Hà tây ở đâu

Trang chủ|Tin mới|Hỏi đáp|Sơ đồ site|Hộp thưTIẾNG VIỆT|ENGLISH
TỔNG QUAN
Hệ thống các cơ quan làm công tác dân tộc

Quá trình hình thành và phát triển Uỷ ban Dân tộc Thủ trưởng các cơ quan làm công tác dân tộc qua các thời kỳ Chức năng nhiệm vụ Ủy ban Dân tộc Cơ cấu tổ chức Uỷ ban Dân tộc Danh bạ điện thoại Ủy ban Dân tộc Ban Dân tộc các tỉnh

Hoạt động của UBDT

Hoạt động của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Giàng Seo Phử Thông tin chỉ đạo, điều hành Lịch làm việc của lãnh đạo 65 năm Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác dân tộc Đại hội đại biểu toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ nhất Phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí Vì sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi Trình diễn trang phục truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam lần thứ I năm 2011

Văn kiện của Đảng về Chính sách dân tộc Bác Hồ với đồng bào DT Đại biểu Quốc hội là người DTTS các khóa

Khóa XI Khóa XII

Các Dân tộc Việt Nam

Đại gia đình các dân tộc Việt Nam Khái quát đời sống kinh tế - xã hội theo nhóm ngôn ngữ Một số thông tin cơ bản các tỉnh vùng dân tộc và miền núi Hình ảnh cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam Bức tranh văn hoá các dân tộc Việt Nam

Ấn phẩm về lĩnh vực công tác dân tộc

Các Báo và Tạp chí tham gia tuyên truyền cho công tác dân tộc Truyền hình tiếng dân tộc - VTV5 Hệ phát thanh tiếng dân tộc - VOV4 Truyền hình tiếng Khmer Các chương trình và dự án đã phê duyệt

Văn bản về lĩnh vực Công tác dân tộc
TIN MỚI
Dân tộc Online

Thời sự Bản tin ảnh Điểm báo

Tin Hoạt động

Hội nghị - Hội thảo Tin tức Tổng hợp

Chủ trương - Chính sách

Chủ trương - Chính sách Kết quả - Đánh giá

Thời sự - Chính trị

Trong nước Quốc tế

Nghiên cứu - Trao đổi Kinh tế - Xã hội

Kinh tế Xã hội Gương làm kinh tế giỏi

Y tế - Giáo dục

Y tế Giáo dục

Văn hoá - Thể thao

Văn hoá Thể thao Phong tục - Tập quán Ẩm thực

Công nghệ - Môi trường

Công nghệ Môi trường

Pháp luật Quốc tế
TÌM KIẾM

LIÊN KẾT

TỈNH HÀ TÂY
06/05/2009

I. MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN

1. Khái quát điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Tỉnh Hà Tây là tỉnh miền núi trung du, có toạ độ địa lý 20033' - 21018' vĩ độ Bắc, 105057' - 105059' kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 11 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.648 km2, chiếm 0,5% diện tích cả nước. Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn như đường quốc lộ 1A, 6, 32, Láng Hoà Lạc; đường sắt Bắc - Nam; sân bay Niếu Môn - Hoà Lạc do Bộ Quốc phòng quản lý. Hệ thống sông ngòi chính gồm có sông Hồng, sông Ðáy, sông Ðà.

Ðịa hình: Có địa hình đa dạng, có vùng đồi núi phía Tây và vùng đồng bằng ở phía Ðông, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Ðông Nam. Vùng đồi núi có 70.400 ha, chiếm 1/3 diện tích tự nhiên toàn tỉnh, còn lại là vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng. Vùng núi có độ cao tuyệt đối từ 300 m trở lên đến 1.282 m có diện tích là 1.700 ha; các vùng núi đá vôi tập trung ở phía Tây Nam có địa hình phức tạp với nhiều hang động. Ðiểm cao nhất cao 1.282m [đỉnh núi Ba Vì], điểm thấp nhất 1,7m so với mặt nước biển.

Khí hậu: Mang khí hậu nhiệt đới gió mùa; mưa, bão tập trung từ tháng 7 đến tháng 9; trong những ngày mưa lớn thường xảy ra lũ quét bất ngờ, có lưu lượng nước lớn, đặc biệt nguy hiểm với các khu vực ven suối. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.800 - 2.000 mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất là 290C, thấp nhất là 14oC. Hàng năm có 3 tháng nhiệt độ trung bình là tháng 8,9,10; tháng lạnh nhất là tháng 1.

2. Dân số - Dân tộc

Dân số - Dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Hà Tây có 2.386.770 người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động xã hội toàn tỉnh năm 2000 là 1.246.000 người, chiếm 51% dân số.

Trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có 2.360.516 người, chiếm 98,9%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Mường có 22.674 người, chiếm 0,95%; dân tộc Tày có 716 người, chiếm 0,03%; dân tộc Thái có 239 người, chiếm 0,01%; dân tộc Nùng có 239 người, chiếm 0,01% và các dân tộc khác có 2.386 người, chiếm 0,1%.

Trình độ dân trí: Tính đến năm 2002, toàn tỉnh đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 14 huyện, thị xã; Số học sinh phổ thông năm học 2001 - 2002 có trên 576.472 em; số giáo viên phổ thông toàn tỉnh 26.139 người; số thày thuốc có 3.756 người, bình quân y, bác sĩ trên 1 vạn dân là 3,68 người.

3. Tài nguyên thiên nhiên

3.1. Tài nguyên đất

Tỉnh Hà Tây có 164.800 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp là 123.399 ha, chiếm 56,3%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 16.690 ha, chiếm 7,62%; diện tích đất chuyên dùng là 39.489 ha, chiếm 18,02%; diện tích đất nhà ở là 12.600 ha, chiếm 5,75% và diện tích đất chưa sử dụng, sông suối đá là 27.000 ha, chiếm 12,32%.

Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 104.270 ha, chiếm 84,49%, riêng đất lúa có 89,4% gieo trồng 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là 3.491 ha, chiếm 2,82%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 5.260 ha, chiếm 4,26%.

Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 3.849 ha, đất có mặt nước chưa sử dụng là 3.024 ha.

3.2. Tài nguyên rừng

Ðến năm 2002, toàn tỉnh có 16.770 ha rừng, trong đó: Diện tích rừng tự nhiên là 3.922 ha, diện tích rừng trồng là 12.848 ha.

Các khu bảo tồn thiên nhiên như: Vườn Quốc gia Ba Vì, rừng tự nhiên Chùa Hương [huyện Mỹ Ðức].

3.3. Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả điều tra địa chất về khoáng sản, Hà Tây có một số khoáng sản chính sau: Ðá vôi [Mỹ Ðức, Chương Mỹ], đá granít ốp lát [Chương Mỹ], đất sét [Chương Mỹ], than bùn [Mỹ Ðức, Sơn Tây, Quốc Oai, Chương Mỹ], nước khoáng [Ba Vì, Quốc Oai], pyrit [Ba Vì], ngoài ra còn có các khoáng sản khác như vàng gốc và sa khoáng [Quốc Oai, Chương Mỹ], đồng [Ba Vì], đolômít [Quốc Oai], cao lanh [Sơn Tây].

3.4. Tài nguyên du lịch

Hà Tây có hơn 2000 di tích lịch sử và gần 400 di tích được nhà nước xếp hạng, trong đó có 12 di tích đặc biệt quan trọng. Cùng với hệ thống đình chùa, đền miếu và lễ hội hàng năm được tổ chức làm phong phú thêm đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân. Gắn với các di tích lịch sử phát triển của dân tộc qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Làng Việt cổ Ðường Lâm - Sơn Tây là làng cổ hiếm hoi của cả nước, cùng với 106 làng nghề truyền thống đa dạng khác, không chỉ là nơi sản xuất ra nhiều sản phẩm truyền thống dân tộc đa dạng, phong phú mà còn là nơi thu hút khách du lịch trong nước, ngoài nước đến tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, Hà Tây có vùng núi cao Ba Vì với huyền thoại Sơn tinh - Thuỷ tinh, nay là vườn Quốc gia Ba Vì, dưới chân núi có nhiều cảnh đẹp được xây dựng thành các điểm du lịch như Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Tiên, Thác Mơ, Suối Hai, Ðồng Mô... Dãy núi đá vôi trùng điệp phía Tây Nam tỉnh [Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Ðức] có nhiều hang độc đáo, kỳ thú, tiêu biểu là động Hương Tích tạo nên thắng cảnh Hương Sơn, một cảnh quan nổi tiếng trong và ngoài nước, hàng năm thu hút hàng vạn khách thập phương đến du lịch và trẩy hội.

4. Cơ sở hạ tầng có đến năm 2002

4.1. Mạng lưới giao thông bộ: Toàn tỉnh hiện có 4.503,4 km đường giao thông, trong đó: Ðường do Trung ương quản lý dài 216 km, chiếm 4,79%; đường do tỉnh quản lý dài 374 km, chiếm 8,3%; đường do huyện quản lý dài 755,1 km, chiếm 16,77% và đường do xã quản lý dài 3.158,3km, chiếm 86,74%.

Chất lượng đường bộ: Ðường cấp phối, đường đá dăm và đường đất chiếm 68,4%, đường nhựa chỉ chiếm 31,6%. Còn một xã chưa có đường ô tô đến trung tâm.

4.2. Mạng lưới bưu chính viễn thông: Số lượng bưu cục và dịch vụ toàn tỉnh là 217 đơn vị; tổng số máy điện thoại trên địa bàn 60.680 cái, bình quân có 2,6 máy/100 dân.

4.3. Mạng lưới điện quốc gia: Toàn tỉnh đã có mạng lưới điện quốc gia hoà mạng; 100% số xã có điện lưới quốc gia, 86% số hộ sử dụng điện.

4.4. Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Toàn tỉnh có 52,3% số người được sử dụng nước sạch.

5. Kinh tế - Xã hội năm 2002

Tốc độ tăng GDP là 8%/ năm.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2000 là 3.112.000 đồng.

Tóm tắt cơ cấu ngành trong GDP:

+ Công nghiệp - XDCB: 30,78%.

+ Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 40%.

+ Thương mại - dịch vụ: 29,22%.

Các sản phẩm chủ yếu: Gồm có lúa, sắn, ngô, mía, lạc..., vải, hàng thêu, xi măng...

II. MỘT SÓ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN CHINH SÁCH DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI

1. Kết quả phân định 3 khu vực

Huyện Ba Vì:

- Khu vực I [MN]: Xã Ba Trại, Tản Lĩnh.

- Khu vực II [MN]: Xã Vân Hoà, Yên Bài, Ba Vì, Minh Quang, Khánh Thượng.

Huyện Mỹ Ðức:

Khu vực II [MN]: Xã An Phú.

Huyện Quốc Oai:

Khu vực II [MN]: Xã Phú Mãn.

2. Một số vấn đề dân tộc và tôn giáo

Về dân tộc: Hà Tây có 9 xã miền núi thuộc 3 huyện Ba Vì, Mỹ Ðức và huyện Chương Mỹ. Tổng số dân tộc thiểu số tính đến hết năm 2002 là 2,9 vạn người, trong đó dân tộc Mường là 2,4 vạn người, chiếm 82,75%.

Trong những năm trở lại đây, được sự quan tâm của các cấp, các ngành trong tỉnh, đời sống của đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số ổn định và phát triển.

Về tôn giáo: Tỉnh Hà Tây có 4 loại tôn giáo chính là đạo Phật, đạo Công giáo, đạo Tin Lành và đạo Cao Ðài với trên 30 vạn tín đồ, chiếm 12,5% dân số. Trong đó tín đồ đạo Phật và đạo Thiên Chúa chiếm 99,7% tổng số tín đồ tôn giáo. Nhìn chung các hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường trong khuôn khổ pháp luật, không có vấn đề nổi cộm.

III. QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH DÀI HẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Tóm tắt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010

1.1. Quan điểm phát triển

Nắm bắt và tranh thủ những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, phấn đấu đạt mức bình quân chung của cả nước vào năm 2010.

Tận dụng những cơ hội để phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, phát triển kinh tế theo hướng "mở cửa và hướng ngoại", phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu so với năm 2000 vào năm 2005 gấp 1,5 đến 2 lần và năm 2010 gấp 3 - 4 lần.

Quản lý và tổ chức tốt nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh, phấn đấu từ năm 2005 trở đi cân bằng thu - chi ngân sách và có tích luỹ.

Từng bước nâng cao mức sống của các tầng lớp dân cư, phấn đấu vào năm 2010 cơ bản không còn hộ nghèo.

Từng bước phát triển văn hoá, y tế, giáo dục và các vấn đề xã hội khác theo tinh thần Nghị quyết TW 5, nhằm cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân, cụ thể: Xoá mù chữ, nâng cao giáo dục cấp I, thực hiện phổ cập giáo dục THCS, chú trọng công tác đào tạo nghề cho lực lượng lao động trẻ; Giải quyết cơ bản tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em, thực hiện tốt chế độ chăm sóc sức khoẻ ban đầu và công tác y tế cộng đồng, giảm tỷ lệ tăng dân số mỗi năm 0,1%, xây dựng nếp sống văn hoá mới trong cộng đồng dân cư.

1.2. Các mục tiêu cụ thể

- Dân số trung bình đến năm 2010 là 2.624.000 người. Trong đó, lao động trong độ tuổi là 1.523.000 người, chiếm 57,5% dân số toàn tỉnh.

- Giá trị GDP đến năm 2010 đạt 12.050 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP là: Nông - lâm nghiệp là 23%; công nghiệp - xây dựng cơ bản là 40%; thương mại - dịch vụ là 37%.

- Sản lượng lương thực quy thóc đến năm 2010 là 1.080 nghìn tấn, bình quân hơn 400 kg/người.

2. Tóm tắt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005

2.1. Mục tiêu phát triển

Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khắc phục những tồn tại trong nền kinh tế, tăng dần nhịp độ phát triển kinh tế, áp dụng khoa học kỹ thuật mới. Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, chú ý đến giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các giai đoạn phát triển tiếp theo.

2.2. Các mục tiêu cụ thể

- Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng trưởng với tốc độ 7 - 8% năm. Trong đó: Nông - lâm nghiệp là 35%, công nghiệp - xây dựng cơ bản là 35%; thương mại - dịch vụ là 30%.

- Kim ngạch xuất khẩu đạt 80 triệu USD.

- Tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt trên 1 triệu tấn, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4,5 - 5% năm.

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân trên 10% năm.

- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1 - 1,1%.

- Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em hàng năm 1%.

- 100% các trạm y tế xã, phường có bác sỹ.

- Phổ cập giáo dục PTCS đạt trên 90%.

[ Quay lại ]

THÔNG BÁO

Quyết định Ban hành Quy định công tác số hóa văn bản đi, đến của Ủy ban Dân tộc [Xem nội dung chi tiết tại đây]

Thông báo về việc quản lý hộp thư điện tử của Ủy ban Dân tộc nhằm đảm bảo an ninh, an toàn thông tin. Nội dung chi tiết xem tại đây

TÌM NHANH

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hội nghị tham vấn ý kiến các Bộ, ngành vào dự thảo văn kiện Chương trình 135 giai đoạn III

9 nhóm giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2013

Hà Giang: Năm 2012 có 6.748 hộ thoát nghèo

Ngành Công tác Dân tộc: Dấu ấn năm 2012

Thực trạng và một số giải pháp nhằm quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả ở Tây Nguyên

THÔNG TIN NỘI BỘ

DB điện thoại nội bộ
Danh sách cán bộ UB
Thư viện điện tử
CD 60 năm công tác DT
CEMA trên đĩa CDROM
CD đào tạo CNTT - CT135
CEMA trên UNDP
Năm quốc tế về miền núi

THÀNH VIÊN
Người online:
Khách:
Thành viên:
Tổng số: 0
Số người truy cập: 66,016,943

Cơ quan chủ quản : Uỷ ban Dân tộc. Giấy phép số : 455/GP-BC do Cục Báo chí - Bộ Văn hoá Thông tin cấp ngày 18/10/2004.
Bản quyền thuộc Ủy ban Dân tộc. Địa chỉ : Số 80, Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : 04.37333511.
Khi đăng ký tài khoản người dùng trên website này, bạn đồng ý rằng bạn đã chấp nhận Chính sách đảm bảo an toàn thông tin cá nhân.
Website xem tốt nhất ở trình duyệt IE 5 trở lên, màn hình có độ phân giải 800x600 & Flash Player 8.
Phát triển dựa trên mã nguồn của phpNuke. Execution time: 0.2 secs

Video liên quan

Chủ Đề