Giá trị nghệ thuật của bài ca dao Công cha như núi ngất trời

Dàn ý & 2 bài văn mẫu lớp 7

Download.vn mời bạn đọc cùng tham khảo Bài văn mẫu lớp 7: Phân tích bài ca dao Công cha như núi ngất trời.

Hy vọng với dàn ý và 2 bài văn mẫu, các bạn học sinh lớp 7 sẽ có thêm ý tưởng cho bài viết của mình. Mời tham khảo nội dung dưới đây.

Phân tích bài ca dao Công cha như núi ngất trời

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu và trích dẫn bài thơ dao “Công cha như núi ngất trời”.

2. Thân bài

a. Nội dung chính

Bài ca dao đã ca ngợi công lao to lớn của đấng sinh thành - cha mẹ. Đồng thời răn dạy con người phải biết ghi nhớ và báo đáp công ơn ấy.

b. Nghệ thuật

- Biện pháp tu từ so sánh “công cha” “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”: Dùng cái to lớn, vĩ đại của thiên nhiên “núi”, “biển” để thể hiện công lao, to lớn của cha mẹ.

- Hình ảnh “cù lao chín chữ”: hình ảnh ẩn dụ nói về công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề [cù: siêng năng, lao: khó nhọc, chín chữ cù lao gồm có sinh [đẻ], cúc [nâng đỡ], phủ [vuốt ve], súc [cho bú, cho ăn], trưởng [nuôi cho lớn]. dục [dạy dỗ], cố [trông nom], phục [theo dõi tính tình mà uốn nắn], phúc [che chở].

=> Hình ảnh thể hiện lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ.

3. Kết bài

Đánh giá ý nghĩa, giá trị của bài ca dao “Công cha như núi ngất trời”.

Phân tích bài ca dao Công cha như núi ngất trời - Mẫu 1

Từ bao đời nay, ca dao luôn gắn với đời sống của nhân dân lao động. Lời ca dao gửi gắm những tình cảm, bài học về cuộc sống. Một trong số đó là bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Bài ca dao được viết theo thể thơ lục bát mang âm điệu trầm bổng tựa như lời ru ngọt ngào của người mẹ. Mượn những hình ảnh thiên nhiên để nói đến công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái.

Biện pháp tu từ so sánh “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Ở đây, tác giả dân gian đã dùng cái to lớn, vĩ đại của thiên nhiên - đó là “núi”, “biển” để thể hiện công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Có lẽ chẳng thể nào đong đếm được công lao của đấng sinh thành. Người cha có công sinh thành, dưỡng dục và dạy dỗ cho con nhiều điều hay lẽ phải. Người mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Không chỉ vậy, đứa con sinh ra còn được mẹ chăm sóc, bảo vệ từng miếng ăn, cái mặc.

Lòng cha mẹ dù con lớn lên cũng không nguôi lo lắng. Hình ảnh “cù lao chín chữ” muốn nói về công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Và chín chữ ở đây cù lao gồm có sinh [đẻ], cúc [nâng đỡ], phủ [vuốt ve], súc [cho bú, cho ăn], trưởng [nuôi cho lớn], dục [dạy dỗ], cố [trông nom], phục [theo dõi tính tình mà uốn nắn], phúc [che chở]. Câu thơ giống như một lời nhắn nhủ, khuyên bảo con cái phải ghi nhớ công ơn của cha mẹ. Từ đó, con cái phải sống sao cho tròn đạo hiếu.

Bài ca dao chỉ bốn câu nhưng chứa đựng những nội dung vô cùng sâu sắc về tình cảm gia đình. Lời răn dạy chắc hẳn sẽ còn nguyên giá trị cho đến muôn đời.

Phân tích bài ca dao Công cha như núi ngất trời - Mẫu 2

Cha và mẹ - hai tiếng gọi thật thiêng liêng. Ca dao đã có rất nhiều câu ca ngợi công lao to lớn của những đấng sinh thành. Một trong số đó là bài ca dao:

“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”

Trước hết, bài ca dao sử dụng hình ảnh so sánh “công cha” với “núi ngất trời”; “nghĩa mẹ” với “nước ở ngoài biển Đông”. Cách so sánh lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, mẫu tử để so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Công cha so với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, nghĩa mẹ so với nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng và sự dạt dào. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt. Phép so sánh đã cho thấy công ơn không thể nào đong đếm được của cha mẹ.

Bởi vậy, tác giả dân gian mới đưa ra lời nhắn nhủ: “Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi”. Nhắc đến “cù lao chín chữ” là nhắc đến công lao của cha mẹ nuôi con vất vả nhiều bề. Chín chữ cù lao gồm có sinh [đẻ], cúc [nâng đỡ], phủ [vuốt ve], súc [cho bú, cho ăn], trưởng [nuôi cho lớn], dục [dạy dỗ], cố [trông nom], phục [theo dõi tính tình mà uốn nắn], phúc [che chở]. Bởi vậy mà đứa con cần phải ghi nhớ công ơn trời bể đó, cũng như sống có trách nhiệm hơn.

Gia đình là bến đỗ bình yên nhất của mỗi con người. Vì ở đó chúng ta nhận được sự yêu thương, chăm sóc và bảo vệ của những người thân yêu. Nhờ có tình cảm gia đình, con người sẽ có thêm nguồn sức mạnh to lớn để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Bởi vậy mỗi người cần phải trân trọng tình cảm gia đình từ những hành động cụ nhỏ bé nhất. Tình cảm gia đình thật đáng trân trọng và bảo vệ.

Như vậy, bài ca dao đã ca ngợi công lao to lớn của đấng sinh thành - cha mẹ. Đồng thời răn dạy con người phải biết ghi nhớ và báo đáp công ơn ấy.

Cập nhật: 22/09/2021

Nội dung

1/ Câu đầu tiên

- Câu thứ nhất nói về “công cha”.

- Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời.

2/ Câu thứ Hai

- Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết.

* Nghệ thuật

- So sánh: Công cha với núi ngất trời, nghĩa mẹ với nước ở ngoài biển đông

=> Làm nổi bật công lao tình nghĩa của cha mẹ dành cho con cái rất to lớn, sâu nậng không thể tính đến hay kể xiết được. từ đó nhắc nhở mỗi người con phải biết ơn, sông hiếu thảo với cha mẹ

- Ẩn dụ: Núi cao biển rộng mênh mông -> chỉ công lao tình nghĩa của cha mẹ đối với con cái

HƯỚNG DẪN1.    Xác định lời của từng bài ca dao

Để tìm hiểu nội dung từng bài ca, cần xác định được kiểu nhân vật trữ tình và đối tượng trữ tình ở mỗi bài ca dao. Muốn xác định được đó là lời của ai nói với ai, cần căn cứ vào các từ ngữ, hình ảnh có tính chất là tín hiệu ngôn ngữ kết hợp với nội dung tình cảm được thể hiện ở mỗi bài.

-    Bài 1: là lời của người mẹ nói với con qua điệu hát ru về tình cảm của con cái đối với cha mẹ, về lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ.-    Bài 2: là lời của người con gái lấy chồng xa quê nhớ về mẹ và quê mẹ.-    Bài 3: là lời của cháu con nói với ông bà về nỗi nhớ, sự kính yêu của con cháu đối với ông bà.-    Bài 4: là lời của anh em ruột thịt tâm sự với nhau hoặc là lời của người trên [ông bà, cha mẹ, chú bác] nói với con cháu về tình cảm anh em.2.    Nội dung, ý nghĩa, hình thức nghệ thuật của bốn bài ca

Bài 1.

Công cha như núi ngất trời,Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

-    Tình cảm mà bài ca dao trên muốn diễn tả, nhắc nhở là công lao trời biển của cha mẹ đối với con cái và bổn phận, trách nhiệm của con cái trước công lao to lớn ấy.-    Đặc sắc về ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca:

+ Dùng lối nói ví von quen thuộc của ca dao [Công cha như..., Nghĩa mẹ như...], lấy những cái to lớn, mênh mông, vĩnh hằng của thiên nhiên [trời, biển] để so sánh với công cha, nghĩa mẹ. Đặc biệt là việc sử dụng bổ sung các định ngữ chỉ mức độ [ngất trời, cao khi so công cha với núi; rộng mênh mông khi so nghĩa mẹ với nước biển Đông]. Hai hình ảnh núi và biển đều được lặp lại hai lần có ý nghĩa biểu tượng. Văn hóa phương Đông thường so sánh công cha bằng trời, bằng núi; nghĩa mẹ bằng đất, bằng biển [trong các cặp biểu tượng cha - trời, mẹ- đất; cha -núi; mẹ -biển]. Bản thân cách nói công cha -nghĩa mẹ là cách nói rất phổ biến trong ca dao, trong lời nói hằng ngày của nhân dân. Vì công cha được so sánh với núi ngất trời, nghĩa mẹ với nước ở ngoài biển Đông, rộng mênh mông như vậy mới diễn tả nổi công ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Núi cao ngất trời, biển rộng mênh mông làm sao đo đếm được, cũng như công cha, nghĩa mẹ đối với con cái. Với việc sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh như vậy công cha, nghĩa mẹ không còn là lời giáo huấn khô khan về chữ hiếu mà nó trở nên cụ thể, sống động, thấm thìa. Em cũng có thể tìm những bài ca dao nói đến công cha, nghĩa mẹ tương tự như ở bài này.

Ví dụ:

-    Công cha như núi Thái Sơn,Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.Một lòng thờ mẹ kính cha,Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.-    ơn cha nặng lắm ai ơi,

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang...

+ Sử dụng hình thức lời ru, điệu hát ru với giọng tâm tình, sâu lắng để nhắc nhở con cái ghi lòng tạc dạ công ơn trời biển của cha mẹ và bổn phận làm con. Đây là lời một người mẹ ru con mình nhưng cũng là lời của các bậc cha mẹ nói với con cái, nói với mọi người về đạo làm con.
Bài 2

Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

-    Hai câu ca dao biểu hiện tâm trạng của người con đã đi lấy chồng xa quê nhớ mẹ nơi quê nhà. Đó là nỗi buồn nhớ xót xa âm thầm, sâu lắng trong cõi lòng không biết san sẻ cùng ai.-    Tâm trạng đó được bộc lộ xúc động và thấm thìa qua một số  chi tiết, hình ảnh có giá trị biểu cảm cao:+ Thời gian nghệ thuật trong câu ca dao là chiều chiều [không phải một buổi chiều mà là nhiều buổi chiều] - thời điểm gợi buồn, gợi nhớ trong lòng người xa quê, xa mẹ.+ Không gian nghệ thuật trong câu ca dao là ngõ sau [thường vắng vẻ, lặng lẽ heo hút] - không gian ấy càng gợi nhắc đến cảnh ngộ cô đơn của nhân vật trữ tình, về thân phận người phụ nữ làm dâu xứ người luôn phải che giấu nỗi niềm riêng.-    Hành động của nhân vật trữ tình là ra đứng ngõ sau [bờ ao, bến sông, cổng làng,...], đứng ở không gian ngõ sau như vậy với tâm trạng chất chứa [buồn, đau, nhớ, thương,...] dâng lên trong lòng.-    Nỗi niềm của nhân vật trữ tình là ruột đau chín chiều. Người con gái lấy chồng xa, chiều nào cũng ra đứng ngõ sau “trông về quê mẹ” với nỗi nhổ, nỗi buồn đau không nguôi. Đó là nỗi nhớ mẹ, nhớ quê hương. Đó cũng là nỗi xót xa, buồn tủi của kẻ làm con phải xa cách cha mẹ, không được gần gũi, đỡ đần cha mẹ lúc đau yếu, khó khăn. Và cũng có thể còn là nỗi nhớ tiếc về một thời con gái, về tuổi xuân đã qua đi không bao giờ trở lại; nhất là trong cảnh ngộ, thân phận làm vợ, làm dâu mà cô đang đối mặt hằng ngày ở nhà chồng. Thời xưa, cảnh ngộ và tâm trạng đó dường như là phổ biến, nên trong kho tàng ca dao có nhiều bài ca tương tự.

Ví dụ:

-    Chiều chiều ra đứng bến sông,Muốn về quê mẹ mà không có đò.-    Chiều chiều ra ngõ ngó xuôi,Ngó không thấy mẹ, ngùi ngùi nhớ thương...-    Vẳng nghe chim vịt kêu chiều,

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.

Bài 3Ngó lên nuộc lạt mái nhà,

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

-    Bài ca dao này diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính của cháu con đối với ông bà.-    Cái hay của bài ca là đã dùng một sự vật bình thường [nuộc lạt] dể diễn tả nỗi nhớ và tấm lòng yêu kính ấy. Nuộc lạt mái nhà bao giờ cũng rất nhiều, gợi sự nối kết bền chặt, không tách rời của mái ấm gia đình trong cuộc sống mỗi người, làm ta liên tưởng đến công lao to lớn của ông bà trong việc xây dựng ngôi nhà, gây dựng mái ấm gia đình.

Cái hay còn là ở hình thức so sánh [bao nhiêu - bấy nhiêu], gợi nỗi nhớ da diết, lắng sâu trong lòng cháu khi nhớ về ông bà, khi “ngó lên”, bao nhiêu nuộc lạt mái nhà với lòng trân trọng, yêu kính. Lối so sánh, liên tưởng kiểu như ở bài ca dao này khá phổ biến. Ví dụ:

-    Qua đình ngả nón trông đình,Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.-    Qua cầu dừng bước trông cầu,Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu.

Bài 4 

   Anh em nào phải người xa,Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.

-    Bài ca dao này nói về tình cảm anh em thân thương trong một nhà.-    Để nói lên tình cảm anh em ruột thịt, bài ca dao dùng cách nói nhấn mạnh “cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân”. Những chữ cùng, chung, một thiêng liêng khắc sâu ý nghĩa: Anh em đều do cha mẹ sinh ra, cùng sống dưới một mái nhà, cùng chia sẻ mọi vui buồn cho nhau. Quan hệ anh em khác quan hệ với “người xa” là ở chỗ đó.Quan hệ anh em còn được so sánh bằng hình ảnh “như thể tay chân”. Cách so sánh rất cụ thể, dễ hiểu khiến ta cảm nhận ngay được sự gắn bó giữa anh và em như tay chân trong một cơ thể người. Hình ảnh này được xuất hiện ở nhiều câu ca dao khác [Anh em như chân với tay - Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần].

-    Bài ca dao khai thác sự gắn bó thiêng liêng của tình anh em nhằm nhắc nhở chúng ta: Anh em phải hoà thuận để cha mẹ vui lòng, phải biết nương tựa vào nhau, giúp đỡ lẫn nhau [Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần]. Giọng thơ êm ái tha thiết cùng cách nói giản dị, mộc mạc khiến cho lời răn dạy trở nên dễ nghe, dễ nhớ và thấm thìa.

Các Bài Viết Cùng Chuyên Mục

Những Bài Văn Hay - Nhung Bai Van Hay

Video liên quan

Chủ Đề