Hạn tuổi phục vụ của hạ sĩ quan và binh sĩ ở ngạch dự bị đối với nam giới là bao nhiêu

Cụ thể, theo dự thảo luật, độ tuổi sĩ quan dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.

Độ tuổi quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên quy định như sau: Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị không quá 40 tuổi; hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 35 tuổi được sắp xếp vào đơn vị chiến đấu. Nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 45 tuổi; nữ quân nhân dự bị không quá 40 tuổi được sắp xếp vào đơn vị bảo đảm chiến đấu.

Cho ý kiến về nội dung này, đại biểu Phạm Văn Hòa [Đồng Tháp] đề nghị tuổi của nam quân nhân chuyên nghiệp dự bị, hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị không quá 40 và nữ không quá 35 được xếp vào đơn vị đảm bảo chiến đấu giống như đơn vị chiến đấu. Lí do là các đối tượng này nguồn còn rất nhiều, trẻ, khỏe, trong thời bình luật quy định 45 tuổi đối với nam, nữ 40 là quá cao sẽ ảnh hưởng đến việc huy động huấn luyện không đầy đủ.

Trong khi đó, đại biểuTrần Văn Mão [Nghệ An] chỉ rõ, độ tuổi quân nhân chuẩn bị sắp xếp vào các đơn vị dự bị động viên trong thời bình được quy định tại dự luật: "Đối với nam hạ sĩ quan binh sĩ dự bị không được quá 35 tuổi" là chưa phù hợp với quy định tại Điều 25 của Luật Nghĩa vụ quân sự.

Đại biểu nhắc lại, Luật này quy định độ tuổi của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đối với công dân nam là 45 tuổi, công dân nữ là 40 tuổi. Mặt khác, trên thực tế hiện nay quân nhân dự bị thường đi làm ăn rất xa, khó khăn trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý đơn vị dự bị động viên và kêu gọi huấn luyện diễn tập, báo động, kiểm tra hàng năm nếu 35 tuổi không được sắp xếp vào các đơn vị này thì rất khó khăn cho địa phương.

“Thực tế, qua khảo sát, nắm tình hình và báo cáo của các địa phương trên địa bàn tỉnh, đơn vị chỉ có khoảng 50% đến 60% quân nhân dự bị được sắp xếp, bổ nhiệm vào các đơn vị có mặt trên địa bàn. Do vậy, tôi đề nghị Quốc hội nên xem xét điều chỉnh độ tuổi quân nhân chuẩn bị sắp xếp vào các đơn vị dự bị động viên trong thời bình bảo đảm thống nhất với các văn bản pháp luật khác và sát với tình hình thực tế của địa phương” - đại biểu nêu quan điểm.

Không đồng tình với đại biểu Mão, đại biểu Hồ Văn Thái [Kiên Giang] khẳng định quy định như dự thảo luật là phù hợp. Đại biểu lí giải: Hiện nay, dân số của chúng ta gần 100 triệu người, theo đó quân nhân dự bị đăng ký vào ngạch dự bị động viên rất dồi dào. “Xuất phát từ thực tiễn nguồn quân nhân dự bị hiện có và yêu cầu xây dựng quân đội theo hướng tinh, gọn, mạnh, đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống, dự thảo luật quy định độ tuổi sắp xếp quân nhân dự bị vào đơn vị dự bị động viên trong thời bình như trên là phù hợp” - đại biểu khẳng định.

Tuy nhiên, vị đại biểu này cũng đề nghị quá trình tổ chức thực hiện cần tuyển và sắp biên chế quân nhân dự bị vào đơn vị dự bị động viên thật sự đảm bảo chất lượng, theo hướng ưu tiên tuyển chọn từ cao trở xuống.

Cho ý kiến về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Mai Bộ [An Giang] đánh giá, số quân nhân dự bị sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên chiếm tỷ lệ không cao so với tổng số quân nhân dự bị. “Chúng ta ưu tiên sắp xếp ở độ tuổi còn trẻ hơn, nếu chúng ta kéo dài cho đến bằng với các tuổi mà của các Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Sĩ quan, Luật Quân nhân chuyên nghiệp thì sẽ dẫn tới một điều rất mất công bằng đối với các cháu 18 tuổi đi bộ đội, sau đó lại phải đeo đẳng nghĩa vụ này cho đến 45 tuổi, 50 tuổi. Chúng tôi thấy rằng để tầm 35 tuổi, 40 tuổi là các bạn đó thoát ra khỏi vòng quay này để chúng ta nạp đội ngũ mới vào thì đấy cũng là một lẽ công bằng” - đại biểu phát biểu.

Ngay sau đó, giải trình tiếp thu các ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Võ Trọng Việt đề nghị cho giữ như tuổi trong dự thảo luật. Bởi lẽ, Bộ Quốc phòng có đánh giá, tổng kết, tuổi đó là vừa phải, phù hợp, trong khi nguồn dự bị động viên rất lớn nhưng đăng ký để đưa vào thực thi hiện lực lượng dự bị động viên ít./.

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ [phục vụ trong các lực lượng thường trực của Quân đội Nhân dân] và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân [đây là hình thức phục vụ quân sự ngoài biên chế của lực lượng thường trực].

Hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ là công dân đang phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển. Vậy hạng của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được quy định như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Điều 24, Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về hạng của hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị như sau: 

Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị được chia thành hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một và binh sĩ dự bị hạng hai, trong đó: 

a. Hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một

+ Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ đã phục vụ tại ngũ đủ 06 tháng trở lên;

Đây là những công dân công dân phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển đủ 06 tháng trở lên nay đã xuất ngũ. 

+ Hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ đã qua chiến đấu;

Đây là những công dân công dân phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân và lực lượng Cảnh sát biển và đã từng trải qua việc chiến đấu 

+ Công dân nam thôi phục vụ trong Công an nhân dân, đã có thời gian phục vụ từ 12 tháng trở lên

+ Công dân nam là quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ;

Khoản 1, Điều 2, Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 quy định quân nhân chuyên nghiệp là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ phục vụ trong Quân đội nhân dân, được tuyển chọn, tuyển dụng theo chức danh và được phong quân hàm quân nhân chuyên nghiệp. Những đối tượng này đã thôi phục vụ tại các lực lượng thường trực của quân đội nhân dân thì được xếp vào nhóm hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một. 

+ Công dân nam là công nhân, viên chức quốc phòng được chuyển chế độ từ hạ sĩ quan, binh sĩ đã thôi việc;

Khoản 2, Điều 2, Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015, công nhân và viên chức quốc phòng là công dân Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, được tuyển chọn, tuyển dụng vào Quân đội nhân dân theo vị trí việc làm hoặc chức danh nghề nghiệp mà không thuộc diện được phong quân hàm sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp và hạ sĩ quan, binh sĩ.

+ Dân quân thường trực đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ hoặc Dân quân tự vệ tại chỗ, Dân quân tự vệ cơ động, Dân quân tự vệ biển, Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, trinh sát, thông tin, công binh, phòng hóa, y tế đã qua huấn luyện tập trung đủ 03 tháng trở lên, trong đó theo quy định tại Điều 2, Luật Dân quân tự vệ năm 2019 quy định: 

Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế [sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức] gọi là tự vệ.

Dân quân tự vệ tại chỗ là lực lượng làm nhiệm vụ ở thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu [sau đây gọi chung là thôn] và ở cơ quan, tổ chức.

Dân quân tự vệ cơ động là lực lượng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Dân quân tự vệ biển là lực lượng làm nhiệm vụ trên các hải đảo, vùng biển Việt Nam.

+ Công dân là binh sĩ dự bị hạng hai đã qua huấn luyện tập trung đủ 06 tháng trở lên;

+ Công dân hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên.

b. Binh sĩ dự bị hạng hai:

+ Công dân nam là binh sĩ xuất ngũ, đã phục vụ tại ngũ dưới 06 tháng;

+ Công nhân, viên chức quốc phòng không thuộc đối tượng ược chuyển chế độ từ hạ sĩ quan, binh sĩ đã thôi việc;

+ Công dân nam thôi phục vụ trong Công an nhân dân đã có thời gian phục vụ dưới 12 tháng;

+ Công dân nam hết độ tuổi gọi nhập ngũ chưa phục vụ tại ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; trong đó: 

Căn cứ tại Điều 30, Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015, độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

+ Công dân nữ từ đủ 18 tuổi trở lên đã đăng ký nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân quy định chi tiết tại Điều 3, Nghị định 14/2016/NĐ-CP. 

Điều 25, Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về độ tuổi phục vụ trong ngạch dự bị của hạ sĩ quan, binh sĩ đối với công dân nam là hết 45 tuổi, đối với công dân nữ là đến hết 40 tuổi. 

Cùng với đó, Điều 26, Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định tuổi phục vụ của hạ sinh quan, binh sĩ được chia thành 02 nhóm như sau: 

Hiện tuổi phục vụ của hạ sĩ quan và binh sĩ ở ngạch dự bị đối với nữ giới là bao nhiêu?

Như vậy, độ tuổi phục vụ của hạ sĩ quan dự bị là: - Công dân nam đến hết 45 tuổi; - Công dân nữ đến hết 40 tuổi.

Câu 14 Hạn tuổi phục vụ của hạ sĩ quan và binh sĩ ở ngạch dự bị đối với nam giới là bao nhiêu?

Hạn tuổi phục vụ của hạ sĩ quan và binh sĩ ở ngạch dự bị quy định như sau: Nam giới, đến hết 50 tuổi; Phụ nữ, đến hết 40 tuổi.

Sĩ quan dự bị đến bao nhiêu tuổi giải ngạch?

Thượng tá: 57; Đại tá: 60; Cấp tướng: 63. Theo đó, khi sĩ quan dự bị hết hạn tuổi như quy định trên tùy theo cấp bậc của sĩ quan hoặc không còn đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì giải ngạch sĩ quan dự bị.

Tuổi phục vụ trong ngạch dự bị đối với công dân nam từ đủ 18 tuổi đến hết bao nhiêu tuổi?

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi. ".

Chủ Đề