Ông nguyễn xuân phúc là ai

Tuổi thơ gian khó và câu chuyện ‘vì dân’ của tân Thủ tướng

Thanh Huyền - Chí Đại

15:22 07/04/2016

Chúng tôi tìm quê hương của tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị để lắng nghe những người dân quê ông, những người bạn của một thời tuổi thơ gian khó, để hiểu thêm về một vị lãnh đạo chân chất, thương yêu người dân.

Ông Võ Ngọc Hoàng đang kể lại thời tuổi thơ của Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Trong ký ức của ông Võ Ngọc Hoàng [63 tuổi], ở thôn Hương Quế Tây, xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, người bạn thời tuổi thơ của tân Thủ tướng thì ông Nguyễn Xuân Phúc là một người hiền lành, chịu khó, không sợ gian khổ và thông minh, sống chan hòa được nhiều bà con thương mến.

Rót nước trà tiếp khách, ông Võ Ngọc Hoàng cho biết: “Trong giai đoạn từ năm 1960 - 1964, tôi và ông Nguyễn Xuân Phúc cùng ở thôn 9, nay là thôn Hương Quế Tây, xã Quế Phúc và học ở trường làng. Trong thời gian ấy, do chiến tranh bom đạn nên bọn tôi thay đổi trường học liên tục. Chúng tôi đi học nhiều lúc phải nhịn đói, cơm không đủ ăn. Thế nhưng cho dù điều kiện học tập và cuộc sống hết sức gian khó, ông Phúc vẫn học rất giỏi. Ngoài ra, tôi và ông Phúc còn tham gia hoạt đội du kích địa phương, sinh hoạt đội thiếu niên tiền phong, lúc nào ông ta cũng rất năng nổ, nhiệt tình”.

Ông Hoàng nhớ lại, hồi nhỏ ông Nguyễn Xuân Phúc có hoàn cảnh đặc biệt. Từ nhỏ đã phải sống xa bố, do bố ông tập kết ra bắc từ những năm 1945. Ông ở nhà với mẹ và anh, chị em. Đến năm 1965 sau trận địch tấn công vào vùng giải phóng, chị gái ông Phúc là bà Nguyễn Thị Phụng tham gia đội du kích đã anh dũng chống càn và hy sinh tại núi Hồn Cát.

Ông Hoàng chụp ảnh lưu niệm cùng ông Nguyễn Xuân Phúc trong một lần về thăm quê hương.

Chưa nguôi đau thương thì đến năm sau là 1966, mẹ ông Phúc bị địch sát hại vì phát hiện bà nuôi dưỡng bộ đội cách mạng nằm vùng. Ngôi nhà tranh của chị em ông Phúc ở bị giặc đốt.

Ông Phúc lúc bấy giờ chỉ mới 12 tuổi. Từ khi ngày mẹ mất, ông Phúc sống cùng với chị gái và được bà con hàng xóm thương yêu, đùm bọc đến khi ông Phúc lên chiến khu và ra bắc học tập giữa năm 1967-1968.

Ông Hoàng chia sẻ về ông Nguyễn Xuân Phúc: “Ông Phúc là một người tốt bụng, sống giản dị, thật thà và rất được bạn bè, bà con hàng xóm thương yêu, quý mến. Kể cả khi trở thành lãnh đạo cấp cao của Đảng Nhà nước nhưng mỗi lần về quê hương, ông luôn thể hiện là một người có tình, có nghĩa nên được người dân địa phương thương yêu, quý mến. Cứ đến ngày 30-4 giải phóng miền Nam ông Phúc thường hay về thăm quê hương và cùng tham gia buổi gặp mặt các đồng đội, bạn bè và thương binh và các gia đình liệt sĩ tham gia cách mạng”.

Còn theo ông Nguyễn Hữu Mai - nguyên Phó Chủ tịch TW Hội Nông dân Việt Nam, thời gian từ 1997-2004, tỉnh Quảng Nam còn rất khó khăn. Lúc bấy giờ nông nghiệp còn manh mún chưa phát triển. Nhưng ông Phúc, thời điểm đó làm Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã vạch ra nhiều đường lối, chính sách để hỗ trợ nông dân và thực hiện tốt Nghị quyết 19 của Đảng bộ tỉnh.

Ông Mai nhớ lại, ông Phúc nhận định, muốn phát triển được nông thôn và giúp nông dân, phải đầu tư xây dựng đường sá thật kiên cố, nhờ đó nông dân mới bớt khổ, vận chuyển lưu thông hàng hoá cũng thuận tiện hơn. Nông dân cũng mạnh dạn đầu tư máy móc, mở rộng trang trại làm ăn. Nhận định này được lãnh đạo tỉnh đồng tình, nhân dân ủng hộ.

Thế là ở Quảng Nam thực hiện chiến lược bê tông hoá giao thông nông thôn theo hướng “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Cụ thể, tỉnh Quảng Nam ban hành quyết định “mỗi mét đường bê tông nông thôn, tỉnh hỗ trợ 9 bao xi măng, còn lại nhân dân đóng góp thêm”.

Chưa hết, thấy nông dân trong tỉnh còn quá khó khăn về vốn, chưa dám mạnh dạn đầu tư máy móc, phát triển sản xuất, xây dựng trang, gia trại, ông Phúc trăn trở và đã xây dựng nên mô hình Quỹ Hỗ trợ nông dân.

Khi mô hình Quỹ Hỗ trợ nông dân ra đời, dù nguồn kinh phí tỉnh còn hạn hẹp, nhưng hàng năm ông Phúc vẫn yêu cầu chi cho Quỹ hàng tỷ đồng để giúp nông dân. Từ đó, nông dân trên địa bàn mạnh dạn vay vốn phát triển kinh tế vườn, đầu tư máy móc sản xuất, xây dựng trang trại, mạnh dạn mở rộng đầu tư làm ăn.

Theo ông Mai, ông Phúc lúc nào cũng hướng đến ngành nông nghiệp, giúp đỡ nông dân và chăm lo đời sống người dân là trọng tâm. Nhờ vào sự dám quyết, dám làm của ông Phúc mà đời sống nông dân Quảng Nam khấm khá hơn, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm đáng kể.
Vị nguyên Phó Chủ tịch TW Hội Nông dân Việt Nam cho rằng, khó mà nói hết những gì ông Phúc đã làm được cho dân.

Còn ông Trần Hữu Nhị, Phó Bí thư Đảng ủy xã Quế Phú cho biết: “Tôi và những người dân quê hương rất vinh dự và tự hào về ôngNguyễn Xuân Phúc khi được Đảng và nhân dân tin yêu bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khi Đảng và nhân dân tin yêu giao nhiệm vụ mới cho ông Phúc, tôi mong ông Phúc phát huy tài năng và sự lãnh đạo tài tình của ông để đưa ra những đường đối, chính sách đúng đắn để giúp cho đất nước ngày càng phát triển và hội nhập với các nước cường quốc trên thế giới”.

Chủ đề: Nguyễn Xuân Phúc tân thủ tướng Tuổi thơ khó khăn

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu nhậm chức. [Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN]

Sáng 26/7, Quốc hội khóa XV đã bầu ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2016-2021 [từ tháng 4/2021], đại biểu Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.

VietnamPlus trân trọng giới thiệu Tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc:

1. Họ và tên: NGUYỄN XUÂN PHÚC

2. Ngày, tháng, năm sinh: 20/7/1954.

3. Quê quán: xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam.

4. Dân tộc: Kinh.

5. Tôn giáo: Không.

6. Trình độ:

- Giáo dục phổ thông: 10/10 phổ thông;

- Chuyên môn, nghiệp vụ: cử nhân kinh tế Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội [hệ chính quy, tốt nghiệp năm 1978] và một số trường đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn trong nước và nước ngoài;

- Lý luận chính trị: cao cấp;

- Ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga.

7. Ngày vào Đảng: 12/05/1982;

Ngày chính thức: 12/11/1983.

8. Tham gia làm thành viên của các tổ chức đoàn thể:

- Vào Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh năm 1970;

- Chức vụ trong từng tổ chức đoàn thể: Bí thư Chi đoàn, Bí thư Đoàn trường.

9. Các hình thức khen thưởng nhà nước đã được trao tặng: Huân chương Lao động hạng Ba [năm 2001], Huân chương Lao động hạng Nhì [năm 2005], Huân chương Lao động hạng Nhất [năm 2009], Huân chương Chiến công hạng Ba [năm 2005], Chiến sỹ thi đua toàn quốc [năm 2000 và năm 2010]; Huân chương Vàng quốc gia của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [năm 2017].

Tóm tắt quá trình công tác

- Từ năm 1966-1968: Lên chiến khu Cách mạng, được Đảng đưa ra miền Bắc đào tạo, học phổ thông cấp 2;

- Từ năm 1968-1972: Học sinh cấp 2, cấp 3, Bí thư Chi đoàn, Bí thư Đoàn trường cấp 3 tại Hà Nội;

- Từ năm 1973-1977: Sinh viên Khoa Kinh tế công nghiệp khóa 15, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Bí thư Chi đoàn;

- Từ năm 1978-1979: Cán bộ Ban Quản lý kinh tế tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng;

- Từ năm 1979-1993: Chuyên viên, Phó Văn phòng, Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Bí thư Đảng ủy cơ quan, Đảng ủy viên Đảng ủy Khối dân chính đảng tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng khóa 1, 2. Học quản lý hành chính nhà nước tại Học viện Hành chính Quốc gia;

- Từ năm 1993-1996: Giám đốc Sở Du lịch kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Khu Du lịch Furama Đà Nẵng, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng; Tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Quảng Nam-Đà Nẵng khóa 15, 16. Học lý luận chính trị cao cấp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; học quản lý kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore;

- Từ năm 1997-2001: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam khóa 17, 18, Phó Chủ tịch rồi Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam; kiêm Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Quảng Nam. Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa 6;

- Từ năm 2001-2004: Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa 18, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa 6, kiêm Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh Quảng Nam. Đại biểu Quốc hội khoá XI, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế-Ngân sách Quốc hội khóa XI;

- Từ năm 2004-2006: Phó Bí thư Tỉnh ủy khóa 19, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam khóa 7, Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh khóa 7. Đại biểu Quốc hội khóa XI, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, Ủy viên Ủy ban Kinh tế-Ngân sách của Quốc hội khóa XI;

- Từ tháng 3/2006-5/2006: Phó Tổng Thanh tra Chính phủ. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

- Từ tháng 6/2006-8/2007: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Chính phủ, Ủy viên Ủy ban Kinh tế-Ngân sách của Quốc hội khóa XI;

- Từ tháng 8/2007-1/2011: Ủy viên Trung ương Đảng; Ủy viên Ban cán sự đảng Chính phủ, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối cơ quan Trung ương.

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu vào Bộ Chính trị;

- Từ tháng 1/2011-7/2011: Ủy viên Bộ Chính trị [khóa XI]; Ủy viên Ban cán sự đảng Chính phủ, Bí thư Đảng ủy, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Tổ trưởng Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ; Đại biểu Quốc hội khóa XIII;

- Từ tháng 8/2011-1/2016: Ủy viên Bộ Chính trị [khóa XI]; Phó Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban liên Chính phủ Việt-Lào; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Tây Bắc; Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm của Chính phủ; Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại; Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; Chủ tịch Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng, chống tham nhũng; Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết thi hành Hiến pháp 1992; Tổ trưởng Tổ Kinh tế của Tiểu ban Kinh tế-Xã hội chuẩn bị Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII... Tham dự Chương trình Lãnh đạo Quản lý cấp cao Việt Nam tại Đại học Harvard [Hoa Kỳ].

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu lại vào Bộ Chính trị;

-Từ tháng 1/2016-4/2016: Ủy viên Bộ Chính trị [khóa XII]; Phó Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục giữ các chức vụ Trưởng ban, Phó Trưởng ban các Ban Chỉ đạo liên ngành nêu trên;

Ngày 7/4/2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016;

 -Từ tháng 4/2016-7/2016: Ủy viên Bộ Chính trị; Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương; Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông-Hải đảo, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực... Đại biểu Quốc hội khóa XIV.

Ngày 26/7/2016, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV được bầu giữ chức Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021;

- Từ tháng 7/2016-7/2021: Ủy viên Bộ Chính trị [khóa XII]; Bí thư Ban Cán sự đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương; Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông-Hải đảo, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh; Trưởng Ban Chỉ đạo về an toàn, an ninh mạng quốc gia; Trưởng Tiểu ban Kinh tế-Xã hội chuẩn bị Đại hội lần thứ XIII của Đảng...

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương bầu lại vào Bộ Chính trị;

Ngày 5/4/2021, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, được bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2016-2021;

Được Bộ Chính trị phân công giữ chức Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045;"

- Từ tháng 7/2021 đến nay: Đại biểu Quốc hội khóa XV. Ngày 26/7/2021, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, được bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021-2026./.

[TTXVN/Vietnam+]

Video liên quan

Chủ Đề