chức thông tin, chính sách và pháp luật của nhà nước cũng như yếu tố con người trong việc đảm bảo an toàn thông tin.

Địa điểm học: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ

Triển vọng nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành An toàn thông tin có thể làm việc ở các vị trí sau:

  • Chuyên viên quản trị an ninh mạng, cơ sở dữ liệu
  • Chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin đảm bảo an toàn
  • Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống
  • Chuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin
  • Chuyên gia lập trình và phát triển ứng dụng đảm bảo an toàn thông tin

Chương trình đào tạo

Học Kỳ Học Phần Kỹ năng đạt được 
Nền tảng
  • Tuần lễ định hướng
  • Tháng rèn luyện tập trung
  • Vovinam
  • 01-06 Level tiếng Anh [Dựa vào năng lực tiếng Anh đầu vào]
  • Học kỳ tiếng Anh tại nước ngoài
  • Sinh viên có phương pháp học Đại học hiệu quả như: tự học, làm việc nhóm, quản lý thời gian, tối ưu hoá năng lực não bộ cải thiện kết quả học tập.
  • Sinh viên đạt trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 6.0 hoặc TOEFL iBT 80.
  • Sinh viên tự tin đọc hiểu giáo trình, học tập hoàn toàn bằng tiếng Anh, giao tiếp thông thạo với giảng viên và sinh viên quốc tế.
  • Sinh viên có tinh thần rèn luyện thể chất, phát triển cá nhân toàn diện.
Học kỳ 1
  • Toán cho ngành kỹ thuật
  • Tổ chức và kiến trúc máy tính
  • Cơ sở lập trình 1 [C]
  • Võ vovinam
  • Ứng dụng Toán trong ngành công nghệ thông tin.
  • Đạt được kiến thức nền tảng về kiến trúc và cấu trúc máy tính.
  • Sinh viên có kiến thức và kỹ năng lập trình cơ bản.
  • Sinh viên có tinh thần rèn luyện thể chất
Học kỳ 2
  • Kỹ năng làm việc nhóm
  • Lập trình hướng đối tượng 1 [Java]
  • Các hệ cơ sở dữ liệu
  • Toán rời rạc
  • Cơ sở lập trình 2 [C]
  • Võ Vovinam
  • Sinh viên có tinh thần trách nhiệm nhóm và cùng nhau phát triển.
  • Sinh viên có kỹ năng bước đầu về lập trình hướng đối tượng với Java.
  • Sinh viên cũng được trang bị về kiến thức và kỹ năng với các hệ cơ sở dữ liệu và toán rời rạc.
  • Sinh viên được trang bị kiến thức nâng cao với cơ sở lập trình 2.
  • Sinh viên có tinh thần rèn luyện thể chất
Học kỳ 3
  • Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
  • Lập trình hướng đối tượng với Java
  • Lập trình Java – ứng dụng desktop
  • Mạng máy tính
  • Tổng quan về đảm bảo thông tin
  • Sinh viên hiểu rõ tổng quan về an toàn thông tin, hệ thống máy tính và mạng máy tính.
  • Sinh viên có kỹ năng bước đầu về xây dựng hệ thống mạng.
  • Sinh viên cũng được trang bị về kiến thức cấu trúc dữ liệu và giải thuật.
  • Sinh viên có thể tự lập trình được các ứng dụng desktop với Java.
Học kỳ 4
  • Luật An ninh mạng và đạo đức trong lĩnh vực Công nghệ thông tin.
  • Quản trị rủi ro trong hệ thống thông tin [Phân tích lỗ hổng và rủi ro].
  • Kỹ năng giao tiếp.
  • Phát triển ứng dụng Web 1 [Java].
  • Hệ thống nguồn mở và quản trị mạng.
  • Sinh viên hiểu rõ kiến thức về luật và đạo đức trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin.
  • Sinh viên được trang bị về kiến thức và kỹ năng quản trị rủi ro trong hệ thống thông tin.
  • Sinh viên được trang bị kỹ năng giao tiếp hiệu quả trong định hướng nghề nghiệp tương lai.
  • Sinh viên có khả năng lập trình và phát triển ứng dụng Web với Java.
  • Sinh viên cũng được trang bị kiến thức và kỹ năng quản trị hệ thống với mã nguồn mở.
Học kỳ 5
  • Xác suất và thống kê
  • Phân tích mã độc và Kỹ thuật dịch ngược
  • Hỗ trợ và khắc phục hệ thống
  • An ninh Web [DVWA]
  • Thực hành Java Web [Phát triển ứng dụng Java web 2].
  • Sinh viên có khả năng ứng dụng các bài toán xác suất thống kê để phân hoạch và tối ưu cho khai phá dữ liệu.
  • Sinh viên có kỹ năng dịch ngược ứng dụng và phân tích mã độc.
  • Sinh viên cũng được trang bị về kiến thức và kỹ năng hỗ trợ và khắc phục hệ thống với các ứng dụng chạy trên nền tảng Microsoft Windows Server.
  • Sinh viên có khả năng lập trình và phát triển ứng dụng Web cho doanh nghiệp.
Học kỳ 6
  • Thực tập thực tế tại doanh nghiệp [OJT – On the Job Training]
  • Khởi sự doanh nghiệp
  • Sinh viên cọ xát, tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn
  • Sinh viên được trang bị về kiến thức nền tảng khởi nghiệp. Sinh viên có thể tự định hướng nghề nghiệp cho tương lai hoặc tự khởi nghiệp.
Học kỳ 7
  • Điều tra số
  • Nhập môn mật mã ứng dụng
  • An ninh cơ sở dữ liệu.
  • Phát triển chính sách An toàn thông tin
  • Mạng căn bản cho ngành An toàn thông tin [Kết nối mạng]
  • Sinh viên được trang bị kiến thức về điều tra số.
  • Sinh viên hiểu được cơ bạn về mật mã ứng dụng trong an toàn thông tin.
  • Sinh viên có kỹ năng trong việc bảo mật cơ sở dữ liệu.
  • Sinh viên có thể phát triển được chính sách an toàn thông tin cho doanh nghiệp.
  • Sinh viên có thể triển khai và xây dựng hệ thống mạng đúng tiêu chuẩn an toàn thông tin cho doanh nghiệp.
Học kỳ 8
  • Quản trị dự án an toàn thông tin
  • Thâm nhập và Phòng thủ
  • Điều tra mạng
  • Lựa chọn Phân tích dữ liệu
  • Sinh viên được trang bị kiến thức quản trị dự án an toàn thông tin trong môi trường doanh nghiệp thực tế.
  • Sinh viên được thực nghiệm những kỹ thuật tấn công và phòng thủ trong không gian hệ thống mạng.
  • Sinh viên có kỹ năng thu thập thông tin và điều tra trong hệ thống mạng.
  • Sinh viên có kỹ năng phân loại, lựa chọn và phân tích dữ liệu ứng dụng trong xác định sự bất thường trong hệ thống mạng.
Học kỳ 9
  • Ứng phó sự cố
  • Khoá luận tốt nghiệp
  • Sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng ứng phó sự cố.
  • Sinh viên hoàn thành khoá luận tốt nghiệp với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực an toàn thông tin.
  • Sinh viên có kỹ năng làm báo cáo khoa học và trình bày trước hội đồng khoa học nhà trường.
  • Từ những kinh nghiệm tích luỹ xuyên suốt quá trình đào tạo, sinh viên sẵn sàng làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Kinh nghiệm tích lũy sau chương trình

Chương trình học được thiết kế để sinh viên phát huy tư duy toán học và tư duy hệ thống, được cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng về ICT, giải mã, xây dựng các thuật toán, phần mềm và thực hành phòng thủ hoặc tấn công của tin tặc [hacker] trong môi trường số, đảm bảo hệ thống ICT hoạt động đúng chức năng, thông tin được lưu trữ, truyền tải an toàn. Sinh viên ngành An toàn thông tin được trang bị các kiến thức cơ bản của nhóm ngành máy tính và CNTT, cũng như những kiến thức cốt lõi, chuyên sâu về an toàn thông tin.

Sinh viên có khả năng đánh giá những rủi ro đối với sự an toàn của thông tin thuộc quyền sở hữu của một tổ chức và đưa ra các giải pháp phòng chống và khắc phục; cũng như hiểu được các yếu tố về con người, tổ chức, kỹ thuật và chính sách liên quan đến an toàn thông tin. Sinh viên đồng thời được cung cấp một nền tảng vững chắc về ngoại ngữ, khoa học, văn hóa, xã hội, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập, công việc và cuộc sống.

Hiện nay, sự phát triển của thương mại điện tử, thanh toán trực tuyến,... đang làm gia tăng việc mất an toàn thông tin với hàng ngàn cuộc tấn công mạng Internet chiếm dụng thông tin người dùng diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên thế giới. Đây chính là thách thức cũng như cơ hội để An toàn thông tin khẳng định vị thế hàng đầu của mình trong thời đại công nghệ số. Vậy ngành An toàn thông tin học gì, ra trường làm gì?

Ngành An toàn thông tin là gì?

Trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, việc cung cấp thông tin là yêu cầu đầu tiên để người dùng có thể tham gia mạng xã hội hay sử dụng các dịch vụ trực tuyến như mua sắm hàng hóa, di chuyển, thanh toán, điện toán đám mây [Cloud]... Đây là nguồn dữ liệu “quý giá” giúp các doanh nghiệp tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích nhu cầu, thị hiếu của khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều lỗ hổng trong việc bảo mật thông tin. Theo thống kê của Bkav, số lượng máy tính bị mất dữ liệu trong năm 2019 lên tới 1,8 triệu lượt, tăng 12% so với năm 2018. Nghiêm trọng hơn, trong số này có rất nhiều máy chủ [server] chứa dữ liệu của các cơ quan, gây thiệt hại lớn và đình trệ hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp.

Không những vậy, theo dự báo của Microsoft, với hơn 75 tỷ thiết bị thông minh dự kiến được sử dụng trên toàn cầu vào năm 2020, các lỗ hổng như phần mềm cũ, thiết bị không bảo mật… có thể tiếp tay cho những hacker xâm nhập hệ thống dữ liệu. Đồng thời, sự phát triển của trí tuệ nhân tạo [AI] cũng sẽ trở thành công cụ của các tội phạm an ninh mạng để phát tán mã độc và tấn công các hệ thống thương mại điện tử, tài chính ngân hàng… nhằm đánh cắp thông tin người dùng. Vì vậy, mối đe dọa đến bảo mật thông tin lại càng lớn, đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực An toàn thông tin. An toàn thông tin là ngành đảm nhiệm vai trò bảo vệ hệ thống thông tin, dữ liệu tránh khỏi sự tấn công của các virus, mã độc, chống lại các hành động truy cập, sửa đổi, phát tán, phá hoại dữ liệu bất hợp pháp nhằm đảm bảo cho các hệ thống thông tin thực hiện đúng chức năng, phục vụ đúng đối tượng một cách chính xác và tin cậy.

Học ngành An toàn thông tin tại USTH có gì đặc biệt?

Chương trình cử nhân ngành An toàn thông tin được đào tạo trong 3 năm theo chuẩn giáo trình quốc tế. Sinh viên được học tập trong môi trường giảng dạy 100% bằng tiếng Anh bởi các giảng viên và chuyên gia giàu kinh nghiệm trong và ngoài nước. Điều này sẽ tạo lợi thế lớn cho sinh viên USTH so với các chương trình đào tạo truyền thống khác, đặc biệt là khả năng tự nghiên cứu khi hầu hết các tài liệu cập nhật nhất về ngành an toàn thông tin đều bằng tiếng Anh và rất ít trong số đó đã được dịch sang tiếng Việt.


Tại USTH, sinh viên được trang bị các kiến thức cơ sở về toán và khoa học máy tính như cơ sở dữ liệu, mạng máy tính, lập trình hướng đối tượng, phát triển các ứng dụng Web, kỹ thuật phần mềm…  Đến năm thứ 3, dựa trên yêu cầu chuyên môn của các nhà tuyển dụng, chương trình đào tạo theo 2 chuyên ngành chính là an toàn thông tin và an ninh mạng:
  • An toàn thông tin: đảm bảo chất lượng dữ liệu được lưu trữ trong các hệ thống, bao gồm mã hóa thông tin, trao đổi khóa mật, các cơ chế phản vệ chống lại tấn công phần mềm mã độc.
  • An ninh mạng: bảo vệ các tổ chức và cá nhân trước các cuộc tấn công mạng. Đối tượng nghiên cứu cụ thể là các dịch vụ mạng như Web, hệ thống điện toán đám mây [Cloud], hệ thống không dây, các phương pháp phát hiện và bảo vệ các dịch vụ mạng này khỏi các hành vi đột nhập và phá hoại dữ liệu bất hợp pháp.
Sinh viên USTH được học lý thuyết kết hợp với các giờ thực hành [chiếm 50% thời lượng chương trình đào tạo] tại hệ thống phòng thực hành máy tính hiện đại. Bên cạnh đó, sinh viên không chỉ có trình độ tiếng Anh thành thạo mà còn được trang bị các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, quản lý dự án… để có thể tự tin gia nhập thị trường lao động quốc tế.

Học ngành An toàn thông tin ra trường làm gì?

Với những kiến thức chuyên môn và kỹ năng được trang bị tại USTH, sinh viên tốt nghiệp chương trình cử nhân An toàn thông tin có đủ năng lực để lựa chọn những công việc hấp dẫn tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước như:

  • Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu, an ninh mạng [hệ thống];
  • Chuyên viên quản trị bảo mật mạng và hệ thống;
  • Chuyên viên tư vấn, phân tích, thiết kế hệ thống an toàn thông tin;
  • Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin, an ninh mạng;
  • Chuyên viên rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin;
  • Chuyên viên lập trình và phát triển phần mềm, ứng dụng nhằm đảm bảo an toàn thông tin;
  • Chuyên viên phát triển phần cứng và thiết bị an toàn thông tin;
Hiện nay, nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực an toàn thông tin là rất lớn. Do đó, ngành này có thu nhập khá cao so với mặt bằng chung của các vị trí công việc thuộc khối Công nghệ thông tin. Sau vài năm làm việc và tích lũy kinh nghiệm, mức lương của chuyên gia ngành An toàn thông tin có thể lên đến hàng ngàn USD khi làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Bên cạnh đó, sinh viên có thể lựa chọn học tiếp lên bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ tại các trường đại học, tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước để theo đuổi con đường nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực An toàn thông tin.
An toàn thông tin là ngành học phù hợp với các bạn học sinh yêu thích và có kiến thức tốt các môn Toán, Tin. USTH tuyển sinh ngành An toàn thông tin cùng 13 ngành khoa học – công nghệ triển vọng nhất do Chính phủ Việt Nam và Pháp lựa chọn. Trường tuyển sinh theo 2 hình thức: Tuyển sinh trực tiếp [Xét học bạ THPT và Phỏng vấn] và Tuyển sinh qua cổng thông tin của Bộ GD&ĐT. Ngoài ra, USTH có chính sách tuyển thẳng đối với thí sinh có điểm trung bình các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin từ 8.8 trở lên.
TIN LIÊN QUAN:

Cử nhân ngành An toàn thông tin


USTH phỏng vấn tuyển sinh đại học đợt 1 năm học 2020 – 2021 Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử học gì? Ra trường làm gì?

Thông Báo Tuyển Sinh hệ Đại học năm học 2020-2021 [Mã trường: KCN]


 

Video liên quan

Chủ Đề