Giải thích ý nghĩa của phương pháp xác định mặt phải mặt trái và canh sợi vải dệt thoi

Grain: The patterns should be positioned in the marker in such a way that the grain line in the pattern piece should be parallel to the selvedge of the fabric, which has a direct influence on the draping quality of the garments.

Canh sợi: Các mẫu rập phải được định vị trong sơ đồ sao cho đường canh sợi trong mẫu rập phải song song với đường biên của vải, mà có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khi mặc của trang phục.


Cutting pieces according to a fabric’s grain line results in more accurate piecing and a stronger finished garment selvage. Following the grain line reduces stretching and distortion, enhancing the overall appearance of your finished garment.

 Các chi tiết bán thành phẩm cắt tuân theo một đường canh sợi của vải cho kết quả kết nối chính xác hơn và góc cạnh của trang phục thành phẩm chắc chắn hơn. Tuân theo đường canh sợi làm giảm sự co dản và biến dạng, cải thiện tổng thể ngoại quan trang phục thành phẩm của bạn.

In weaving fabric, manufacturers place the lengthwise threads [warp] tightly in the loom to eliminate stretch. The crosswise threads [weft] are then woven into the lengthwise threads, but are not stretched as tightly, leaving a little “give” in the finished fabric. Fabric pieces cut diagonally across the grain line [on the bias], are susceptible to stretching because there are no stabilizing threads along the edges.

 Trong khi dệt vải [dệt thoi], các nhà sản xuất đặt các sợi chỉ theo chiều dài [sợi dọc] chặt chẽ trong khung dệt để loại bỏ sự co giãn. Các sợi chỉ theo chiều ngang [sợi ngang] sau đó được dệt vào các sợi chỉ dọc, nhưng không được kéo căng như vậy, để lại một chút “hở” trong vải thành phẩm. Các chi tiết vải cắt chéo so với đường canh sợi [theo đường xéo], dễ bị giãn vì không có các sợi ổn định dọc theo các cạnh. Lời người dịch: do đó các loại viền thường được cắt xéo [bias cut].

Terms to Know:

Điu cn biết:

  • The crosswise grainruns perpendicular to the selvage. It is sometimes referred to as the cross grain. The crosswise grain is usually looser and has slightly more stretch than the lengthwise grain.

Đường canh sợi ngang chạy vuông góc với biên vải. Nó đôi khi được gọi là đường ngang. Đường canh sợi ngang thường lỏng hơn và có độ co giãn hơn một chút so với đường canh sợi dọc.

  • True bias intersects the lengthwise grain and crosswise grain at a 45˚ angle, but any line that runs diagonally between the two grain lines is called the bias. It has more stretch and flexibility than either the crosswise or lengthwise grain.

Đường xéo/xiên thực tạo với đường canh sợi dọc và đường canh sợi ngang một góc 45˚, nhưng bất kỳ đường thẳng nào chạy chéo giữa hai đường canh sợi đều được gọi là đường xiên/xéo. Nó có độ co giãn và linh hoạt hơn so với đường canh sợi ngang hoặc đường canh sợi dọc.

  • When the lengthwise grain and the crosswise grain intersect at a perfect right angle, the fabric is said to be on grain, or grain perfect. If the grains don’t intersect at a perfect right angle, they are considered off grain and the threads are distorted.

Khi đường canh sợi dọc và đường canh sợi ngang cắt nhau ở một góc vuông hoàn hảo, vải được cho là chuẩn canh sợi hoặc canh sợi hoàn hảo. Nếu các đường canh sợi không giao nhau ở một góc vuông hoàn hảo, chúng bị coi là xéo/lệch canh và các sợi bị biến dạng.

Tips for Working with Fabric Grain:

Mo làm vic vi đường canh sợi vi:

  • A fabric that is slightly off grain is still usable. However, significantly off-grain fabric will require careful handling during assembly and heavy pressing to stabilize it in a finished garment.

Loại vải hơi xiên canh vẫn có thể sử dụng được. Tuy nhiên, vải xiên canh đáng kể sẽ yêu cầu phải xử lý thận trọng trong quá trình may lắp ráp và là/ủi mạnh để ổn định nó khi lên trang phục thành phẩm.

  • If the design motif can only be cut on the bias, backing it with a lightweight fusible web can help to stabilize it. 

Nếu kiểu dáng thiết kế chỉ có thể được cắt theo hướng xiên/xéo, mặt dưới của nó cần dùng loại keo dạng lưới nhẹ để có thể giúp ổn định nó.

  • Unless it is for decorative purposes, do not use the selvage edge [the tightly woven finished edge] in a quilt. When washed, the selvage, because it is so tightly woven, may shrink more than the rest of the fabric. 

Trừ khi dùng cho mục đích trang trí, không sử dụng biên vải [phần biên hoàn tất dệt rất chặt] trong trang phục. Khi giặt, phần biên vải này, vì nó được dệt rất chặt, có thể bị co lại nhiều hơn phần còn lại của vải.

  •  The arrow on a pattern piece or template often indicates which direction the fabric grain should run. Because one or more straight sides of every fabric piece should follow the lengthwise or crosswise grain, it is important that the line on the pattern or template runs parallel to the grain.

Mũi tên trên một mẫu rập giấy hoặc mẫu nhựa thường xác định hướng nào mà đường canh sợi vải sẽ chạy. Bởi vì một hoặc nhiều cạnh thẳng của mỗi mảnh vải phải theo đường canh sợi dọc hoặc đường canh sợi ngang, điều quan trọng là đường trên mẫu giấy hoặc mẫu nhựa phải chạy song song với đường canh sợi.

Trong loạt các bài viết liên tục kế tiếp, tôi sẽ cố gắng tóm tắt lại một số kiến thức cơ bản về vải, để chúng ta có thể phân biệt và hiểu thế nào là vải dệt thoi, thế nào là vải dệt kim . Sự khác biệt giữa 2 loại vải này  và ứng dụng dựa trên những khác biệt kỹ thuật đó.

Cũng trong những bài này, tôi sẽ nói về một số yêu cầu về đánh giá chất lượng của mỗi loại vải. Yêu cầu nào là bắt buộc phải đạt được để trở thành hàng hóa ở một số thị trường xuất khẩu như Mỹ, Châu Âu…hay nói cách khác là chỉ tiêu nào của vải phải bắt buộc được kiểm tra và đạt theo quy định của chính phủ nước nhập khẩu như khả năng chống cháy, hàm lượng Formaldehyde, pH, hàm lượng các chất bị hạn chế và những tiêu chuẩn khác của vải đang là yêu cầu chung của các nhãn hàng may mặc trên thế giới.

                                                                                        Vải dệt thoi [ Woven fabric]

Vải dệt thoi được tạo ra qua quá trình dệt vải trên máy dệt thoi . Trong đó, hai hệ sợi riêng biệt gọi là sợi dọc và sợi ngang được đan kết hợp với nhau để tạo thành một loại vải.  Sợi dọc [lengthwise yarns] là hệ sợi chạy từ phía sau ra phía trước của máy dệt [ warp hoặc end ] . Hệ sợi ngang [ crosswise yarns ] là sợi đan từ biên này vải đến biên kia qua  suốt khổ vải [ Fill  hoặc pick] . Khung dệt là bộ phận giữ các sợi dọc ở ví trí được dự tính sẵn trong khi sợi ngang được cài thông qua nó.  Sợi làm từ sợi tự nhiên như cotton, lụa và len cũng như sợi tổng hợp như nylon và polyester ….đều có thể được sử dụng cho việc dệt vải.

Trong vải, sợi dọc và sợi ngang liên kết theo một quy luật nhất định gọi là kiểu dệt.

Và đây là ví dụ một vài kiểu dệt phổ biến:

+ Vải dệt trơn hay vải Plain: Kiểu dệt Plain là đơn giản nhất trong tất cả các kiểu dệt. Các sợi dọc và ngang cùng chi số được đan xen với nhau theo quy luật một một .

Từng sợi ngang điền trên và dưới mỗi sợi dọc, luân phiên liên tiếp, tạo ra một số lượng lớn các điểm giao nhau.

Vải dệt trơn có kết cấu mạnh mẽ và cứng, thường được sử dụng cho thời trang và vải trang trí nội thất.

+ Vải Poplin là một loại vải dệt chặt, giống như dệt phẳng , được thiết kế với kích thước bằng nhau của sợi dọc và sợi ngang. Điểm  khác biệt là với dệt phẳng hay plain là hệ sợi dọc kích thước nhỏ và nhiều hợn , chặt chẽ hơn , số lượng sợi dọc thường  gấp đôi so với các sợi ngang.

+ Vải dệt chéo hay Twill fabric: Dệt chéo là một phương pháp dệt tạo ra một cấu trúc đan hình chéo trong vải.

Các loại vải chéo thường mềm hơn vải dệt phẳng do đó khả năng chống nhăn thường cao hơn nhiều so với kiểu dệt phẳng.

Twill là kiểu đan dệt với các đường sọc chéo song song [khác với kiểu dệt satin và dệt trơn]. Điều này được thực hiện bằng cách đan các sợi ngang luồn qua trên một hoặc nhiều sợi dọc và sau đó luồn dưới một hay nhiều sợi dọc và lặp lại với một quy luật lệch bước giữa các hàng để tạo ra các mô hình đường chéo đặc trưng.

Vải chéo về mặt kỹ thuật có cấu trúc một mặt trước và một mặt sau, trong khi vải dệt trơn có hai mặt đều giống nhau. Mặt trước của vải chéo là mặt nổi rõ các đường chéo; thường xuyên sử dụng như mặt phải của vải, và là mặt nhìn thấy được trong quá trình dệt. Dưới đây là một vài kiểu đan chéo căn bản:

Tính chất chung của vải dệt thoi

– Vải có cấu trúc tương đối bền tốt.

– Bề mặt vải khít.

– Hệ sợi dọc vuông góc với hệ sợi ngang.

– Độ dãn dọc và dãn ngang rất ít. Chỉ có thể co dãn ít theo hướng chéo nghiêng giữa chiều sợi dọc và sợi ngang. Vải dệt thoi chỉ có thể dãn ngang hoặc dọc nếu được thiết kể dệt với sự tham gia của sợi có tính co dãn như Spandex hoặc Lycra…

– Dễ bị nhầu, đặc biệt với một số loại vải như cotton, lanh…

– Vải không bị quăn mép, không bị tuột vòng.

– Vải dệt thoi ít bị co hơn vải dệt kim.

– Có biên vải rõ ràng.

– Đa dạng và phong phú về kiểu dệt, chất liệu.

Các thông số cơ bản của vải dệt thoi : [ Fabric specification]

1/ Mật độ hay Thread count [Threads per Unit Length ]

Mật độ vải là thông số quan trọng . Mật độ vải là số sợi vải đếm được trên một đơn vị chiều dài vải theo chiều dọc hay chiều ngang. Ví dụ mật độ sợi của vải cotton trung bình là 18 sợi/1 cm hay 45 sợi/ inche  . Vải cao cấp thường có mật độ sợi từ 22 sợi/1 cm hay 55 sợi/ inche trở lên. Mật độ lớn, kết hợp với sợi vải mảnh sẽ cho vải thêm mềm, mượt. Mật độ lớn với sợi vải cỡ lớn cho vải chắc, và bền.

+ Mật độ sợi dọc: Là số lượng sợi dọc trên một đơn vị chiều dài theo hướng ngang  , thông thường là số sơi dọc trên 1 inche [ End per inche hay viết tắt là EPI].

+ Mật độ sợi ngang: Là số lượng sợi ngang trên một đơn vị chiều dài theo hướng dọc , thông thường là số sợi ngang trên một inche  [Pick per inche hay viết tắt là PPI] .

Ví dụ: 100% cotton dyed twill woven fabric, 126×54, 20Sx10S

Mật độ vải là 126 sợi dọc/ inche và 54 sợi ngang/ inche.

Hay: Vải có thông số Thread count là: 297×88. Nghĩa là vải có EPI = 297 và PPI=88.

Chỉ số đứng trước luôn luôn là mật độ dọc và chỉ số sau là mật độ ngang.

Phương pháp kiểm tra được áp dụng thông thường theo chuẩn quốc tế cho thông số này là tiêu chuẩn ASTM D3775-2012.

EPI là viết tắt của Ends Per inche và PPI là viết tắt của Pick Per Inche. Ở đây Ends được biết là sợi dọc[ warps]  và Pick được gọi là sợi ngang [ Fills].

  • Làm thế nào để biết được sợi nào là sợi dọc, sợi nào là sợi ngang trong mẫu vải dệt thoi?
  • Thông thường mật độ sợi dọc EPI là nhiều hơn mật độ sợi ngang EPI
  • Dụa vào cường lực sợi: Cường lực sợi dọc thường cao hơn cường lực sợi ngang.
  • Sợi dọc thường mãnh hơn và độ xoắn cao hợn sợi ngang.
  • Nếu là vải sọc màu, sợi dọc thường là hướng của sọc màu.
  • Nếu vải có biên vải, sợi dọc song song với biên vải. Sợi ngang vuông góc với biên vải.
  • Tương đối khó để kéo sợi dọc ra khỏi mẫu vải hơn sợi ngang.
  • Sau khi gỡ sợi khỏi mẫu vải, sợi dọc thường thẳng hơn sợi ngang.
  • Phát hiện sợi dọc dựa vào dấu hiệu hồ trên sợi dọc. Sợi ngang không có hồ .
  • Trong hình trên , là ví dụ về một mẫu vải có cấu trúc khá thưa. Ô vuông được vẽ là diện tích có cạnh 1inche. Ở trong ô vuông bạn có thể đếm được có 9 sợi dọc và 8 sợi ngang. Như vậy, EPI và PPI của mẫu vải này la 9 x 8.
  • 2/ Chi số sợi hay Yarn size hay Counts of Yarn :Cỡ sợi hay độ thô mãnh của sợi vải là yếu tố quan trọng thứ nhì sau mật độ vải. Sợi càng mảnh thì chất vải càng mềm mượt, nhưng bề mặt vải sẽ yếu hơn so với vải có sợi cỡ lớn hơn . Nhược điểm này có thể được khắc phục bằng cách tăng mật độ sợi để tăng độ bền của vải. Các loại vải có cỡ sợi lớn, thường có mật độ trung bình cho ta loại vải  rất bền, chắc chắn, dễ giặt giũ bảo quản. Tuy nhiên loại vải này có thể cho cảm giác hơi cứng. Các loại vải mềm mượt sẽ được dệt bằng cỡ sợi nhỏ và mật độ vải lớn.  Ví dụ vải tơ tằm, lụa tencel …thường có sợi rất mảnh, do vậy các sản phẩm của tơ tằm và lụa tencel mới mềm và mượt hơn nhiều so với các loại vải khác.Độ dày hoặc đường kính của sợi là một trong những đặc tính cơ bản. Tuy vậy, không có cách nào để đo đường kính sợi theo một cách có ý nghĩa.Có hai hệ thống xác định chi số sợi được sử dụng: Trực tiếp và gián tiếp
    • Hệ thống trực tiếp:
    • Hệ thống trực tiếp biểu thị chi số dựa trên việc đo khối lượng trên một đơn vị chiều dài của sợi
    • Chiều dài trong hệ thống là cố định
    • Sợi mảnh hơn có chỉ số thấp hơn
    • Những chi số chính được sử dụng là:
    • Chi số lớn sợi càng thô. * Tex – khối lượng tính bằng gram trên 1000 mét * Denier – khối lượng tính bằng gram trên 9000 mét. * Decitex – khối lượng tính bằng gram trên 10000 mét

      1 tex = 10 decitex

    Ví dụ : Sợi 250D nghĩa là 9000 mét sơi sẽ nặng 250 grs

    D hay denior = G[ gram]/ L [ 9000m] hay trọng lượng grams của 9000m sợi

    D càng lớn thì sợi càng thô, D càng nhỏ thì sợi càng mãnh.

    Đơn vị này thường dùng với sợi filament.

    Sợi mãnh 1D là sơi Micro filament.

    Để có thể dệt được, sợi phải có chi số nhỏ nhất là 10D.
    Công thức chung của hệ thống trực tiếp là : N = [W x l]/L
    trong đó: N : chi số sợi W: khối lượng lượng mẫu sợi L: chiều dài mẫu

    l: đơn vị của hệ thống chiều dài

Video liên quan

Chủ Đề