Este mùi chuối chín có công thức là

Trang chủ/Trắc nghiệm ôn tập/Isoamyl axetat là một este có mùi chuối chín, công thức cấu tạo của este này là

Bài viết gần đây

Este nào sau đây có mùi chuối chín?


A.

B.

C.

D.

Câu hỏi: Este nào sau đây có mùi chuối chín?

A. Etyl isovalerat.

B. Etyl butirat.

C. Isoamyl axetat.

D. Etyl fomat.

Trả lời:

Đáp án đúng: C

Este có mùi chuối chín là: Isoamyl axetat.

Phương pháp giải:

Ghi nhớ một số este có mùi thơm đặc trưng:

+ Isoamyl axetat: mùi chuối chín

+ Etyl butirat và etyl propionat: mùi dứa

+ Geranyl axetat: mùi hoa hồng

+ Benzyl axetat: mùi hoa nhài

...

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Isoamyl Axetat nhé.

1. Isoamyl Axetat là gì?

1.1. Khái niệm về Isoamyl axetat

Isoamyl axetat hay isopentyl axetat, còn gọi là dầu chuối, là hợp chất hữu cơ ester được điều chế từ isoamyl alcohol và acid acetic.

1.2. Isoamyl axetat có mùi gì?

Isoamyl axetat có mùi mạnh, tương tự mùi chuối và lê. Dầu chuối là khái niệm dùng cho cả isoamyl axetat tinh khiết và các hương liệu từ hỗn hợp của isoamyl acetat, amyl acetat và các hương liệu khác.

1.3. Isoamyl axetat có màu gì?

Isoamyl axetat là chất lỏng không màu, khó hòa tan trong nước nhưng hòa tan mạnh trong hầu hết các dung môi hữu cơ.

2. Công thức hóa học của Isoamyl Axetat là gì ?

- Isoamyl axetat có công thức cấu tạo là CH3COOCH2-CH2-CH[CH3]2

- Este isoamylaxetat được điều chế bởi ancol isoamylic [CH3]2CH-CH2-CH2-OH và axit axetic CH3COOH

3. Điều chếisoamyl axetatbằng cách nào?

Trong tự nhiên, ta có thể dễ dàng thu được dầu chuối bằng cách chiết xuất từ cây chuối. Ngoài ra, Ong mật cũng có thể phát ra isoamyl acetat.

Trong thí nghiệm, isoamyl axetat thường được điều chế từ phản ứng có axit H2SO4 [hoặc resin trao đổi ion acid] làm chất xúc tác của phản ứng giữa isoamyl alcohol và axit acetic:

Điều chế Isoamyl acetat bằng cách nào?

4. Sản xuất

Isoamylaxetatthường được điều chế từ phản ứng xúc tác acid [quá trình ester hóa Fischer] giữaisoamyl alcoholvàacid acetic băngnhư hình dưới dây.Acid sulfuriclàchất xúc tácđiển hình. Ngoài ra, resin trao đổi ion acid cũng được dùng làm chất xúc tác.

5. Ứng dụng của Isoamyl acetat

Ứng dụng của Isoamyl acetat

Trong chế biến thực phẩm, Isoamyl acetat thường được gọi là dầu chuối. Dầu chuối là chất tạo mùi được sử dụng rất nhiều trong chế biến thực phẩm, nhất là đối với các loại đồ ăn ngọt. Mùi chuối giúp cho món ăn thơm và hấp dẫn hơn.

Trong sản xuất, Isoamyl acetat được sử dụng làm dung môi vecni và sơn mài nitrocellulose.

Nó còn được dùng làm chất dẫn dụ các đàn ong mật đến một địa điểm nhỏ hoặc được dùng để kiểm tra hiệu quả của mặt nạ chống độc hoặc mặt nạ khí bởi đặc tính chứa mùi tạo hưng phấn, có cường độ mạnh và ít độc hại.

- Isoamyl acetat được dùng để tạo mùi chuối trong thực phẩm. Dầu lê thường đề cập đến dung dịch isoamyl acetat trong ethanol được dùng làm hương liệu nhân tạo.

==> Chất này cũng được dùng làm dung môi vecni và sơn mài nitrocellulose cũng như dùng làm chất dẫn dụ [pheromon] các đàn ong mật đến một địa điểm nhỏ. Isoamyl acetat là dung môi và chất mang cho các vật liệu như nitrocellulose.

==> Do có mùi tạo hưng phấn, có cường độ mạnh và ít độc, isoamyl acetat được dùng để kiểm tra hiệu quả của mặt nạ chống độc hoặc mặt nạ.

6. Bài tập luyện tập

Bài 1: Giải thích tại sao khi cho isoamyl axetat [dầu chuối] vào cốc đựng dung dịch natri hiđroxit thấy chất lỏng trong cốc tách thành hai lớp, nhưng khi khuấy đều và đun sôi hỗn hợp một thời gian thấy chất lỏng trong cốc tạo thành một dung dịch đồng nhất.

Hướng dẫn trả lời:

Dầu chuối không tan trong nước vì nó không có khả năng tạo được liên kết hiđro với nước và vì khối lượng riêng nhỏ hơn nước nên dầu chuối nổi trên mặt nước [hoặc dung dịch kiềm].

Khi đun sôi và khuấy đều đã xảy ra phản ứng xà phòng hoá este :

CH3COOCH2CH2CH[CH3]2+ NaOH→ CH3COONa + OHCH2CH2CH[CH3]2

Sản phẩm phản ứng tan được trong nước [hoặc dung dịch kiềm dư] nên tạo thành dung dịch đồng nhất.

Bài 2: Khối lượng isoamyl axetat thu được bằng bao nhiêu gam khi đun nóng 10,56 gam ancol isoamylic với 10,8 gam axit axetic [xúc tác H2SO4đặc]. Biết hiệu suất phản ứng este hóa đạt 80%?

A.19,50 gam.

B.12,48 gam.

C.15,60 gam

D.18,72 gam.

Đáp án đúng: B

Hãy chọn định nghĩa đúng trong các định nghĩa sau:

Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là?

Este nào sau đây thuộc loại este đa chức:

Công thức tổng quát của este tạo bởi ancol đa chức và axit đơn chức là:

Điểm nào sau đây không đúng khi nói về metyl fomat có công thức HCOOCH3?

Trong phân tử este no, đơn chức có số liên kết pi là :

Số đồng phân este của chất có CTPT C4H6O2 là:

Số đồng phân đơn chức của chất có CTPT C4H8O2là :

Số đồng phân của chất có CTPT C2H4O2 là:

So với các axit, ancol có cùng số nguyên tử cacbon thì este có nhiệt độ sôi 

Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là

Metylfomiat có công thức là:

Tên gọi của este có CTCT thu gọn : CH3COOCH[CH3]2 là:

Este C4H8O2 có gốc ancol là metyl thì công thức cấu tạo của este đó là:

Một số este được dùng trong hương liệu, mĩ phẩm, bột giặt vì:

Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là

Este nào sau đây làm mất mất màu dung dịch Br2 ở điều kiện thường?

Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các chất bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra phản ứng hóa học với các chất đó. Có hai loại chất giặt rửa:

+ Xà phòng là hỗn hợp muối natri hoặc kali của axit béo [như C17H35COONa, C17H35COOK] và chất phụ gia.

+ Chất giặt rửa tổng hợp là muối natri ankyl sunfat RO-SO3Na, natri ankansunfonat R-SO3Na, natri ankylbenzensunfonat R-C6H4-SO3Na, … Ví dụ: C11H23-CH2-C6H4-SO3Na [natri đođexylbenzen sunfonat].

Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp đều có tính chất hoạt động bề mặt. Chúng có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt giữa chất bẩn và vật cần giặt rửa, tăng khả năng thấm nước bề mặt chất bẩn. Đó là vì phân tử xà phòng cũng như chất giặt rửa tổng hợp đều cấu thành từ hai phần: phần kị nước là gốc hiđrocacbon [như C17H35-, C17H33-, C15H31-, C12H25-, C12H25-C6H4-, …] và phần ưa nước [như -COO[-], SO3[-], -OSO3[-], …].

"Phần kị nước" khó tan trong nước, nhưng dễ tan trong dầu mỡ; trái lại "phần ưa nước" lại dễ tan trong nước. Khi ta giặt rửa, các vết bẩn [dầu mỡ, …] bị chia cắt thành những hạt rất nhỏ [do chà xát bằng tay hoặc bằng máy] và không còn khả năng bám dính vào vật cần giặt rửa và bị phân tán vào nước, vì phần kị nước thâm nhập vào các hạt dầu còn phần ưa nước thì ở trên bề mặt hạt đó và thâm nhập vào nước. Nhờ vậy các hạt chất bẩn bị cuốn trôi đi một cách dễ dàng.

Video liên quan

Chủ Đề