Gỗ đổi màu có tốt không

Gỗ đổi màu hoàn toàn không phải là gỗ bách xanh, một số người thường nhần lẫn về điều này. Gỗ bách xanh là gỗ được khai thác từ cây bách xanh hay còn được gọi với các tên gọi khác như: pơ mu giả, tô hạp bách, pơ mu xanh, tùng hương… Đây là một loại gỗ quý và được ứng dụng nhiều trong sản xuất đồ nội thất và thủ công mỹ nghệ, ở Việt Nam ta thì bách xach được liệt vào sách đỏ và được pháp luật nước ta bảo vệ.

Gỗ bách xanh thuộc nhóm IIA: Những loại thực vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại Theo Nghị Định 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm 2006. Còn gỗ đổi màu thì chưa được phân vào nhóm gỗ nào bất kỳ.

Gỗ đổi màu được phát hiện và ưa chuộng trong thời gian gần đây. Loại gỗ này có màu xanh ngọc tương tự như gỗ trắc xanh. Loại gỗ này được biết tới nhiều ở huyện Krông Năng – Đắk Lắk. Với đặc tính khá kỳ lạ của loài gỗ này là có thể đổi màu theo ánh sáng. Trong giới chơi gỗ thì cây gỗ đổi màu còn được gọi với các tên gọi khác nhau như: trắc tía, trắc xanh,, bách xanh, tắc kè, kỳ đà…

Chuyện về cây gỗ đổi màu khá ly kỳ, khi một số người đi rừng vô tình phát hiện đặc tính đổi màu của loại cây gỗ này. Sau đó chuyện đến tai người dân các xã khác và họ cũng đổ xô vào rừng tìm kiếm, dẫn đến tình trạng gỗ đổi màu đang trên tình trạng khan hiếm.

Tìm hiểu gỗ đổi màu

Gỗ đổi màu là loại gỗ tự nhiên có khả năng tự thay đổi màu sắc của mình dưới tác động của ánh sáng và nhiệt độ môi trường. Hiện tại, gỗ đổi màu vẫn đang là chất liệu được nghiên cứu từ bộ Lâm Nghiệp Việt Nam. Nó vẫn chưa được kết luận chính xác là thuộc loại nào trong bảng phân chia nhóm gỗ.

Ngoài cái tên gỗ đổi màu, chúng còn được gọi với cái tên gỗ trắc xanh. Chủng loại cây gỗ này thường phân bố ở khu vực đồi núi Tây Nguyên, trải dài cho đến Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa.

Gỗ đổi màu khi khai thác có màu hơi ngả vàng giống như gỗ lim. Sau đó nó dần dần chuyển thành màu xám, rồi chuyển sang màu tím. Cuối cùng là chuyển thành màu xanh ngọc bích như đá. Khi đã đổi sang màu xanh, gỗ sẽ giữ nguyên màu này mãi và không có thể chuyển ngược màu lại như cũ. Điều đó cũng giải đáp thắc mắc liệu có phải gỗ đổi màu có thể chuyển màu liên tục theo thời gian hay không.

Không ngạc nhiên khi những thứ độc, lạ và khó tìm luôn là những sản phẩm được người mua tò mò săn đón. Chính bởi thế nên giá thành của chúng sẽ bị đẩy lên khá cao. Nhiều khi còn vượt giá trị thực tế của sản phẩm. Và tất nhiên, với chủng gỗ lạ như gỗ đổi màu cũng không ngoại lệ. Khi khảo giá thị trường, chúng ta dễ nhận thấy rằng sản phẩm làm từ dòng gỗ này được bán với mức không hề rẻ.

Tượng quan công được chế tác từ gỗ đổi màu trông lạ mắt

Ứng dụng gỗ đổi màu

Tất nhiên những thứ lạ và khó tìm thường làm cho người mua thường tò mò săn đón. Chính vì thế các sản phẩm đồ gỗ được đóng từ gỗ đổi màu thường cao. Về độ cứng; độ bền thì cần có sự kiểm chứng nhưng về màu sắc thì loại gỗ này ghi điểm cao; nhờ vào vào sắc lạ mắt nên giới đam mê gỗ xếp chúng vào dòng gỗ phong thủy.

Gỗ đổi màu hiện nay thường được ứng dụng trong đóng bàn ghế phòng khách, đóng kệ, tủ tivi, tủ quần áo, làm lục bình gỗ và sản xuất các đồ thủ công mỹ nghệ như: tượng ông cóc, tượng tam đa,…

Nếu các bạn từng tìm hiểu về các loại gỗ tự nhiên, ắt hẳn đã được nghe nhắc đến về một loại đặc biệt đó gỗ đổi màu. Chỉ cần nghe tên gọi thôi đã thấy được tính chất vô cùng đặc biệt của những loại gỗ tự nhiên này. Dưới tác động của môi trường, nhiệt độ xung quanh loại gỗ này sẽ dần thay đổi màu sắc khác hoàn toàn so với ban đầu mà các bạn quanh sát được. Vậy gỗ đổi màu là gỗ gì? Có bao nhiêu loại gỗ đổi màu và cách nhận biết gỗ đổi màu như thế nào? tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong khuôn khổ bài viết ngày hôm nay.


Gỗ đổi màu là gỗ gì?


Đặc điểm sinh học của gỗ đổi màu

 


Để có thể trả lời cho câu hỏi gỗ đổi màu là gỗ gì, đầu tiên chúng ta cần phải thông qua những đặc điểm sinh học của loại này để có thể hiểu một cách chính xác nhất. Gỗ đổi màu là loại gỗ tự nhiên có khả năng tự thay đổi màu sắc của mình dưới tác động của ánh sáng và nhiệt độ môi trường xung quanh. Chúng là tên gọi chung dành cho những loại gỗ có đặc điểm sinh học khác biệt này. Cho đến nay, gỗ đổi màu vẫn nằm trong nghiên cứu của Bộ Lâm Nghiệp Việt Nam nên chưa được xếp vào một nhóm gỗ cụ thể nào.


Tại nước ta, những loại gỗ này thường tập trung ở những khu vực đồi núi Tây Nguyên, trải dài cho đến Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa. Gỗ đồi màu khi khai thác ban đầu sẽ có màu sắc hơi ngả vàng giống với gỗ lim, sau đó là dần chuyển sang màu xám và cuối cùng là màu xanh ngọc bích, gỗ sẽ giữ nguyên màu này và không đổi sang một màu khác hay đổi ngược lại màu nữa. Vì vậy, nếu như bạn nào đang băn khoăn không biết gỗ gì có màu xanh thì đây cũng được coi là một đáp án hoàn chỉnh. 


Ý nghĩa gỗ đổi màu


Ngoài những giá trị về thẩm mỹ, kinh tế thì loại gỗ này còn được biết với một ý nghĩa rất đặc biệt khác, liên quan về phong thủy. Ý nghĩa gỗ đổi màu trong phong thủy được đề cập đến có thể giúp tạo ra được nhiều luồng khí tốt, biến luồng khí xấu thành tốt, hóa giải các điềm xấu, giúp gia đình luôn hòa thuận, luôn vui vẻ, gặp nhiều may mắn, tài lộc trong cuộc sống và công việc, con cháu đầy nhà, sức khỏe dồi dào, sống lâu trăm tuổi,… Nhất là khi chúng được chạm khắc thành những bức tượng phong thủy thì vượng khí sẽ càng tăng lên gấp bội phần. 


Các loại gỗ đổi màu phổ biến

 

 


Gỗ đổi màu là một trong những loại gỗ tự nhiên vừa được phát hiện gần đây, tuy vẫn chưa có nhiều thông tin về chúng nhưng cũng đủ tạo nên một sức hút vô cùng lớn. Bất kì tín đồ đồ gỗ nào đều mong muốn được trực tiếp chiêm ngưỡng cũng như sở hữu chúng. Theo đó, gỗ đổi màu theo thông kê mới nhất hiện nay đang có 3 loại phổ biến nhất.


+ Gỗ trắc xanh đổi màu: Gỗ trắc thì với nhiều người ắt không còn xa lạ, nhưng còn gỗ trắc xanh đổi màu thì sẽ hoàn toàn ngược lại. Gỗ trắc xanh khá bền tính chịu lực cao, không bị mối mọt. Gỗ trắc xanh ban đầy xẻ ra có màu vàng nhạt, nhưng để một lúc sau, đặc biệt là ra ngoài ánh nắng thì gỗ chuyển qua màu xanh rất đẹp.


+ Gỗ bách xanh đổi màu: Nói đến gỗ bách xanh đổi màu với những ai có kiến thức am hiểu về gỗ tự nhiên không thể chỉ nói về giá trị quý hiếm của chúng mà còn bao gồm cả giá trị tâm linh. Gỗ bách xanh còn được biết đến là loại gỗ có tính dược lý cao, có tác dụng tốt đến sức khỏe người sử dụng, đặc biệt với người cao huyết áp.


+ Gỗ thủy tùng đổi màu: Các loại gỗ thủy tùng thường được tìm thấy nhiều ở một số nơi như tây Phúc Kiến tới Đông Nam Vân Nam của Trung Quốc và ở Việt Nam thì có ở Tây Nguyên như Đắk Lắk. Hiện nay theo ước tính chỉ còn có khoảng hơn 150 cá thể cây thủy tùng ở nước ta, nhưng đều trong tình trạng xấu. Riêng đối với thủy tùng đổi màu, là loại thủy tùng xanh còn rất ít nên cơn “khát” săn loại gỗ tự nhiên này đang được đẩy lên rất cao.


Cách nhận biết gỗ đổi màu đơn giản, chính xác


Với việc sở hữu đặc điểm vô cùng riêng biệt, nên việc nhận biết gỗ đổi màu không phải là điều quá khó đối với những dân chuyên. Nhưng với công nghệ quá phát triển như hiện nay thì không thể khẳng định rằng các bạn sẽ không bị lừa một cách dễ dàng. Vì vậy, để tránh rơi vào tình trạng này hãy cùng áp dụng ngay cách nhận biết gỗ đổi màu vừa đơn giản vừa chính xác của chúng tôi dưới đây.

 


+ Cách 1 – Nhận biết thông qua màu sắc: Do đặc trưng về màu sắc quá nổi bật của loại gỗ này nên đây cũng là yếu tố để bạn có thể nhận biết rất nhanh chóng. Chỉ cần có đủ thời gian, nhiệt độ cần thiết thì loại gỗ đổi màu sẽ chuyển sang màu xanh ngọc bích và giữ nguyên màu này mãi. Dựa vào đó các bạn sẽ biết đây có phải là gỗ đổi màu hay không.


+ Cách 2 – Dựa vào thứa gỗ, vân gỗ: Gỗ đổi màu có thớ thẳng, khá mịn, ít nứt nẻ. Đường vân gỗ nổi rất rõ, đẹp và dễ quan sát. Vì vậy các bạn có thể thông quá đó để nhận biết một cách nhanh chóng.


+ Cách 3 – Dựa vào giá thành: Nếu như bạn mua các khối gỗ hay các thành phẩm được gia công từ gỗ đổi màu thì có vẻ áp dụng hai cách trên sẽ không mang đến hiệu quả cao. Thay vào đó, hãy dựa vào giá thành, với tính chất đặc biệt và mức độ khan hiếm nên giá chất liệu thô, sản phẩm được gia công từ gỗ đổi màu chưa bao giờ là rẻ cả.


Ứng dụng của gỗ đồi màu trong sản xuất hiện nay


Không chỉ sở hữu tính chất sinh học đổi màu theo môi trường, nhiệt độ mà gỗ đổi màu còn được đánh giá rất cao về các đặc tính tự nhiên. Nên vì thế mà hiện nay chúng được áp dụng vào rất nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau. Đầu tiên phải kể đến là sản xuất nội thất, đồ trang trí với các dòng sản phẩm mang tính phổ biến như bàn ghế gỗ đổi màu, bình gỗ đổi màu, lục bình gỗ đổi màu,… được đông đảo mọi người săn đón và lựa chọn. 


Tiếp đến, gỗ đổi màu còn được ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất tinh dầu và làm hương rất phổ biến. Tinh dầu gỗ đổi màu có mùi thơm dịu, hiện còn ít được nghiên cứu về mặt hoá học cũng như giá trị sử dụng nhưng về độ mới lạ nên luôn thu hút được sự quan tâm của đông đảo người tiêu dùng. Mùn cưa được dùng làm hương thắp, với mùi hương dịu nhẹ nên chúng càng ngày càng được ưu chuộng hơn cả. Ngoài ra, gỗ đổi màu còn được chế tạo thành những món đồ trang sức thủ công mỹ nghệ như vòng hạt đeo tay phong thủy rất độc đáo. 

 

Bàn ghế gỗ đổi màu

 

Lục bình gỗ đổi màu

 

Vòng tay phong thủy gỗ đổi màu


Thông qua phần giải đáp cho câu hỏi “Gỗ đổi màu là gỗ gì?” cùng những kiến thức xoay quanh gỗ đổi màu này, mong rằng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại gỗ tự nhiên vô cùng đặc biệt này. Vì giá trị kinh tế quá cao, nên chỉ trong một thời gian ngắn gỗ đổi màu đã bị khái thác một cách quá mức dẫn đến có nguy cơ tuyệt chủng và rất cần được sự bảo vệ đến từ mọi các nhân, tổ chức. Cảm ơn các bạn đã dành theo dõi bài viết của chúng tôi và đừng quên cập nhật thường xuyên để bổ sung cho mình những thông tin hữu ích về lĩnh vực liên quan khác..

Chủ Đề