Giãn tĩnh mạch thừng tinh có nên mổ không

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh là một trong những phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh hiệu quả nhất. Vậy cụ thể quy trình của phương pháp này như thế nào cũng như những lưu ý sau mổ là gì, cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Hiểu hơn về phương pháp phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hiện tượng giãn nở tĩnh mạch bên trong túi da chứa tinh hoàn, hay còn gọi là bìu. Bệnh thường gặp nhiều hơn ở nam giới trong độ tuổi trưởng thành.

Tác nhân gây bệnh là do van của các tĩnh mạch nhỏ trong bìu hoạt động không tốt. Đây là các van một chiều, có tác dụng mở ra cho máu chảy và đóng lại khi dòng máu chảy chậm để ngăn không cho dòng máu chảy ngược về. Khi có sự suy yếu hệ thống van tĩnh mạch cũng sẽ xuất hiện tình trạng máu chảy ngược về khiến hệ thống tĩnh mạch bị giãn nở. Khi đó, tinh hoàn ở nam giới không thể phát triển bình thường, ngoài ra, bệnh còn kéo theo các triệu chứng khác như: Rối loạn tinh dịch, rối loạn chức năng của tế bào.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là hiện tượng giãn bất thường của tĩnh mạch bên trong bìu

Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh. Dựa trên từng tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ cân nhắc để đưa ra phương hướng điều trị cụ thể. Trong số đó, mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh là phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Đây là kỹ thuật can thiệp nhằm các xử lý các tĩnh mạch bị giãn, đồng thời vẫn bảo toàn cho hoạt động của ống dẫn tinh cũng như các hệ thống mạch máu ở cơ quan sinh dục để duy trì chức năng sinh sản ở nam giới.

2. Triệu chứng điển hình của giãn tĩnh mạch thừng tinh

Thực tế là giãn tĩnh mạch thừng tinh thường ít đi kèm triệu chứng. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp các ca bệnh thường xuất hiện những dấu hiệu nhận biết điển hình sau:

– Đau âm ỉ ở bìu, đặc biệt người bệnh sẽ cảm nhận cơn đau rõ ràng nhất khi đứng hoặc vận động gắng sức.

– Co rút tinh hoàn do máu bị tụ lại, ngoài ra điều này cũng dẫn đến hiện tượng chết tế bào ở tinh hoàn.

– Bìu sưng to, có thể sờ được tĩnh mạch ở dưới bìu.

Đau âm ỉ ở bìu là một trong những dấu hiệu điển hình của giãn tĩnh mạch thừng tinh

3. Phẫu thuật được chỉ định cho những trường hợp nào?

Theo lời khuyên của các chuyên gia, chỉ nên can thiệp phẫu thuật khi người bệnh có kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ bất thường.

Ngoài ra, với những trường hợp xuất hiện các triệu chứng đau đớn kéo dài hoặc xuất hiện các hiện tượng như: Teo tinh hoàn, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương… cũng nên lựa chọn điều trị theo hướng phẫu thuật. Trái lại, với những bệnh nhân không có cảm giác đau đớn hoặc không có những triệu chứng kể trên thì hoàn toàn có thể điều trị nội khoa bằng thuốc.

Thực tế, việc phẫu thuật thành công có thể giúp cải thiện chất lượng và số lượng tinh trùng rõ rệt. Thống kê cho thấy, có hơn 69% nam giới cải thiện khả năng sinh sản rõ rệt chỉ trong 2 năm sau mổ.

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh được thực hiện khi người bệnh có kết quả xét nghiệm tinh dịch đồ bất thường

4. Một số phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay

Hiện nay phẫu thuật giãn tĩnh mạch là phương pháp ưu tiên được nhiều bệnh viện sử dụng. Không chỉ xử trí được toàn bộ hệ thống tĩnh mạch, phẫu thuật còn có tác dụng bảo tồn động mạch tinh và động mạch ống dẫn tinh, từ đó ngăn ngừa thương tồn do teo tinh hoàn gây ra.

Có rất nhiều phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch, tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Trong số đó, các hình thức phẫu thuật phổ biến có thể bao gồm:

– Phẫu thuật nội soi thắt tĩnh mạch nhằm ngăn ngừa khả năng tái phát bệnh sau phẫu thuật.

– Phẫu thuật thắt tĩnh mạch trong sau phúc mạc bằng biện pháp mổ hở. Tuy nhiên cần lưu ý phương pháp này mang tỷ lệ tái phát khoảng từ 7% đến 33%.

– Phẫu thuật bằng phương pháp truyền thống qua đường bẹn, tuy ít phức tạp hơn nhưng thường có tỷ lệ tái phát cao nhất.

Ngoài các phương pháp kể trên, phương pháp phẫu thuật được sử dụng phổ biến nhất là phẫu thuật vi đường bẹn. Nhìn chung phương pháp này ít xâm lấn, lại có thời gian hồi phục nhanh chóng cũng như tỷ lệ tái phát thấp. Tuy nhiên, để việc điều trị đạt hiệu quả cao, bệnh nhân nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín với trang thiết bị và kỹ thuật hiện đại, ngoài ra trình độ bác sĩ cần có tay nghề cao.

5. Lưu ý sau khi phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật giãn tĩnh mạch, người bệnh cần đặc biệt lưu ý:

– Tuyệt đối không được hoạt động mạnh, nhất là những động tác thể dục như chạy, đá bóng có thể ảnh hưởng đến vết mổ giãn tĩnh mạch.

– Lựa chọn quần áo rộng rãi, chất vải khô thoáng để không chạm vào vết phẫu thuật.

– Không vệ sinh cơ thể bằng nước nóng vì có thể khiến tĩnh mạch giãn nở.

– Kiêng quan hệ tình dục 1 tháng sau phẫu thuật giãn tĩnh mạch để tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.

Với những chia sẻ trên hy vọng các bạn đã có thông tin cần thiết về mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh. Nam giới ngay khi có những biểu hiện của bệnh tuyệt đối không được chủ quan bởi nếu để lâu bệnh có thể gây ra vô sinh. Bên cạnh đó, việc điều trị sớm cũng sẽ mang lại hiệu quả cao đồng thời giảm thiểu tỷ lệ tái phát bệnh.

1. Giãn mạch thừng tinh là gì?

Thừng tinh là một ống đi từ mỗi tinh hoàn lên phần dưới ổ bụng, trong thừng tinh chứa các ống dẫn tinh, các mạch máu, mạch bạch huyết và dây thần kinh. Giãn tĩnh mạch thừng tinh là khi các tĩnh mạch nằm trong thừng tinh bị giãn nở, trở nên lớn hơn và có thể nhận thấy bằng mắt thường. Giãn mạch thừng tinh có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên tinh hoàn, tuy nhiên giãn tĩnh mạch thừng tinh bên trái thường gặp hơn.

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh là do các van của các tĩnh mạch nhỏ trong bìu hoạt động không tốt. Đây là các van một chiều, mở ra cho máu chảy về tim và đóng lại khi dòng máu chảy chậm để ngăn không cho máu chảy ngược về. Khi có sự suy yếu hệ thống các van tĩnh mạch, thì máu có thể chảy ngược về do tác động của trọng lực gây ứ đọng và giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể gặp khi xuất hiện một sự tắc nghẽn tĩnh mạch lớn ở vùng bụng, như một khối u của thận phát triển gây tăng áp lực lên các tĩnh mạch nhỏ hơn trong bìu gây giãn tĩnh mạch, tuy nhiên trường hợp này hiếm gặp và thường chỉ gặp ở nam giới hơn 40 tuổi.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh

2. Cách phân loại giãn mạch thừng tinh

Phân loại theo Dubin [1970] giãn tĩnh mạch thừng tinh được chia làm 5 mức độ theo thăm khám lâm sàng như sau:

Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 0: Không phát hiện được trên lâm sàng, chỉ chẩn đoán qua các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp mạch máu...

Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 1: Khi thực hiện nghiệm pháp Valsava thì sờ thấy búi tĩnh mạch thừng tinh giãn.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 2: Khi người bệnh trong tư thế thẳng đứng sờ thấy búi tĩnh mạch.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3: Khi người bệnh thẳng đứng, nhìn thấy búi tĩnh mạch giãn.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 4: Dù người bệnh đứng hay nằm cũng dễ dàng nhìn thấy búi.

Khi thăm khám qua siêu âm, bệnh nhân được chẩn đoán là giãn mạch thừng tinh khi đường kính tĩnh mạch tinh > 2.5mm, trong các trường hợp kín đáo thì thường phối hợp với nghiệm pháp Valsalva để đánh giá. Giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3 là trường hợp thường gặp trên lâm sàng, khi các tĩnh mạch đã nổi rõ dưới vùng da bìu và bệnh nhân thường có triệu chứng đau tinh hoàn.

3. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có bắt buộc điều trị?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh không thể tự khỏi được do tĩnh mạch đã giãn ra thì không thể tự phục hồi. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể là nguyên nhân gây vô sinh do các nguyên nhân sau:

Máu ứ đọng lại trong các tĩnh mạch gây tăng nhiệt độ trong bìu, làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng từ đó làm giảm khả năng sinh sản.

Nếu giãn tĩnh mạch thừng tinh xảy ra ở độ tuổi thiếu niên, thì tinh hoàn ở bên tĩnh mạch thừng tinh bị giãn thường phát triển kém hơn bình thường. Tinh hoàn nhỏ có thể góp phần tăng nguy cơ vô sinh.

Tuy nhiên, phần lớn nam giới bị giãn mạch thừng tinh không bị vô sinh, trên thực tế nhiều nam giới giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 3 vẫn có nhiều con và có tới 85% nam giới trưởng thành bị giãn mạch thừng tinh nhưng không liên quan đến vấn đề vô sinh. Nếu giãn mạch thừng tinh không gây ra các triệu chứng như đau tinh hoàn, teo nhỏ tinh hoàn hoặc các vấn đề về sinh sản thì không nên điều trị. Theo các khuyến cáo hiện nay, giãn mạch thừng tinh chỉ nên điều trị khi:

Khi thăm khám thấy rõ các búi giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Khi làm tinh dịch đồ thấy số lượng tinh trùng thấp, bệnh nhân đã vô sinh trên hai năm.

Vô sinh nhưng không giải thích được.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh chỉ nên điều trị trong trường hợp vô sinh không giải thích được

4. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có chữa khỏi được không?

Trong các trường hợp bệnh được chỉ định điều trị, tùy theo mức độ của bệnh, các trường hợp nhẹ có thể điều trị nội khoa, các trường hợp nặng hơn thường được chỉ định phẫu thuật. Có nhiều phương pháp phẫu thuật thắt tĩnh mạch thừng tinh như: phẫu thuật thông thường, phẫu thuật qua nội soi ổ bụng, phẫu thuật vi phẫu, làm tắc các mạch bằng bóng hay vòng xoắn... trong đó phẫu thuật vi phẫu [hình thức mổ bằng kính hiển vi] được áp dụng phổ biến, do an toàn, hiệu quả cao, ít biến chứng.

Sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh, mật độ tinh trùng của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt. Theo các nghiên cứu, từ 21-55% bệnh nhân không có tinh trùng trước mổ thì sau phẫu thuật sẽ có tinh trùng trong tinh dịch, khoảng 21% bệnh nhân sau mổ giãn mạch thừng tinh có thể sinh con tự nhiên mà không cần các biện pháp hỗ trợ sinh sản.

Giãn mạch thừng tinh là có thể chữa khỏi, tuy nhiên sau khi điều trị thành công bệnh nhân có thể tái phát bệnh sau một vài tháng hoặc một vài năm. Để tránh nguy cơ tái phát bệnh, bệnh nhân nên lưu ý một số điểm sau đây:

Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, khi có các dấu hiệu bất thường phải đi khám để điều trị kịp thời, tái khám đúng hẹn.

Tránh các hoạt động thể lực quá mạnh, đặc biệt tránh các động tác gây áp lực cho vùng bìu.

Tránh việc đứng hoặc ngồi quá lâu, hạn chế tắm nước nóng quá lâu để tránh tăng nhiệt độ vùng bìu.

Khách hàng có thể trực tiếp đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Đà Nẵng để thăm khám hoặc liên hệ hotline 02363 679 555 để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề