Chất lượng dịch vụ giáo dục là gì

STO - Việc điều tra đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh năm 2020 do Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan triển khai thực hiện. Trên cơ sở kết quả điều tra sẽ triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập trong những năm tiếp theo. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Sóc Trăng có cuộc phỏng vấn đồng chí Trần Thị Thu Hằng - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo.

Phóng viên: Thưa đồng chí, việc thực hiện công tác điều tra đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công lập nhằm mục đích gì?

Đồng chí Trần Thị Thu Hằng: Công tác điều tra đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công lập nhằm đánh giá một cách khoa học, khách quan chất lượng cung ứng dịch vụ của các cơ sở giáo dục công lập thông qua việc tìm hiểu cảm nhận của học sinh, cha mẹ học sinh. Kết quả khảo sát là cơ sở để các cơ quan quản lý và các cơ sở giáo dục xác định được nhu cầu, nguyện vọng của người dân để có những biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân và đảm bảo sự hài lòng của người dân với chất lượng dịch vụ giáo dục công.

Phóng viên: Đồng chí vui lòng cho biết, việc điều tra được thực hiện trong bao lâu, nội dung điều tra là gì và cách thức thực hiện cũng như đối tượng điều tra?

Đồng chí Trần Thị Thu Hằng: Việc điều tra được thực hiện từ tháng 6-2020 đến tháng 1-2021. Việc điều tra bao gồm các nội dung: Tiếp cận dịch vụ; cơ sở vật chất, trang thiết bị; môi trường giáo dục; hoạt động giáo dục [đối với cấp mầm non là “Hoạt động chăm sóc - Giáo dục trẻ”]; sự phát triển và tiến bộ của người học. Người trả lời phiếu khảo sát sẽ thực hiện đánh giá về mức độ hài lòng chung đối với chất lượng giáo dục tại trường có con em hoặc bản thân tham gia học tập; đồng thời, có thể kiến nghị, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng phục vụ.

Để thực hiện công tác trên, điều tra viên phát phiếu khảo sát cho người dân là học sinh, cha mẹ học sinh để trả lời phiếu hỏi. Cán bộ phụ trách kiểm tra; mã hóa, nhập và xử lý dữ liệu. Chuyên gia xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS, phân tích, tính toán và viết báo cáo về chỉ số hài lòng của người dân về chất lượng dịch vụ giáo dục công. Năm 2020, tổng số mẫu khảo sát là 2.507 mẫu, trong đó 851 mẫu ở 4 trường trên địa bàn TP. Sóc Trăng; 837 mẫu ở 4 trường trên địa bàn huyện Long Phú và 819 mẫu ở 4 trường trên địa bàn huyện Kế Sách. Đối tượng điều tra chủ yếu là cha mẹ học sinh từ mầm non đến THCS và học sinh THPT.

Phóng viên: Qua điều tra, khảo sát cho thấy kết quả hài lòng của người dân trong năm 2020 ra sao thưa đồng chí?

Đồng chí Trần Thị Thu Hằng: Qua điều tra, khảo sát năm 2020 cho thấy, điểm hài lòng chung của người dân đối với dịch vụ giáo dục công trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đạt 4.39/5.0 điểm [điểm hài lòng tối đa là 5]. Xếp theo cấp học, điểm hài lòng chung ở mầm non đạt giá trị cao nhất [4.56/5.0], tiếp đến là tiểu học [4.39/5.0]; THCS [4.30/5.0] và THPT [3.98/5.0], trong đó, huyện Long Phú có điểm hài lòng chung đạt cao nhất [4.36/5.0]; tiếp đến là TP. Sóc Trăng [4.24/5.0] và huyện Kế Sách [4.13/5.0].

Tỷ lệ hài lòng chung của người dân đối với dịch vụ ở cấp giáo dục mầm non là 93% [ảnh chụp trước thời điểm dịch Covid-19 ở nước ta diễn biến phức tạp]. Ảnh: QUỐC KHA

Tỷ lệ hài lòng chung của người dân đối với dịch vụ giáo dục công trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đạt 88%, trong đó, tỷ lệ hài lòng chung của bậc giáo dục mầm non là 93%, tỷ lệ hài lòng chung của bậc giáo dục tiểu học là 90%, tỷ lệ hài lòng chung của bậc giáo dục THCS là 85%, tỷ lệ hài lòng chung của bậc giáo dục THPT là 73%.

Phóng viên: Thưa đồng chí, trên cơ sở phân tích các kết quả khảo sát về sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công, Sở Giáo dục và Đào tạo đã đề ra những giải pháp gì để tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ giáo dục công trong thời gian tới?

Đồng chí Trần Thị Thu Hằng: Trên cơ sở phân tích các kết quả khảo sát về sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công, Sở Giáo dục và Đào tạo đã đề ra nhiều giải pháp trọng tâm. Theo đó, sở sẽ tiếp tục giữ vững và ổn định về mặt chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo hướng đủ về số lượng và không ngừng nâng cao về chất lượng. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh. Đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp và tổ chức tốt phân luồng cho học sinh sau THCS. Tăng cường việc dạy và học môn tiếng Anh, đặc biệt là cấp tiểu học. Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới trường, lớp theo hướng phù hợp về quy mô và đủ các điều kiện để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Tranh thủ các nguồn lực, bổ sung trang thiết bị phục vụ cho mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học. Tiếp tục quan tâm đến việc thực hành, nghiên cứu khoa học kỹ thuật và trải nghiệm sáng tạo; tăng cường đầu tư xây dựng các phòng chức năng, các công trình vệ sinh, sân chơi, bãi tập... Phấn đấu đến cuối năm 2021 có 75% trường học đạt chuẩn quốc gia.

Việc thực hiện các biện pháp để đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục là một trong những giải pháp quan trọng trong thời gian tới, trong đó, quan tâm đến việc chuẩn bị đến trường cho trẻ em người dân tộc và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, không để trẻ em đi học trễ tuổi, bỏ học; tạo điều kiện cho học sinh người dân tộc, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với ngoại ngữ và tin học. Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra nhằm quản lý chặt chẽ việc thực hiện mục tiêu giáo dục và hiệu quả đào tạo. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong quản lý giáo dục nhằm thực hiện tốt việc tổ chức quản lý trường học, cập nhật kịp thời những thông tin khoa học phục vụ cho mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục. Thực hiện đảm bảo và đầy đủ chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Đưa các tiêu chí đánh giá sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công lập vào tiêu chí đánh giá, thi đua các trường mầm non, phổ thông công lập hàng năm để từ đó các trường học lưu ý cải thiện các tiêu chí ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ giáo dục của đơn vị.

Phóng viên: Xin chân thành cảm ơn đồng chí.

QUỐC KHA [Thực hiện]

Full PDF PackageDownload Full PDF Package

This Paper

A short summary of this paper

1 Full PDF related to this paper

Download

PDF Pack

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LỊNG CỦA SINH VIÊN CHÍNH QUY ĐỐI VỚI CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ GIÁO DỤCTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 2.1. Dịch vụ giáo dục đại học chính quy:

2.1.1. Định nghĩa dịch vụ giáo dục:

Giáo dục được xác định là một dịch vụ service, không phải là một hàng hóa goods. Dịch vụ vì sản phẩm của giáo dục là kiến thức và kỹ năng, mà kiến thức và kỹnăng thì khơng sờ mó intangible được.Trong việc phân loại hàng hóa và dịch vụ, giáo dục được xác định như là một “dịch vụ tư” private service vì dịch vụ này bao hàm hai đặc điểm, có tính loại trừexcludability và có tính cạnh tranh rivalness trong sử dụng. - Có tính loại trừ trong sử dụng vì sinh viên khơng thể tham gia hưởng thụ dịch vụđó mà khơng có điều kiện, họ phải thi đầu vào, phải đóng học phí,... Nếu sinh viên khơng thỏa mãn những điều kiện đó sẽ bị lọai trừ ra khỏi việc hưởng thụ dịch vụ giáo dục.- Dịch vụ giáo dục có tính cạnh tranh trong sử dụng vì việc học của một sinh viên này sẽ ảnh hưởng đến việc học của người khác. Vì số lượng sinh viên trong một lớp học làhạn chế và số lượng lớp học trong một trường cũng bị hạn chế, nên sinh viên này được học thì một người khác không được học, hay là nếu thêm một sinh viên vào một lớp học quáđông sẽ ảnh hưởng đến việc học của các sinh viên khác.2.2. Sự hài lòng của sinh viên chính quy đối với chất lượng dịch vụ giáo dục đại học.a Định nghĩa: Giáo dục đại học là một loại dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân. Chất lượng dịch vụkhác với chất lượng của sản phẩm và việc xác định chất lượng dịch vụ bao giờ cũng khó khăn hơn so với chất lượng của sản phẩm. Chất lượng nói lên sự tuyệt hảo của sản phẩmhay dịch vụ - những giá trị mà khách hàng cảm thụ được và có được khi mua sản phẩm hay dịch vụ đó.3Chất lượng dịch vụ giáo dục đại học liên quan đến:  Phần cứng: như cơ sở vật chất kỹ thuật – những thứ có thể có nếu có tiền. Phần mềm: khung chương trình đào tạo, giáo trình, giáo viên, và sinh viên với những thủ tục, quy tắc, chính sách cụ thể liên quan đến q trình đào tạo… là những yếu tố khơng chỉu cầu về tài chính mà còn cần tới chất xám và điều quan trọng là các tổ chức bên ngồi khó có thể làm thay và cũng là nội dung cốt yếu tạo nên chất lượng dịch vụ giáo dục đạihọc. b Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học:Có mười tiêu chuẩn giáo dục đại học theo quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học 652007QĐ-BGDĐT:1. Sứ mạng và mục tiêu của trường đại học 2. Tổ chức và quản lí3. Chương trình giáo dục 4. Hoạt động đào tạo5. Đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên 6. Người học7. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ 8. Hoạt động hợp tác quốc tế9. Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác 10. Tài chính và quản lý tài chínhc Các yếu tố cấu thành chất lượng dịch vụ giáo dục đại học: Có ba yếu tố chính cấu thành chất lượng dịch vụ giáo dục: con người; nội dung,phương pháp giảng dạy; cơ sở vật chất. - Con người: trong cả 3 yếu tố trên có thể dễ dàng nhận ra yếu tố con người là yếutố quyết định hàng đầu, chi phối trực tiếp tới chất lượng đào tạo. Yếu tố con người ở đây khơng chỉ nói đến đội ngũ thầy cô giáo mà bao gồm cả đội ngũ cán bộ quản lý. Chất lượngbài giảng hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố thầy. Chương trình hay, chuẩn, nhưng khơng có đội ngũ thầy chuẩn thì thất bại. Kịch bản hay phải có diễn viên giỏi. Để phục vụ cho mộtgiảng viên đứng lớp, phải kèm theo một đội ngũ phục vụ từ khâu lên chương trình, thời4khóa biểu, chuẩn bị cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy,…Tức là có cả một đội ngũ phục vụ trong toàn hệ thống. Trình độ chun mơn của người thầy, năng lực nghiệp vụ của cán bộphục vụ là then chốt. Những con người đó có chuyên nghiệp, có nỗ lực lao động khơng, điều kiện làm việc của họ có tốt khơng sẽ tác động quan trọng đến chất lượng đào tạo.- Nội dung, phương pháp giảng dạy: đây là những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến đầu tra của nền giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học khi mà coi việc tự học của sinhviên là chính. Nội dung và phương pháp giảng dạy hay sẽ kích thích sinh viên học tập, sáng tạo, hăng hái phát biểu, tham gia vào bài giảng và ngược lại. Nội dung và phương phápgiảng dạy phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực sắp xếp, tổ chức của nhà quản lý và năng lực sư phạm, truyền thông của người thầy.- Cơ sở vật chất: chương trình đào tạo tốt phải có cơ sở vật chất đi kèm, trang thiết bị, hạ tầng cơ sở, giảng đường. Các điều kiện phục vụ cho lên lớp hoàn thiện là yêu cầuquan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Ở bậc đại học thì tính vận dụng vào thực tiễn đòi hỏi cao hơn hẳn so với các cấp bậc phổ thông khác. Người học gần như bướcvào “thực tế” nghề nghiệp ngay trên giảng đường. Do vậy, trang thiết bị học tập hiện đại, tiên tiến, sẽ rất là cần thiết cho việc đảm bảo chất lượng đào tạo.

Video liên quan

Chủ Đề