Giá vé đi suối tiên 2023

Ban Quản lý đường sắt đô thị TP HCM [MAUR – chủ đầu tư] vừa gửi phương án giá vé giai đoạn đầu vận hành tuyến metro số 1 đến Sở Giao thông thông tải TP để báo cáo UBND TP HCM.

Đến nay, 13/17 đoàn tàu metro số 1 đã về TP HCM.

Theo đó, MAUR đề xuất giá vé từ 9.000 đến 23.000 đồng/lượt, tùy theo cự ly chuyến đi; giá vé tích tiền [tức nộp tiền trước vào thẻ đi tàu] bằng 75% giá vé lượt. Ngoài ra, hành khách có thể chọn mua vé 1 ngày [không giới hạn lượt đi] với giá 46.000 đồng/vé và vé 3 ngày là 104.000 đồng/vé.

Để tiết kiệm, khách đi nhiều có thể chọn mua vé tháng là 320.000 đồng/tháng. Học sinh, sinh viên được giảm giá 50%, còn 160.000 đồng/tháng. Dự kiến, trẻ em dưới 6 tuổi, người già, người khuyết tật, người có công với cách mạng được đi metro miễn phí.

MAUR cho rằng phương án giá vé trên nhằm khuyến khích người dân chuyển từ phương tiện cá nhân sang đường sắt đô thị và hình thành thói quen đi lại bằng phương tiện công cộng mới.

MAUR cũng phân tích mức giá vé bình quân cho tuyến metro số 1 cao hơn khoảng 78% so với giá vé bình quân của các tuyến xe buýt phổ thông, trong khi chi phí vận hành cao hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, nếu tăng giá vé tuyến metro số 1 thì sẽ làm giảm sản lượng hành khách vận chuyển nên trong thời điểm vận hành ban đầu không nên tăng giá vé. Trường hợp cần thiết tăng giá vé thì cơ quan quản lý nhà nước phải đưa ra lộ trình, thời gian phù hợp, khi hành khách đã hình thành thói quen đi lại.

Chủ đầu tư đưa ra dự báo lượng hành khách năm đầu tuyến metro số 1 vận hành gần 68.000 lượt khách/ngày. Về sau, nếu có nhiều tuyến xe buýt gom kết nối metro sẽ tăng lên khoảng 110.000 lượt khách/ngày.

Trong năm đầu tiên vận hành, tổng doanh thu sau thuế ước tính là gần 225 tỉ đồng [trong đó doanh thu bán vé là 201,6 tỉ đồng]. Tiền trợ giá không bao gồm chi phí khấu hao thiết bị ước tính hơn 400 tỉ đồng và trợ giá đã bao gồm chi phí khấu hao thiết bị là gần 930 tỉ đồng.

Thời gian đầu có thể trợ giá cao nhưng về sau sẽ giảm vì chủ đầu tư đã đề xuất bổ sung nhiều tính năng của hệ thống thu phí tự động cho dự án, kinh phí 159 tỉ đồng từ ngân sách, giúp khách thuận mua vé qua thẻ tín dụng, ví điện tử, mã QR; liên thông với xe buýt, BRT.

Dự án metro số 1 có tổng vốn đầu tư hơn 43.700 tỉ đồng, được khởi công từ năm 2012. Tuyến metro này dài 19,7 km [gồm 2,6 km đi ngầm và 17,1 km đi trên cao] với 14 nhà ga, trong đó có 3 ga ngầm và 11 ga trên cao.

Theo MAUR, đến nay, lũy kế tổng khối lượng toàn dự án metro số 1 đạt gần 90%. Theo kế hoạch, trong năm nay sẽ tiến hành chạy thử nghiệm trên toàn tuyến để đưa dự án vào vận hành thương mại năm 2023.

Theo dự thảo phương án giá vé metro số 1 đang được các sở ngành góp ý, giá vé được tính toán dựa trên hai kịch bản về sản lượng hành khách đi lại trên tuyến metro số 1 những năm đầu đưa vào khai thác.

Kịch bản thứ nhất, dự báo theo báo cáo nghiên cứu khả thi sản lượng đạt 175.391 lượt/ngày. Kịch bản này được đánh giá tính khả thi không cao do các dự án kết nối, quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách công cộng chưa được xây dựng đồng bộ, nhu cầu đi xe công cộng giảm…

Kịch bản thứ hai, dự báo theo nhu cầu đi lại hiện hữu với sản lượng đạt 67.967 lượt/ngày. Các chuyên gia Nhật Bản đánh giá nếu đẩy nhanh dự án kết nối mạng lưới xe buýt gom có thể làm tăng lượng khách đi lại lên 110.000 lượt/ngày.

Về giá vé năm đầu, Ban quản lý đường sắt đô thị TP đề xuất 9.000 - 23.000 đồng/lượt, thay đổi theo cự ly chuyến đi. Giá vé tích tiền [nạp tiền trước vào thẻ đi tàu] gần 6.500 đến hơn 17.000 đồng/lượt [bằng 75% giá vé lượt].

Đối với vé ngày có hai loại: 46.000 đồng/ngày và 104.000 đồng/3 ngày. Loại vé này không bị giới hạn lượt đi lại. Khách đi lại nhiều có thể chọn mua vé tháng 320.000 đồng/tháng. Học sinh, sinh viên được giảm 50% khi mua vé tháng, còn 160.000 đồng/tháng.

Các đối tượng chính sách như người khuyết tật, trẻ em... được miễn vé.

Biểu đồ dự báo lượng khách đi lại trên tuyến metro số 1 - Nguồn: Ban quản lý đường sắt đô thị TP

Theo tính toán, tổng chi phí vận hành metro số 1 năm đầu tiên 1.153 tỉ đồng, trong khi ước tính doanh thu đạt khoảng 224,9 tỉ đồng [tính theo sản lượng 67.967 lượt/ngày]. Do vậy, metro số 1 cần ngân sách TP trợ giá [bao gồm cả khấu hao thiết bị, lợi nhuận định mức] là 928,4 tỉ đồng trong năm đầu tiên khai thác thương mại.

Ở các năm sau, tiền trợ giá từ ngân sách sẽ giảm dần khi đáp ứng điều kiện kết nối [buýt gom...], nâng cấp hệ thống thu phí tự động, đồng thời tăng cường các chính sách khuyến khích người dân đi lại bằng vận tải công cộng...

Metro số 1 dài 19,7km có tổng mức đầu tư 43.700 tỉ đồng, dự kiến hoàn thành vào quý 4-2023. Mỗi ngày, metro số 1 chạy 300 chuyến tàu, mỗi đoàn tàu 3 toa chở khoảng 930 khách. Chuyến đầu tiên xuất phát lúc 5h, chuyến cuối cùng lúc 23h.

Về tần suất, giờ cao điểm 4 - 5 phút có một chuyến tàu xuất phát, giờ thấp điểm 10 - 15 phút/chuyến.

Chủ Đề