Giám đốc sở giáo dục sơn la là ai

Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Hoàng Quốc Khánh [phải] trao Quyết định cho ông Nguyễn Huy Hoàng. Ảnh: Báo Sơn La

Chiều 4/9, UBND tỉnh Sơn La công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Huy Hoàng - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Sơn La làm Gám đốc Sở GD&ĐT.

Tại đây, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Hoàng Quốc Khánh đã đề nghị ông Nguyễn Huy Hoàng tiếp tục phát huy năng lực, trí tuệ cùng với tập thể cấp ủy và Ban Giám đốc Sở chỉ đạo đơn vị ngành giáo dục hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Ông Nguyễn Huy Hoàng sinh năm 1964, trình độ PGS.TS Giáo dục học, chuyên ngành Quản lý giáo dục; Cử nhân khoa học, chuyên ngành Sư phạm Vật lý; Cử nhân kinh tế, chuyên ngành Quản trị kinh doanh; Cử nhân Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước; lý luận chính trị cao cấp.

Trước khi được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La, ông Nguyễn Huy Hoàng từng trải qua nhiều cương vị công tác. Ông Hoàng từng là Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sơn La, Bí thư Huyện ủy Vân Hồ...

Ông Hoàng Tiến Đức, giám đốc Sở Giáo dục - đào tạo tỉnh Sơn La, tại trụ sở làm việc thời điểm cơ quan điều tra khám xét nơi làm việc vào chiều 31-7-2018 - Ảnh: HÀ THANH

Ngày 19-6 tại Hà Nội, Ban Bí thư họp đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng đối với ông Hoàng Tiến Đức - tỉnh ủy viên, bí thư Đảng ủy, giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Sơn La.

Sau khi xem xét tờ trình của Ủy ban Kiểm tra trung ương, Ban Bí thư nhận thấy ông Hoàng Tiến Đức, với cương vị phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo thi THPT, chủ tịch hội đồng thi, trưởng ban chấm thi THPT quốc gia năm 2018 tỉnh Sơn La, đã trực tiếp tham mưu cho UBND tỉnh Sơn La thành lập Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2018 tỉnh Sơn La có 2 thành viên ban chỉ đạo có con ruột dự thi. Việc này là vi phạm quy chế thi.

Ông Đức chịu trách nhiệm trực tiếp trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của ban chỉ đạo, hội đồng thi, ban chấm thi và các khâu trong quá trình thi; thiếu kiểm tra, giám sát, để nhiều cán bộ vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng, một số cán bộ bị khởi tố, điều tra, xử lý hình sự.

Trong quá trình kiểm điểm, ông Hoàng Tiến Đức đã nhận vi phạm, khuyết điểm của mình và tự nhận hình thức kỷ luật. Các cơ quan chức năng đã tiến hành xem xét, xác định rõ vi phạm, khuyết điểm của ông Đức là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, chính quyền địa phương, ngành giáo dục và cá nhân đồng chí, gây bức xúc trong xã hội, đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật nghiêm minh của Đảng.

Căn cứ Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15-11-2017 của Bộ Chính trị khóa XII về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm; xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm và quá trình công tác, thành tích đóng góp cho địa phương của ông Hoàng Tiến Đức, Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật ông Đức bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng [ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2015 - 2020; ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ, bí thư Đảng ủy Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2015 - 2020].

Gian lận thi cử Sơn La: Vì sao đề nghị kỷ luật ông Hoàng Tiến Đức?

N.V.HẢI - TTXVN

Việt Dũng   -   Thứ sáu, 20/11/2020 11:23 [GMT+7]

Bị cáo Trần Xuân Yến, cựu Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La kêu oan. Ảnh: Danh Dự.

Theo đó, toà phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm mức án 9 năm tù với bị cáo Yến về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Bị cáo Nguyễn Minh Khoa [cựu phó phòng an ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La] bị tuyên y án sơ thẩm, mức án 8 năm tội "Đưa hối lộ".

Bị cáo Lò Văn Huynh bị tuyên y án 21 năm tổng cộng 2 tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Nhận hối lộ".

Bị cáo Nguyễn Thanh Nhàn, cựu chuyên viên và Phó trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục bị tuyên y án 30 tháng tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Do bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga, cựu chuyên viên Phòng khảo thí xin rút kháng cáo nên HĐXX không xem xét. Bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga bị cấp sơ thẩm phạt 19 năm 6 tháng tù tổng cộng 2 tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Nhận hối lộ".

Cũng tại phiên phúc thẩm, toà đã bác đơn bà Lê Thị Thanh Yến [vợ bị cáo Huynh] và ông Lê Thanh Sơn [em vợ ông Huynh] - hai người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đòi lại 1 tỉ đồng.

Phiên toà phúc thẩm trên được TAND Cấp cao tại Hà Nội mở lưu động tại TAND tỉnh Sơn La, sau hơn 1 tháng hoãn trước đó. Bị cáo Yến kêu oan, ông Khoa đề nghị xem xét lại toàn bộ bản án, còn bà Nhàn, ông Huynh xin giảm nhẹ hình phạt.

Toà phúc thẩm thấy không có căn cứ xem xét đơn của các bị cáo nên ra phán quyết trên.

Theo bản án sơ thẩm, các bị cáo có quyền hạn trong kỳ thi THPT 2018 tại Sơn La song lợi dụng chức vụ để nhận thông tin, sửa bài, nâng điểm thi cho 44 thí sinh. Việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành giáo dục, mất đi sự công bằng và cơ hội đi học của người khác.

Liên quan đến vụ án, sau phiên toà sơ thẩm, ngoài 5 bị cáo trên, 7 người trong vụ án không kháng cáo gồm bị cáo Cầm Thị Bun Sọn [cựu Phó trưởng Phòng Chính trị Tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo] bị phạt 10 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" và "Nhận hối lộ".

Bị cáo Đặng Hữu Thuỷ [hiệu phó trường THPT Tô Hiệu] bị phạt 8 năm tù, Đỗ Khắc Hưng [cựu trung tá, cán bộ Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La] 3 năm tù, Đinh Hải Sơn [cựu thiếu tá, nguyên Đội phó Đội giáo dục, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La] 24 tháng tù treo về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Bị cáo Hoàng Thị Thành [cựu chủ tịch Hội nông dân huyện Quỳnh Nhai] 3 năm tù treo, Lò Thị Trường 30 tháng tù treo, Trần Văn Điện [cựu cán bộ Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp thành phố Sơn La] 9 năm tù về tội "Đưa hối lộ".

Thời gian qua, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã nhận được phản ánh của một số phụ huynh học sinh trên địa bàn tỉnh Sơn La về các khoản thu mà họ cho rằng khó hiểu.

Trong đó có nhiều khoản thu tự nguyện như quỹ cha mẹ học sinh, quỹ xã hội hóa giáo dục cũng được nhà trường thu với tiếng là tự nguyện nhưng lại có xu hướng như “bắt buộc”.

Gần nhất, phụ huynh trường Mầm non Thị trấn [Sông Mã] đã có phản ánh về các khoản thu khiến họ than trời là khó hiểu.

Sau khi tòa soạn có bài phản ánh, phụ huynh học sinh đã phản hồi họ được nhà trường trả lại 2 khoản thu là xã hội hóa và quỹ cha mẹ học sinh.

Tổng số tiền mà phụ huynh được trả lại là 635.000 đồng trên tổng số 1.853.000 đồng đã đóng.

Tuy nhiên, sau khi phóng viên liên lạc xác minh lại thông tin phụ huynh được nhà trường trả lại tiền có đúng hay không, Hiệu trưởng trường Tiểu học Thị trấn nhắn lại cho phóng viên, nguyên văn tin nhắn: "đó chỉ là thông tin".

Các khoản thu của trường Mầm non Thị Trấn [Sông Mã, Sơn La] khiến phụ huynh học sinh thắc mắc.

Ngày 15/10, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có trao đổi nhanh với thầy Nguyễn Huy Hoàng – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La về việc đóng góp đầu năm ở các trường học trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La cho biết, việc đóng góp ở các trường trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay được thực hiện theo thông tư 15, thông tư 55 và thông tư 16… của Bộ.

Những việc này đều có những chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở có văn bản hướng dẫn cụ thể.

Năm học 2020 – 2021 Sở Giáo dục và Đào tạo đã choTrưởng phòng Giáo dục và Đào tạo đến Hiệu trưởng các trường ký cam kết.

Nói về quỹ xã hội hóa giáo dục, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La cho biết, theo thông tư 55, quỹ hội cha mẹ học sinh do hội cha mẹ học sinh thống nhất kinh phí quản lý và sử dụng.

Quỹ này sẽ không liên quan gì đến nhà trường, nhà trường chỉ phối hợp và đề xuất. Nội dung nào được phép chi thì chi, nội dung nào không được phép chi đều có những quy định rõ ràng.

Ví dụ như mua sắm cơ sở vật chất thì không được phép dùng kinh phí của ban đại diện cha mẹ học sinh.

“Tuy nhiên, theo thông tư 16 của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì việc vận động thì việc gì cũng được hết nhưng phải có 2 ban. Một ban vận động và một ban quản lý sử dụng. Những việc này đều tách rời khỏi nhà trường. Nhà trường chỉ tham gia vào thành phần.


Phụ huynh trường Mầm non thị trấn Sông Mã than trời vì khoản thu đầu năm

Ví dụ như năm nay Trường có muốn làm thêm cái gì, xây dựng, mua sắm cái gì thì đề xuất, cấp trên người ta sẽ phê duyệt kế hoạch đó và cho thành lập 2 ban đó và 2 ban này sẽ độc lập với nhà trường. Hai ban vận động và ban quản lý sử dụng sẽ đáp ứng mục tiêu, đề nghị của nhà trường”. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết.

Nói về sự việc cụ thể xảy ra như ở trường Mầm non Thị trấn [huyện Sông Mã], Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La cho rằng: “Có thể anh em và phụ huynh đang hiểu nhầm thông tư 16.

Tinh thần của thông tư 16 là nhà trường có kế hoạch gì đó thì đề xuất để vận động, tài trợ. Trên cơ sở vận động giáo dục đó thì phòng Giáo dục và Đào tạo [đối với các trường từ Mầm non đến Trung học cơ sở ] họ thấy nhất trí và phê duyệt kết hoạch đó thì cho thành lập các ban đó.

Nhà trường sẽ không can thiệp vào việc này. Việc ở trường Mầm non Thị trấn Sông Mã có thể đã không tường minh giữa bên cung cấp thông tin và bên xác định thông tin nên có sự hiểu nhầm cho phụ huynh học sinh. Chính vì vậy bây giờ phải tường minh rõ ra.

Cái gì của thông tư 55, cái gì của vận động tài trợ theo thông tư 16, cái gì là thu dạy thêm, học thêm theo quy định… đây là những thứ được quy định rõ ràng nên phải các trường phải tường minh hóa ra. Sau đó phải có sự phân tích cụ thể xem các khoản thu đó đúng hay sai như thế nào, bên nào thu.

Không thể đóng gộp vào 1 thứ như vậy sẽ rất khó đánh giá đúng hay sai”.

Lại Cường

Video liên quan

Chủ Đề