Gà uống kháng sinh bảo lâu thì thịt được

[Dân trí] - Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã lên tiếng cảnh báo người chăn nuôi phải dừng ngay việc sử dụng kháng sinh trên vật nuôi bởi đây chính là một trong những "thủ phạm" làm gia tăng tình trạng kháng thuốc, cùng với đó là các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở người.

Ngày 8/11, WHO đã đưa ra báo cáo về tình trạng khoảng 80% kháng sinh đã được sử dụng tại các trang trại chăn nuôi. Thậm chí ở những quốc gia cấm sử dụng chất tăng trưởng, kháng sinh được sử dụng nhiều trên động vật hơn là ở người.

Các hướng dẫn mới nhất từ tổ chức y tế toàn cầu này đề nghị nông dân ngừng sử dụng thuốc kháng sinh cho mục đích tăng trưởng nhanh và ngăn ngừa bệnh ở động vật nuôi, một thực tế đang phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có châu Á và Mỹ. Ngay cả châu Âu, nơi luật cấm đã ban hành, người ta nghi ngờ rằng vẫn có vi phạm.

Lạm dụng thuốc kháng khuẩn trong ngành chăn nuôi là một trong những "thủ phạm" hàng đầu gây ra tình trạng siêu kháng thuốc - kháng lại tất cả các kháng sinh mạnh nhất, khiến chúng trở nên vô tác dụng.

Vật nuôi dùng kháng sinh sẽ truyền trực tiếp [người chăn nuôi] hay gián tiếp [thực phẩm] các siêu kháng khuẩn cho con người. Một cuộc điều tra của tờ Guardian đã tìm thấy tụ cầu vàng kháng methicillin [MRSA] trong nhiều mẫu thịt heo tại các siêu thị ở Anh.

Kazuaki Miyagishima, Phụ trách về An toàn thực phẩm, WHO, cho biết: mối liên quan giữa sử dụng kháng sinh trong các trang trại chăn nuôi với nguy cơ sức khỏe ở người rất rõ ràng: “Các bằng chứng khoa học cho thấy lạm dụng kháng sinh trên vật nuôi góp phần vào tình trạng kháng kháng sinh đáng báo động hiện nay. Lượng kháng sinh dùng cho vật nuôi đang gia tăng trên toàn thế giới, tương ứng với nhu cầu thực phẩm có nguồn gốc động vật đang tăng lên”.

TS. Clare Chandler, Trường Y học nhiệt đới và vệ sinh dịch tễ London, cho biết: “Những khuyến cáo này của WHO sẽ là một thách thức đối với các nhà cung cấp trong việc giảm sử dụng kháng sinh nhưng có thể là lợi thế với các đơn vị chăn nuôi quy mô – nơi có độ an toàn sinh học cao hơn. Nhiều nông dân chăn nuôi nhỏ lẻ trên khắp thế giới đang bị phụ thuộc vào việc phải bổ sung kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi và những hành động thiết thực sẽ hỗ trợ họ, tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa sống còn đối với cuộc sống và sinh kế của họ”.

Tờ Guardian, trong một cuộc điều tra chung với Cục Điều tra báo chí, cũng đã chỉ ra sự gia tăng nhanh chóng của các megafarm [được mô tả là những trang trại chăn nuôi tàn nhẫn và thái quá]. Các megafarms cũng đang “lan nhanh trên toàn cầu và chúng liên quan với tình trạng kháng kháng sinh, khi mà hàng trăm vật nuôi sẽ được điều trị kháng sinh cùng lúc.

Quách Vinh - Nhân Hà

Theo Thegardian

Dù vậy, các nhà khoa học vẫn cảnh báo, gia cầm mới tiêm vắc-xin 1-2 ngày, nếu ăn vào sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe vì vắc-xin chưa phân hủy hết. Các chuyên gia thú y thì khuyến cáo "chỉ nên ăn gia cầm sau khi tiêm 28 ngày".
Tại các chợ, thông tin về việc Hà Nội và các tỉnh lân cận đang tiến hành tiêm vắc-xin cho đàn gia cầm dường như không có tác động đối với người mua bán mặt hàng này. Theo ghi nhận của chúng tôi, lượng gia cầm tại các chợ đầu mối Long Biên, Hàng Da, Kim Liên... không hề giảm so với trước. 5 giờ sáng 16.9, một chiếc ô tô 3,5 tấn mang biển số của Hà Tây [tỉnh vừa tiêm vắc-xin cho đàn gia cầm] chở đầy gà chạy tuột vào chợ Long Biên, theo sau là một loạt xe máy, mỗi xe chở một lồng gà khoảng dăm bảy chục con. Trong số hàng trăm lồng gà được bày bán ở chợ Long Biên, chỉ có vài chục lồng có giấy chứng nhận của Chi cục Thú y Hà Nội. Phần lớn số gà này được bán cho các hàng phở, chợ cóc của thành phố.

Ông Trần Mạnh Giang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội thừa nhận: "Dù tất cả cửa ngõ ra vào thành phố đều có chốt kiểm dịch nhưng cũng không thể nào kiểm soát được hết số gia cầm nhập vào thành phố. Một ô tô chở hàng mấy trăm con gia cầm, kiểm tra thì mình cũng chỉ nhìn vào tờ giấy có nguồn gốc xuất xứ là cho đi chứ làm sao đếm được trong đó có bao nhiêu con". Vì thế, việc... vạch lông từng con gà ra để xem nó mới hay đã tiêm vắc-xin lâu rồi là không thể.

Thông thường theo thói quen, khi mua gà những bà nội trợ chỉ cần nhìn con nào khỏe mạnh là chọn, rất hiếm người nào sờ tay vào để vạch lườn, sờ bụng con gà. Trong khi đó, theo ông Hoàng Văn Năm - Phó cục trưởng Cục Thú y - muốn biết được gà vừa tiêm hay tiêm lâu rồi thì người mua phải kiểm tra vùng lườn hoặc dưới da của cổ con gà: "Chúng tôi quy định nhân viên thú y chỉ được tiêm vào một trong hai điểm này. Khi kiểm tra, nếu lườn hoặc vị trí cổ con gà có màu thâm tím tức là gà đó vừa tiêm vắc-xin". Có những người thiếu hiểu biết đến mức khẳng định chắc chắn rằng: "Gà vừa tiêm thuốc phòng chống H5N1 rồi, cứ ăn đi, không sợ bị nhiễm cúm đâu!".

Những cửa hàng bán gia cầm làm sẵn, gia cầm đã chế biến trên các phố Đông Tác, Vĩnh Hồ, chợ Mơ... cũng rất đông khách. Theo tìm hiểu của chúng tôi, do lượng bán không nhiều nên các cửa hàng này thường lấy mối từ những người bán lẻ ở các chợ, và hàng chủ yếu được gom lẻ từ các vùng lân cận Hà Nội. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Một cán bộ thú y thừa nhận: "Thú thật khi gia cầm đã làm chín hoặc vặt lông bày bán trên bàn thì chúng tôi cũng rất khó phát hiện được đâu là gia cầm khỏe mạnh, đâu là ốm yếu, hay con nào mới tiêm vắc-xin, con nào tiêm lâu rồi".

Quy định là chỉ được tiêu thụ những con gia cầm chưa tiêm vắc-xin [trường hợp khỏe mạnh] hoặc đã tiêm vắc-xin được 28 ngày, nhưng việc kiểm soát là không thể. Ông Trần Mạnh Giang khuyến cáo: "Chúng tôi không khuyến khích người dân từ bỏ thịt gia cầm nhưng để đảm bảo an toàn, cách tốt nhất là người tiêu dùng nên tự bảo vệ mình, chỉ mua gia cầm sống và khi mua nhớ phải kiểm tra dưới lườn, vị trí cổ của gia cầm để biết được nó đã phân hủy hết vắc-xin chưa".

TP.HCM: Tiêm vắc-xin lúc gia cầm được 1 ngày tuổi

Theo Chi cục Thú y TP.HCM, tổng đàn gia cầm trên địa bàn thành phố hiện nay khoảng 576.000 con. Từ ngày 15.9, TP.HCM bắt đầu tiêm phòng đại trà vắc-xin Trovac của Hà Lan. Tuy nhiên, hơn nửa số gia cầm này đã được tiêm phòng thử nghiệm vắc-xin Trovac từ năm trước. Ông Huỳnh Hữu Lợi - Chi cục trưởng Chi cục Thú y TP.HCM cho biết: "Các tỉnh khác thì dùng vắc-xin của Trung Quốc, theo yêu cầu của nhà sản xuất thì phải 28 ngày sau khi tiêm mới được đưa ra tiêu thụ, còn đối với TP.HCM thì sử dụng vắc-xin chết - chủng H5N2, tiêm lúc gia cầm 1 ngày tuổi, đến lúc xuất chuồng là đã qua 45 ngày hoặc 2 tháng, vì thế đảm bảo được yêu cầu về thời hạn tiêu thụ sau khi tiêm. Đối với gia cầm từ các tỉnh chuyển về, chúng tôi yêu cầu phải cấp rõ giấy chứng nhận ngày tiêm phòng và xuất chuồng. Lực lượng thú y TP.HCM cũng sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ số gia cầm từ các tỉnh".

Quang Thuần

Minh Xuân

Dư lượng thuốc kháng sinh ở thịt gà, vịt quá cao!

VỆ SINH THỰC PHẨM.- Một khảo sát mới đây của Khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông Lâm TPHCM cho thấy có tới gần 45% mẫu thử gà, vịt bày bán ở chợ TPHCM có dư lượng thuốc kháng sinh vượt mức cho phép. Ghi nhận thị trường cũng cho thấy hiện tượng cho gà, vịt uống kháng sinh để phòng dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều trong khi việc quản lý gần như bỏ ngỏ

Gần 45% mẫu thử có dư lượng kháng sinh

Khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông Lâm TPHCM mới đây đã tiến hành khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và dư lượng kháng sinh trong thịt ở các quầy kinh doanh gia súc, gia cầm.

Điều tra 628 hộ chăn nuôi heo, gà cho thấy đa số người chăn nuôi sử dụng kháng sinh không hợp lý như liều lượng cao, sử dụng liên tục để phòng ngừa bệnh cho gia súc cho đến khi nào bán được. Xét nghiệm các mẫu thịt được lấy trực tiếp tại các chợ cho thấy có 26 loại kháng sinh được phát hiện. Trong đó loại được sử dụng nhiều nhất là chloramphenicol [chiếm 15,35%], tylosin [15%], colistin [13,24%], norfloxacin [10%], gentamycin [8,35%], nhóm tetracylin [7,95%], ampicillin [7,24%]... Trong đó, chloramphenicol là kháng sinh hiện đã bị cấm sử dụng trên nhiều quốc gia.

Trong 149 mẫu thịt gà được kiểm tra, phân tích có đến 44,96% số mẫu có dư kháng sinh vượt quá mức quy định cho phép từ 2,5 - 1.100 lần so với tiêu chuẩn ngành. Trong đó, loại kháng sinh chloramphenicol chiếm tỉ lệ cao nhất đến 87,50%, flumequin chiếm 83,33%, chlortetracyline chiếm 62,50%, amoxillin chiếm 60%...

N. Hải

Tình trạng gà chết do dịch bệnh được giết mổ để bán rất phổ biến. Vì vậy nhiều người tiêu dùng chỉ mua gà sống để đảm bảo an toàn vệ sinh. Tuy nhiên, qua tìm hiểu của chúng tôi cho thấy tại các chợ lẻ hiện nay đang xuất hiện hiện tượng người bán gà sống đã cho gà, vịt uống kháng sinh để gà dịch bệnh lâu chết. Mua nhầm loại gà, vịt này không tốt cho sức khỏe.

Sử dụng kháng sinh hàng ngày

Tại chợ Bến Thành, Q.1 - TPHCM, nơi có cả chục hộ kinh doanh gia cầm như gà, vịt, thỏ... Các loại gia cầm đều được nhốt lưu trong chợ. Khách ưng ý con nào sẽ được người bán lôi ra cân ký, nếu có nhu cầu sẽ được giết mổ tại chỗ. Chúng tôi quan sát trong nhiều ngày tại chợ này, đã phát hiện ngoài việc giết mổ gà, vịt sống, người bán còn mổ cả gà chết từ đêm trước. Một người kinh doanh gà, vịt cho biết: “Lúc này còn đỡ, đến mùa dịch, sáng ra “nó” chết nằm la liệt giá bán chỉ 10.000 đồng - 13.000 đồng/kg, trong khi gà sống giá 35.000 đồng - 40.000 đồng/kg”. Tuy chưa đến cao điểm mùa dịch, nhưng tầm cuối giờ chiều, nhiều người bán bắt đầu bồi dưỡng và chống bệnh cho gà, vịt [để đêm gà không bị chết]. Trong chậu nước cho gà uống, người ta trộn một thứ bột màu trắng ngà, đó là các loại thuốc phòng bệnh cho gà, vịt. Ở chợ Bà Chiểu người bán lại trộn bột thuốc vào thau thức ăn sền sệt rồi bơm trực tiếp vào miệng gà, vịt vừa ngăn bệnh vừa bảo đảm năng lượng cho gà, vịt sống qua đêm.

Trong vai một người bán gà, vịt tại chợ lẻ chúng tôi đến chợ đầu mối Trần Chánh Chiếu [Q.5] để tìm mua. Khi than vãn tình trạng gà chết quá nhiều, một người bán hàng liền bày cách “cứ ra cửa hàng thuốc mua kháng sinh cho uống đều mỗi ngày là ngừa được ngay. Còn muốn gà, vịt không bị giảm trọng thì cho uống thêm thuốc tăng trọng”. Chưa dứt lời, bà đã giục: “Lấy hàng đi, con nào cũng được ngừa hết rồi. Yên tâm mà bán”.

Chưa quan tâm kiểm soát

Đặt vấn đề với Ban Quản lý chợ Bến Thành, ông Phạm Văn Tân, Phó Ban Quản lý chợ, cho biết lâu nay Ban Quản lý chỉ khuyến cáo tiểu thương không được sử dùng phẩm màu, hóa chất để ướp gà, vịt đã giết mổ. Trạm Thú y có văn phòng tại chợ cũng chỉ kiểm tra thịt heo, bò đã giết mổ đưa vào chợ. Ông Tân cho biết sẽ trao đổi vấn đề này với ngành thú y vì đây là vấn đề chuyên môn đồng thời khuyến cáo đến bà con không nên sử dụng kháng sinh.

Theo một cán bộ ngành thú y, vấn đề sử dụng thuốc kháng sinh đối với gia súc, gia cầm trên thị trường rất khó kiểm soát. Muốn kiểm tra gia súc, gia cầm có bị nhiễm kháng sinh hay không thì phải lấy mẫu về phân tích, nhưng khi có kết quả cũng không thể xử lý được vì số hàng đó đã được bán hết. Trường hợp nhìn, ngửi bằng cảm quan rất khó phát hiện. Chi cục Thú y TPHCM đang đầu tư các trang thiết bị để có thể kiểm tra nhanh tại chỗ dư lượng kháng sinh trên gia súc, gia cầm lúc đó mới có điều kiện kiểm tra nhanh được.

Tác hại khó lường

Bác sĩ Trần Văn Ký, Phó Khoa Vệ sinh Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, khẳng định kháng sinh thuộc dạng hóa chất cho nên phần lớn không phân hủy được trong môi trường nhiệt độ như nấu nướng chẳng hạn. Một số ít loại kháng sinh có thể bị phân hủy nhưng tỉ lệ phân hủy không đáng kể. Cho nên người ăn phải thức ăn bị nhiễm kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, biến chứng, khó điều trị bệnh sau này. Theo một tài liệu của Bộ môn Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Kỹ thuật TPHCM, lượng kháng sinh tồn dư trong gia súc, gia cầm cao sẽ chuyển hóa protein thành các histamins gây chứng nhức đầu cho người sử dụng. Người thường xuyên sử dụng gia súc, gia cầm nhiễm kháng sinh sẽ rất dễ bị “lờn” thuốc, khi bị bệnh khó chữa trị do lượng kháng sinh này sẽ tích tụ trong cơ thể gây nên hiện tượng vi khuẩn thích ứng với kháng sinh.

LONG GIANG

Video liên quan

Chủ Đề