Thiên kiến kẻ tồn tại là gì

Có những kẻ thù tồn tại trong đầu chúng ta mà ta không hề hay biết. Nó âm thầm giết hại, hay dẫn chúng dắt các quyết định của ta theo một hướng hoàn toàn khác.

Cùng xem 20 loại thiên kiến trong nhận thức để loại bỏ các bạn nhé.

1.Thiên kiến mỏ neo

Mọi người thường phụ thuộc quá nhiều và thông tin ban đầu mà họ nghe được. Trong một cuộc thỏa thuận về tiền lương, bất kỳ ai nêu ra đề xuất nào cũng có thể hình thành một loạt các khả năng hợp lý trong đầu mỗi người.

2.Trải nghiệm có sẵn

Mọi người thường đánh giá cao tầm quan trọng của một thông tin sẵn có với họ. Chẳng hạn, một người có thể cho rằng hút thuốc không phải là hành vi không lành mạnh bởi họ từng biết một người hút 3 gói thuốc mỗi ngày nhưng vẫn sống đến 100 tuổi

3. Hiệu ứng Bandwagon

Xác suất để một người tin vào một điều gì đó sẽ tăng lên dựa trên số người cũng có niềm tin đó. Đây là một ví dụ thể hiện sức mạng của Tư duy tập thể và  là lý do để giải thích vì sao các cuộc họp thường không hiệu quả.

4. Thiên kiến điểm mù

Không nhận ra những thành kiến trong nhận thức của chính bạn bản thân nó là một sự thiên vị. Mọi người thường nhận thức và động lực ở người khác nhiều hơn so với chính bản thân họ.

5. Thiên kiến ủng hộ sự lựa chọn

Khi bạn lựa chọn một cái gì đó, bạn có xu hướng cảm thấy tích cực về nó, ngay cả khi sự lựa chọn có những sai sót. Cũng giống như cách bạn nghĩ về chú chó của mình. Với bạn, nó lúc nào cũng tuyệt vời, mặc dù đôi lúc nó cắn người khác.

6. Ảo giác phân nhóm

Trong các sự kiện ngẫu nhiên, chúng ta thường có xu hướng nhìn thất những kiểu mẫu nhất định. Đây cũng là chìa khóa để giải thích cho những sai lầm trong cờ bạc, khi người ta cho rằng màu đỏ ít nhiều sẽ xuất hiện trên bàn Roulette sau một chuỗi màu đỏ.

7. Thiên kiến xác nhận

Chúng ta thường có xu hướng tiếp nhận nhiều hơn các thông tin xác nhận niềm tin của chính chúng ta. Thiên kiến này khiến mọi người tin quá mức vào giả thiết của họ, từ đó gây nên những sai lầm trong quyết định của một cá nhân hoặc tổ chức.

8. Thiên kiến thiên vị

Mọi người thường có xu hướng tin tưởng vào những bằng chứng có trước hơn là các bằng chứng hoặc thông tin mới xuất hiện. Chẳng hạn, mọi người mất nhiều thời gian để chấp nhận Trái đất hình cầu bởi theo hiểu biết trước đây của họ thì hành tinh có dạng phẳng.

9. Thiên kiến thông tin

Mọi người có xu hướng thu thập nhiều thông tin ngay khi nó không ảnh hưởng đến hành động. Không phải lúc nào nhiều thông tin hơn cũng tốt hơn. Với lượng thông tin ít hơn, mọi người thường có thể đưa ra các dự đoán chính xác hơn.

10. Hiệu ứng đà điểu

Trọng tài chính hành vi học, hiệu ứng đà điểu là nỗ lực của các nhà đầu tư nhằm né tránh tiêu cực. Khái niệm này xuất phát từ các giả thiết không có thật cho rằng đà điểu thường vùi đầu vào cát để tránh nguy hiểm.

11. Thiên kiến kết quả

Đánh giá một quyết định dựa trên kết quả thay vì tìm hiểu xem quyết định đó đã được thực hiện như thế nào trong thời điểm đó. Bạn ‘gom được một mớ” trong song bạc không có nghĩa là cờ bạc là một quyết định thông minh để kiếm tiền.

12. Quá tự tin

Một vài người trong chúng ta quá tự tin về khả năng bản thân và điều này đôi khi khiến họ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn trong cuộc sống. Những chuyên gia dễ bị vướng vào thiên lệch này hơn bởi họ luôn tin là mình đúng.

13. Hiệu ứng giả dược

Chỉ cần bạn tin rằng một cái gì đó có tác động nhất định đến bạn, nó sẽ tạo ra ảnh hưởng đó. Trong y học, những người được cho dùng giả dược từng được chứng minh có hiệu quả sinh lý tương tự như người uống thuốc thật sự.

14. Thiên hướng đổi mới

Khi một người đề xuất một sự đổi mới nào đó, họ có xu hướng đánh giá cao những tính hữu ích của nó đồng thời đánh giá thấp những hạn chế.

15. Thiên kiến tác động gần đây

Là xu hướng đánh giá cao những thông tin mới nhiều hơn so với thông tin cũ. Các nhà đầu tư thường nghĩ rằng thị trường sẽ luôn đi theo cách vận hành hiện tại và đưa ra quyết định không khôn ngoan.

16. Thiên kiến nổi trội

Chúng ta thường có xu hướng tập trung vào những đặc điểm dễ nhận biết nhất của một người hoặc một khái niệm. Khi bạn nghĩ về cái chết, bạn có thể lo lắng về cảnh bị một con sư tử vồ, trái ngược với những tình huống khả thi hơn chẳng hạn như chết trong một vụ tai nạn giao thông.

17. Nhận thức có chọn lọc

Là khuynh hướng không để ý và nhanh chóng quên đi các kichs thích gây ra cảm giác khó chịu về cảm xúc và mâu thuẫn với niềm tin trước đây của chúng ta. Một thử nghiệm dựa trên trận bóng diễn ra giữa sinh viên từ 2 trường đại học cho thấy một trong 2 đội lúc nào cũng nhận thấy đối phương phạm lỗi nhiều hơn.

18. Sự rập khuôn

Kỳ vọng một nhóm hoặc một người có những phẩm chất nhất định mà không hề có thông tin thực về người đó. Điều này cho phép chúng ta nhanh chóng xác định đâu là bạn và đâu là thù, nhưng mọi người thường có xu hướng sử dụng quá mức và lạm dụng nó.

19. Thiên kiến kẻ sống sót

Là sai lầm do chỉ tập trung vào các ví dụ về những người “sống sót” sau thảm cảnh, khiến chúng ta đánh giá sai một tình huống. Ví dụ, chúng ta có thể nghĩ rằng trở thành một doanh nhân rất dễ dàng bởi vì chúng ta chưa từng nghe đến những doanh nhân bị phá sản.

20. Thiên kiến không rủi ro

Các nhà xã hội học sau quá trình nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng chúng ta yêu sự chắc chắn – ngay cả khi điều đó phản tác dụng. Loại bỏ hoàn toàn các rủi ro không có nghĩa là nó sẽ không xảy ra.

Nguồn: business insider

Tại sao thiên kiến xác nhận lại là hiểm họa tâm lý có thể khiến trader đốt cháy tài khoản giao dịch?

Xin chào các bạn!

Sau đây là một câu chuyện, mà hẳn là các bạn cũng đã được nghe qua. Câu chuyện bắt đầu trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ 2, khi các nhà quấn sự Hoa Kỳ đã tìm cách khắc phục thiệt hại cho Không quân của mình bằng cách gia cố thêm tại những vị trí trúng đạn nhiều nhất.



Trên đây là sơ đồ những nơi bị trúng đạn nhiều nhất của Không quân Hoa Kỳ được tổng hợp lại từ những chiếc máy bay trở về căn cứ. Tuy nhiên, sau khi đã thực hiện các phương án gia cố tại các điểm trúng đạn trong hình trên, thiệt hại của Không quân cũng không hề suy giảm. Cuối cùng Abraham Wald đã phát hiện ra rằng vấn đề nằm ở chỗ - Đây là những chiếc máy bay sống sót quay trở về. Có nghĩa rằng đây là những điểm không trọng yếu trên thân máy bay, và để tăng cơ hội sống sót cho máy bay, họ phải nghiên cứu những chiếc máy bay không thể quay về căn cứ, hoặc là gia cố những điểm còn lại.

Về sau, các nhà khoa học tâm lý đã xác nhận đây là một bệnh thiên kiến. Và họ đặt cho bệnh thiên kiến này là "Thiên kiến những kẻ sống sót".


Survivorship Bias là để nói tới hiện tượng mọi người thường tập trung quá nhiều vào lời nói/hành vi/thống kê từ những người thắng cuộc, những trường hợp thành công mà quên mất những người thua cuộc/những trường hợp thất bại. Nói cách khác, quá trình lấy mẫu đưa ra kết luận bị sai lạc do xu hướng ưa thích các mẫu thành công. Lúc đó, bức tranh chỉ có toàn màu hồng.

Lỗi logic này trong trading phổ biến nhất ở việc học theo các giao dịch thành công, hoặc là backtest những phương án thành công mà không lưu ý đến những trường hợp thất bại. Việc chúng ta nhìn nhận thất bại và nắm được điểm yếu của một hệ thống giao dịch sẽ cho chúng ta các phương án để tối ưu hóa hệ thống, từ đó nâng cao xác suất thắng của nó.

Trên đây là một bài viết ngắn, hy vọng nó bổ ích với các bạn!

Cuối tuần vui vẻ,

Đăng nhập / Đăng ký

Những "thiên kiến nhận thức" nào có thể gây hiểm họa chết người cho một trader phân tích kỹ thuật?

Giới thiệu sách Trading hay
Phương Pháp Wyckoff Hiện Đại - Kỹ thuật Nhận diện Xu hướng Thị trường Tiềm năng

Phương pháp Wyckoff là một phương pháp price action kinh điển và đem lại thành công cho nhiều trader. Phương pháp này là nền tảng của nhiều phương pháp trading nổi tiếng khác

Tham khảo sách

#1 namthang, 26/04/2020

Lưu

Chia sẻ

Greyism, CUONGPUTERTRADER, alphageekvn và 15 người khác bài này.

THAM GIA GROUP FB TRADERVIET

Video liên quan

Chủ Đề