Nghiệp vụ bên có của ngân hàng thương mại là gì

Từ thời cổ đại, ở những nước có nền thương mại phát triển sớm đã xuất hiện những nhóm thương nhân chuyên nghề kinh doanh các dịch vụ tiền tệ nhưng chưa có một cơ cấu tổ chức nào được coi như một ngân hàng theo đúng chức danh của nó. Trong nhiều thế kỷ của thời trung cổ, nghề kinh doanh này đã phải trải qua bao nỗi thăng trầm bởi chiến tranh tàn khốc, không thể phát triển được. Phải chờ cho đến đầu thế kỷ thứ 12, khi chiến tranh đã dịu bớt, kinh tế hàng hoá đã có bước phát triển, nhất là khu vực Tây âu. Khi đó, một tổ chức được mệnh danh là ngân hàng được thành lập ở Venise nước ý vào năm 1171, tuy về thực chất chỉ là một tổ chức tài chính được thiết lập để thực hiện sự tài trợ cho chiến tranh, nhưng nội dung hoạt động của nó đã bao hàm cả nghiệp vụ ngân hàng.

Cho đến đầu thế kỷ 15, một số tổ chức kinh doanh tiền tệ được thành lập, được xem như những ngân hàng thực thụ như: Ngân hàng Barcelone, Ngân hàng Valenee của Tây Ban Nha, những tổ chức này đã thực hiện các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, cấp tín dụng, chuyển ngân và làm các nghiệp vụ thu- chi tiền cho khách hàng với ý nghĩa là những nghiệp vụ kinh doanh cơ bản.

Sự phát triển của Ngân hàng Thương mại phải kể từ thời kỳ phục hưng, và đặc biệt là từ khoảng thế kỷ 17 cho đến nay. Thời kỳ kinh tế hàng hoá phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ, nền thương mại không ngừng mở rộng, các quan hệ hàng hoá- tiền tệ phát triển bao trùm đời sống kinh tế- xã hội đã tạo ra những tiền đề kinh tế phát sinh và phát triển nghề Ngân hàng.

ở Việt nam, trong bước chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp, các hình thức sở hữu có thể hỗn hợp đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh doanh đa dạng. Các doanh nghiệp không phân biệt quan hệ sở hữu đều tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau, bình đẳng trước pháp luật. Theo hướng đó, nền kinh tế hàng hoá phát triển tất yếu sẽ tạo ra những tiền đề cần thiết và đòi hỏi sự ra đời của nhiều loại hình ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Từ năm 1986, hoà vào công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của đất nước theo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, hệ thống ngân hàng được tổ chức lại theo Nghị định 53/HĐBT được tách ra làm hai cấp: Ngân hàng Nhà nuớc đảm nhận công tác phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ, còn chức năng kinh doanh được thực hiện bởi các Ngân hàng Thương mại.

Năm 1991, sự ra đời của các Ngân hàng Thương mại cổ phần cùng các Ngân hàng Thương mại quốc doanh đã góp phần rất lớn vào công cuộc phát triển đất nước. Luật “Tổ chức tín dụng” của Việt nam ban hành vào ngày 12/12/1997 đã định nghĩa Ngân hàng Thương mại như sau:

“Ngân hàng Thương mại là một tổ chức tín dụng thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Hoạt động ngân hàng là một hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”.

Việc làm Ngân hàng - Chứng khoán - Đầu tư

Nghiệp vụ ngân hàng là một nghiệp vụ quan trọng, những người làm việc trong ngân hàng đều cần phải nắm rõ kiến thức về nghiệp vụ ngân hàng. Bạn có thể hiểu hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ ngân hàng với nội dung chủ yếu và thường xuyên là những giao dịch về việc nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác. Đây đều là những hoạt động quan trọng. Để giúp bạn có được những thông tin cần thiết về nghiệp vụ ngân hàng, nội dung bên dưới sẽ giúp bạn có được những kiến thức cơ bản về nghiệp vụ ngân hàng.

Việc làm Ngân hàng - Chứng khoán - Đầu tư tại Hồ Chí Minh

Bạn hiểu gì về nghiệp vụ ngân hàng?

Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh tiền tệ. Ngân hàng thương mại cũng giống như một doanh nghiệp thương mại, hoạt động với mục đích là thu được nhiều lợi nhuận. Lợi nhuận của ngân hàng được sinh ra bằng cách ngân hàng sẽ cho người có nhu cầu vay tiền vay và vay lại những tiền nhàn dỗi của khách hàng. Hay có thể hiểu theo cách đơn giản là kinh doanh tiền tệ. Đối với những doanh nghiệp thương mại khác thì hàng hóa của ngân hàng thương mại có phần đặc biệt hơn, ngân hàng sẽ kinh doanh hàng hóa ở đây là tiền, có chịu tác động bởi quan hệ cung – cầu vốn trên thị trường và trên cơ sở khoản lợi nhuận đạt được khi đưa vốn vay vào sản xuất kinh doanh. Vậy nên lợi nhuận của ngân hàng thương mại có được là khoản chênh lệch giữa việc cho vay và vay vốn của ngân hàng. Nội dung bên dưới sẽ giúp bạn hiểu hơn về nội dung này.

Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại bạn cần biết

Nghiệp vụ tài sản nợ - Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ phổ biến của ngân hàng, Hoạt động này được thể hiện và phản ánh thông qua cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Và nó được thể hiện chi tiết qua nội dung sau.

Đầu tiên là nguồn vốn của ngân hàng được hình thành và có được do hai nguồn đó là nguồn vốn tự có và nguồn vốn được coi là tự có.

Với nguồn vốn tự có bao gồm:

- Nguồn vốn điều lệ của ngân hàng: Đây được hiểu là khoản vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, Nguồn vốn này được xuất hiện khi ngân hàng hình thành, nó được ghi trên các giấy tờ, hồ sơ về ngân hàng. Điều quan trọng là ngân hàng có thể điều chỉnh được vốn điều lệ của ngân hàng qua thời gian hoạt động.

Một lưu ý dành cho bạn là vốn điều lệ của ngân hàng thương mại và ngân hàng quốc doanh có sự khác nhau.Với ngân hàng thương mại thì vốn sẽ có được là do các cổ phần đóng góp lúc thành lập ngân hàng. Còn đối với vốn điều lệ của ngân hàng quốc doanh thì vốn điều lệ có được là do nhà nước cấp. Khi bạn đã hiểu được nguồn vốn điều lệ của ngân hàng thì bạn sẽ thấy được việc huy động vốn để lập ngân hàng cổ phần đây cũng được coi là một trong những nghiệp vụ vay nợ.

Nghiệp vụ tài sản nợ - Huy động vốn

- Với nguồn vốn điều lệ này thì mục đích của nguồn vốn này là ngân hàng sẽ sử dụng vào để mua tài sản, thiết bị và một số hoạt động khác của ngân hàng. Ví dụ như ngân hàng sử dụng nguồn vốn điều lệ để cho các người có nhu cầu vay và một số hoạt động nghiệp vụ khác của ngân hàng.

- Một trong những khái niệm và kiến thức mà khi tìm hiểu về nghiệp vụ tài sản nợ huy động vốn bạn cũng cần phải biết đó chính là quỹ dự trữ. Đây là khái niệm quen thuộc và cần thiết đối với những người học và làm ngân hàng. Qũy dự trữ này có được là do hoạt động kinh doanh của ngân hàng, từ lợi nhuận ròng hàng năm của ngân hàng. Qũy này là điều kiện bắt buộc cần phải có của các ngân hàng nó đảm bảo an toàn trong kinh doanh của ngân hàng, quỹ này sẽ giúp ngân hàng tăng được vốn tự có của mình.

- Nguồn vốn coi như tự có: Vốn coi như tự có bao gồm các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi của ngân hàng, đây là nguồn vốn đã có mục đích chi tiêu nhất định những tạm thời nguồn vốn này chưa được sử dụng tới. Chúng ta có thể hiểu là những khoản tiền dùng trả lương cho nhân viên nhưng chưa đến thời gian trả.

Vốn của ngân hàng thường chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng nó lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đó chính là phản ánh thực lực tài chính của ngân hàng. Nó quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng, nó còn giúp ngân hàng thu hút các nguồn vốn khác và cho vay. Đây có thể nói là một phần rất quan trọng.

Tuyển chuyên viên xử lý nợ

2.2. Nghiệp vụ nhận tiền gửi

Ngoài những nghiệp vụ trên thì nghiệp vụ nhận tiền gửi cũng là một trong những nghiệp vụ quan trọng và cơ bản của nhân hàng. Các ngân hàng quan tâm rất nhiều đến nghiệp vụ này, kêu gọi và thực hiện nhiều chương trình thu hút khách hàng để có được nhiều khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Ngân hàng có rất nhiều hình thức thu hút khách hàng gửi tiền như gửi tiền không thời hạn. Gửi tiền tiết kiệm, gửi tiền không kỳ hạn và các hình thức khác.

Nghiệp vụ nhận tiền gửi

Ngân hàng sẽ nhận các khoản tiền gửi từ cá nhân, doanh nghiệp hay một tổ chức bất kỳ, nhiệm vụ của ngân hàng là sẽ phải trả lãi và gốc cho các cá nhân đó theo hạn hoặc khách hàng có nhu cầu rút tiền.

Tuyển dụng giao dịch viên ngân hàng

2.3. Nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng

 Mỗi ngân hàng đều có nguồn vốn huy động, sau khi thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ thì sẽ được sử dụng để cho vay. Nó là hình thức tín dụng của ngân hàng, ngân hàng sẽ điều tiết nguồn vốn này một cách hợp lý Ngân hàng sẽ điều tiết nguồn vốn này một cách hợp lý, từ nơi thừa đến nơi thiếu. Nó còn có tác dụng bổ sung vốn cho sản xuất kinh doanh. Đây có thể nói là một nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng. Nguồn vốn này tạo ra thu nhập chủ yếu cho ngân hàng

Nghiệp vụ tín dụng lại dựa vào tính chất và hình thức cho vay để chia chúng thành:

2.3.1. Căn cứ vào mục đích

- Cho vay công nghiệp và thương mại: Là loại cho vay ngắn hạn, với loại vay này giúp bổ sung vốn lưu động chó các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

- Cho vay nông nghiệp.

- Thuê mua và các loại khác.

- Cho vay bất động sản: Là loại cho vay liên quan đến mua sắm và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai.

2.3.2. Căn cứ vào thời hạn cho vay

- Cho vay ngắn hạn được hiểu là loại cho vay có thời hạn dưới 12 tháng, chủ yếu được sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của các doanh nghiệp.

- Cho vay trung hạn là cho vay có thời hạn từ 1 đến 3 năm.

Căn cứ vào thời hạn cho vay

- Còn với tín dụng trung hạn thường được sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định. Mục đích có thể sử dụng đế cải tiến, mua sắm hoặc đổi mới các thiết bị công nghệ. Hoặc cũng có thể đầu tư và các quy mô, dự án nhỏ có khả năng thu hồi vốn nhanh.

- Cho vay dài hạn: thời gian của cho vay dài hạn được quy định là 3 năm. Với loại tin dụng này thường được sử dụng để đầu tư các thiết bị phương tiện vận tải có quy mô lớn, để xây nhà ở hay xây dựng các xí nghiệp mới.

2.3.3. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng

Cho vay không bảo đảm là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ 3. Với hình thức cho vay dựa vào độ tín nhiệm, dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Đối tượng được vay không nhiều và thường là những người có công việc và địa vị thì mới được vay theo hình thức này.

Cho vay có đảm bảo là loại hình cho vay khá phổ biến ở các ngân hàng. Người vay cần phải thế chấp tài sản, hoặc cầm cố, hoặc cũng có thể nhờ sự bảo lãnh của bên thứ ba để hoàn tất thủ tục vay có đảm bảo.

2.3.4. Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng

Cho vay bằng tiền: Là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được cung cấp bằng tiền. Có thể nói cho vay bằng tiền là một trong những hình thức cho vay chủ yếu. Được thực hiện bằng các kỹ thuật như tín dụng thời vụ, tín dụng ứng trước, thấu chi…

Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng

 Cho vay bằng tài sản. Đây cũng là một hình thức khá phổ biến và đa dạng.

2.3.5. Căn cứ vào phương pháp hoàn trả

- Cho vay trả góp: Người vay có thể trả tiền lãi và gốc theo định kỳ đến khi nào trả được hết số tiền đó. Hoặc cũng có thể cho vay hoàn trả theo yêu cầu.

Trên đây là các loại cho vay mà ngân hàng hay sử dụng, ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh cho khách hàng. Đối với nghiệp vụ này ngân hàng không phải cung cấp tiền. Nhưng trong trường hợp người vay không thực hiện được đúng theo hợp đồng thì ngân hàng sẽ là người chịu trách nhiệm với những gì đã đảm bảo.

Tuyển dụng nhân viên tín dụng ngân hàng

2.4. Nghiệp vụ đầu tư

Ngân hàng tham gia vào nghiệp vụ đầu tư, bạn có thể hiểu là việc mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ lợi tức chứng khoán và từ chênh lệch thì giá chứng khoán mua bán trên thị trường.

Nghiệp vụ đầu tư

Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện các việc đầu tư hùn vốn khác như trực tiếp góp vốn vào các doanh nghiệp để thành lập công ty, xí nghiệp mới.

2.5. Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại

Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại cũng là một nghiệp vụ quan trọng, các ngân hàng có thể tham gia vào việc mua bán ngoại tệ, hoặc cũng có thể huy động vốn ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu của đầu tư cho vay kiếm lời. Việc các doanh nghiệp kinh doanh ngoại tệ còn mang đến rất nhiều lợi ích, tiêu biểu là góp phần thúc đẩy trong công tác thanh toán quốc tế. Tài trợ cho xuất nhập khẩu.

Việc làm Ngân hàng - Chứng khoán - Đầu tư tại Hà Nội

3. Các hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng

Ngoài những nghiệp vụ ở trên thì nghiệp vụ ngân hàng còn một số nghiệp vụ khác như: Dịch vụ chuyển tiền, thu chi hộ tiền hàng, nghiệp vụ ủy thác khác. Cụ thể chi tiết như sau:

Với dịch vụ chuyển tiền: Ngân hàng sẽ thực hiện lệnh chuyển tiền theo yêu cầu của khách hàng. Hiện nay ngân hàng đang có hai hình thức chuyển tiền đó chính là chuyển tiền điện tử và chuyển tiền bằng thư. Phố biến nhất phải kể đến chuyển tiền bằng thư.

 Các hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng

Với dịch vụ thu chi tiền hàng: Ngân hàng sẽ thực hiện lệnh ủy nhiệm thu hoặc ủy nhiệm chi tiến hành thanh toán các chi phí về hàng hóa và dịch vụ đã nhận. Hoặc cũng có thể là thực hiện việc thu hộ tiền hàng theo yêu cầu.

- Nghiệp vụ ủy thác: Là nghiệp vụ mà ngân hàng thực hiện theo sự ủy thác của khách hàng trong việc chuyển giao tài sản kế thừa, bảo quản giấy tờ, vàng bạc… việc làm này cũng tạo ra hoa hồng cho ngân hàng.

- Mua bán hộ: Cũng theo sự ủy nhiệm của khách hàng, ngân hàng thực hiện nghiệp vụ phát hành hộ trái phiếu hoặc chứng khoán cho các công ty. Ngân hàng cũng có thể thực hiện mua bán hộ theo ủy quyền của khách hàng.

Tìm việc làm

Hồ sơ vay vốn ngân hàng cần những gì? Lưu ý gì khi chuẩn bị?

Hồ sơ vay vốn ngân hàng là môt trong những hồ sơ quan trọng mà người vay vốn ngân hàng cần phải chuẩn bị. Nội dung bài viết sau đây sẽ giúp bạn có đầy đủ thông tin cần thiết về hồ sơ vay vốn ngân hàng.

Hồ sơ vay vốn ngân hàng

Video liên quan

Chủ Đề