Những điều cần biết khi lên đại học

Vào đại học, trở thành sinh viên là mong ước của hàng triệu bạn trẻ khi cánh cổng THPT khép lại. Không chỉ là bước tạo đà quan trọng cho tương lai, trường đại học còn là môi trường trải nghiệm vô cùng tuyệt vời và ý nghĩa! Tuy nhiên, có những điều tân sinh viên cần phải biết sớm để không lãng phí 4 năm, 5 năm tuổi trẻ của mình. Cùng xem những điều đó là gì nhé!

Đừng “xả hơi” quá lâu

Vào đại học là mơ ước của hàng triệu bạn trẻ khi cánh cổng trường THPT khép lại. Để thực hiện được mơ ước đó, các bạn học sinh cuối cấp có thể thức đến 2-3 giờ sáng để ôn thi, sáng vẫn dậy từ 6 giờ để đi học, chiều lại lao vào các lớp luyện thi không biết mệt mỏi. Chính vì vậy, khi trúng tuyển vào ngành học và trường đại học mình mong ước, các bạn tân sinh viên thường dành một khoảng thời gian để "xả hơi".

Vào đại học là bắt đầu một hành trình mới.

Thế nhưng, học đại học không nhàn như nhiều người vẫn nghĩ. Việc "xả hơi” quá lâu và không có điểm dừng có thể khiến bạn đánh mất đi tất cả những vốn liếng quý giá của bản thân và đánh mất đi chính tương lai của mình.

Sự thật là 4 năm, 5 năm học đại học không phải là khoảng thời gian đủ nhiều để các bạn thu nhận kiến thức, kỹ năng và trải nghiệm nếu các bạn không cố gắng, nỗ lực từng ngày. Vậy nên, K13 ơi, đừng tự bao giờ dễ dãi với bản thân dù chỉ là 1 giây, 1 phút nhé!

Tìm hiểu kỹ về trường


Tân sinh viên cần tìm hiểu kỹ về trường để có sự khởi đầu thuận lợi nhất.

ĐH Đại Nam là ngôi trường các bạn sẽ gắn bó trong suốt 4 năm, 5 năm học tới. Ngay từ lúc này, các bạn hãy dành thời gian để tìm hiểu thật kỹ về trường nhé! Khám phá từ văn phòng khoa; hệ thống giảng đường; phòng đào tạo; phòng quản lý sinh viên; phòng tài chính – kế toán; thư viện; đội ngũ giảng viên; chương trình đào tạo; các chương trình học bổng của khoa, của trường; các CLB, các hoạt động ngoại khóa… Tất cả những điều này sẽ giúp các bạn bớt bỡ ngỡ, nhanh chóng hòa nhập với mái nhà chung DNU hơn đấy.

Thay đổi phương pháp học


Học đại học không nhàn như nhiều người vẫn nghĩ.

 “Học đại học nhàn lắm!” K13 ơi, hãy dẹp ngay suy nghĩ đó đi, trước khi quá muộn. Bởi nếu THPT chỉ học theo kiểu “thầy đọc trò chép”, kiến thức gói trọn trong sách giáo khoa thì lên đại học bạn phải tự học, tự tìm tòi nghiên cứu tài liệu để chiếm lĩnh kiến thức, giảng viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, định hướng. Nếu bạn không chủ động, không nỗ lực, không ai có thể học thay được cho bạn. Chưa kể phương pháp kiểm tra, đánh giá ở bậc đại học cũng hoàn toàn khác biệt so với THPT.

Để học tốt ở đại học, các bạn phải thay đổi nhận thức và phương pháp học tập. Hãy tận dụng triệt để môi trường học tập chuyên nghiệp; nguồn giáo trình, tài liệu khổng lồ trong thư viện; kiến thức, kinh nghiệm của thầy cô… và các cơ hội trải nghiệm thực tế để thu nạp kiến thức – kỹ năng – kinh nghiệm cho bản thân. Đừng để giấc ngủ trưa của ngày hôm nay là tương lai của ngày mai các bạn nhé!

Đầu tư học ngoại ngữ sớm

Tân sinh viên hãy đầu tư học tiếng Anh ngay từ năm thứ nhất.

Ngoại ngữ là một trong những yếu tố quan trọng làm nên “chìa khóa” của sự thành công, giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc ở nhiều vị trí quan trọng và ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Trường ĐH Đại Nam là một trong những trường đại học đầu tiên ở miền Bắc áp dụng chuẩn đầu ra TOEIC từ 450 – 600 điểm, Nhà trường cũng đã lược bớt một số môn học đại cương không cần thiết để tăng cường các học phần tiếng Anh cho sinh viên.

Vì vậy, ngay bây giờ, tân sinh viên cần tranh thủ học tiếng Anh, tận dụng triệt để môi trường học ngoại ngữ chuyên nghiệp trong trường, học thêm bên ngoài, tự học để trau dồi. Đừng để đến khi gần ra trường hoặc ra trường rồi mới cấp tốc đi học bổ sung vừa vất vả, vừa tốn kém tiền bạc.

Chọn chỗ ở phù hợp

Với những sinh viên trọ học xa nhà, việc lựa chọn chỗ ăn ở có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Khi lựa chọn chỗ ở, tân sinh viên cần lưu ý về khoảng cách từ nhà trọ đến trường, an ninh, điều kiện sinh hoạt và giá tiền. Theo đó, ký túc xá Trường ĐH Đại Nam và Làng sinh viên Hacinco [Thanh Xuân] là lựa chọn tuyệt vời các bạn không nên bỏ lỡ. Với những bạn thuê trọ bên ngoài nên thuê nhà gần trường, gần bến xe buýt để thuận tiện cho việc đến trường. Để tiết kiệm tiền thuê nhà, các bạn nên ở ghép với bạn cùng lớp, cùng trường…

K13 nên chọn ở trong ký túc xá vì vừa gần trường, vừa đảm bảo an ninh và tiết kiệm chi phí.

Tư lập…

Để vượt qua những bối rối ban đầu, tân sinh viên cần học cách sống tự lập. Các bạn cần học cách tự chăm sóc bản thân từ miếng ăn, giấc ngủ đến những sinh hoạt hàng ngày của mình. Các bạn ở trong ký túc xá của trường nên đăng ký ăn tại căng tin của trường, vừa rẻ, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Những bạn thuê trọ bên ngoài nên tận dụng nguồn thực phẩm gửi từ quê ra và mua đồ đảm bảo về tự nấu ăn. Hãy ngủ đủ giấc, chăm chỉ luyện tập thể dục, không bỏ bữa sáng và sống thật lành mạnh.

Bên cạnh đó, tân sinh viên cần học cách quản lý thời gian bởi lúc này các bạn không còn bố mẹ bên cạnh nhắc nhở. Việc học phải được ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên, ngoài thời gian học trên giảng đường, thư viện, phòng máy tính, khu thực hành, bạn đừng quên dành thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, vui chơi giải trí nhé!

Tham gia hoạt động ngoại khóa

ĐH Đại Nam có rất nhiều hoạt động ngoại khóa bổ ích cho sinh viên.

Trường ĐH Đại Nam có rất nhiều CLB và các hoạt động ngoại khóa ý nghĩa dành cho sinh viên, như: Tấm bánh nghĩa tình, hội trại truyền thống, hiến máu tình nguyện, mùa hè xanh, đông ấm yêu thương, giải bóng đá, giải cầu lông… Các hoạt động ngoại khóa được Nhà trường tổ chức thường xuyên, liên tục nhằm giúp sinh viên hiểu biết sâu sắc hơn về các vấn đề nóng đang tồn tại trong xã hội; đồng cảm, chia sẻ may mắn của mình đến với cộng đồng; phát triển hoàn thiện nhân cách; trải nghiệm trọn vẹn thanh xuân; phát triển các kỹ năng cần thiết cho quá trình xin việc sau này… Tham gia hoạt động ngoại khóa, các CLB sẽ giúp tận sinh viên nhanh chóng làm quen với môi trường học tập và mở rộng các mối quan hệ.

CLB tình nguyện ĐH Đại Nam chào đón tân sinh viên K13.

Tránh tệ nạn xã hội và bạn bè xấu

Bên cạnh những điều tốt đẹp, cuộc sống sinh viên cũng bị đe dạo bởi rất nhiều thứ. Tệ nạn xã hội, bạn bè xấu là những thứ tân sinh viên cần lưu ý tránh. Những mối quan hệ mới có thể giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn nhưng cũng có thể là người đưa bạn vào con đường xấu như: Thuốc lá, rượu bia, cờ bạc, ma túy, mại dâm, đa cấp… Do đó, cần tỉnh táo trong mọi mối quan hệ.

Học cách chi tiêu hợp lý

Hầu hết sinh viên thường bị “cháy túi” vào cuối tháng do không biết cách chi tiêu hợp lý. Để không bị “móm” và phải “mì tôm không người lái” cầm hơi cả tuần, tân sinh viên cần học cách tiết kiệm. Các bạn nên chia tiền sinh hoạt phí của mình thành từng khoản khác nhau và cố gắng không tiêu lạm vào. Hạn chế mua sắm những vật dụng không cần thiết và ăn uống ở các hàng quán đắt đỏ. Thay vì đi xe máy, các bạn có thể đi xe buýt, xe đạp điện hoặc đi bộ đến trường [nếu ở KTX hoặc ở gần trường]. Hãy cố gắng tiết kiệm và để riêng một khoản tiền nhỏ để phòng trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, các bạn có thể đi làm thêm để có thêm thu nhập trang trải cho việc học hành của mình.

Luôn suy nghĩ tích cực

Đại học không phải là con đường lập thân, lập nghiệp duy nhất nhưng học đại học là cách nhanh nhất giúp bạn thực hiện ước mơ và hoài bão của mình. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, tân sinh viên hãy luôn suy nghĩ tích cực và kiên định với sự lựa chọn của mình.
 

Thu Hòe

1. Đọc càng nhiều càng tốt: Các môn tại đại học yêu cầu sinh viên phải đọc nhiều giáo trình hơn ở trung học. Tân sinh viên nên làm quen với khối lượng công việc lớn này bằng việc đọc sách trong kỳ nghỉ hè trước năm đầu đại học. Không quan trọng bạn đọc gì, việc đọc nhiều và đa dạng sách giúp khám phá sở thích và sở trường của mình trong lĩnh vực theo đuổi. Ảnh: Stink Pickle.
2.Nghiên cứu những lĩnh vực chuyên sâu trong ngành học: Ở hầu hết đại học, sinh viên chưa cần chọn lĩnh vực chuyên sâu thuộc ngành học trong năm nhất. Nhưng bạn nên bắt đầu suy nghĩ về những môn tự chọn yêu thích để chuẩn bị tốt từ trước. Trước khi năm học bắt đầu cũng là thời gian lý tưởng để bạn làm quen các anh chị khóa trên, xin tư vấn và hướng dẫn cách học hiệu quả. Ảnh: Wakelet.
3. Trau dồi kỹ năng xã hội và kỹ năng mềm: Đại học là môi trường thúc đẩy sinh viên phát triển kỹ năng giao tiếp. Từ làm việc nhóm đến trao đổi với giảng viên đều cần khả năng truyền đạt ý kiến rõ ràng và khả năng phối hợp hiệu quả. Tân sinh viên cũng nên tìm hiểu trước về ký túc xá, bạn cùng phòng và chính sách xã hội của nhà trường. Kỹ năng lãnh đạo và giải quyết vấn đề cũng quan trọng khi bạn tìm việc làm thêm hay xin thực tập. Vì vậy, bạn nên cân nhắc việc tham gia các khóa học kỹ năng mềm ở trường. Ảnh: Glint.
4. Trang bị ứng dụng quản lý thời gian: Cân bằng hoạt động học tập và xã hội ở đại học là thách thức đối với cả sinh viên chăm chỉ nhất. Nhiều công cụ số ra đời để giúp bạn sử dụng thời gian hiệu quả và thông minh. Các ứng dụng trên smartphone giúp hạn chế thời gian dành cho giải trí và mạng xã hội, đồng thời nhắc nhở bạn lịch học hàng ngày, hàng tuần. Ảnh: Hill Street.
5. Cân nhắc tìm kiếm việc làm thêm:Không phảisinh viên nào cũng có bố mẹ chu cấp học phí và sinh hoạt phí. Những khoản chi tiêu hàng ngày như ăn uống, đi lại, giải trí cuối tuần chiếm một khoản lớn trong chi phí dành cho cuộc sống sinh viên. Việc làm thêm có thể giảm bớt áp lực tài chính nhưng cũng lấy đi thời gian dành cho học tập. Trước khi quyết định đi làm thêm, bạn nên hỏi ý kiến bố mẹ về khả năng chu cấp tài chính của gia đình. Ảnh: Michelle Gumede.
6. Biết cách đảm bảo an toàn cho mình:Sinh viên cần cảm thấy an toàn tại nơi ở, dù là khi đi bộ một mình về nhà sau tiết học khuya hay trong buổi đi chơi muộn với bạn bè. Bạn cần tìm hiểu về khu vực xung quanh nơi mình sống và có biện pháp dự phòng lúc gặp tình huống xấu. Ảnh: Rene Asmussen.
7. Liên hệ với giảng viên:Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với giảng viên giúp ích nhiều cho việc học của bạn sau này. Sau khi có thông tin về môn và lớp học, bạn nên gửi email cho giảng viên và người hướng dẫn; nếu có thể, gặp họ trực tiếp tại buổi tư vấn đầu năm. Đặc biệt, bạn cần thể hiện sự tôn trọng và trưởng thành trong giao tiếp với những người có thể trực tiếp giảng dạy mình. Ảnh: Getty.
8. Tận dụng tối đa hoạt động tư vấn:Các buổi tư vấn cho tân sinh viên được tổ chức vài tuần hoặc vài tháng trước năm học. Đây là dịp tốt để kết bạn và làm quen với trường. Hãy thật thoải mái và hỏi những điều mình thắc mắc, càng nhiều càng tốt. Những người khác cũng đang cố gắng thích nghi với môi trường mới nên bạn đừng ngại. Sau buổi tư vấn, nhiều trường tổ chức hoạt động trải nghiệm cho tân sinh viên để kết nối sinh viên với nhau và với ban quản lý. Ảnh: Getty.
9. Tìm cách tham gia hoạt động của trường: Môi trường đại học mang lại nhiều cơ hội để khám phá sở thích cá nhân và tham gia những hoạt động bạn đam mê. Việc ghi tên vào chương trình thể thao, âm nhạc hay xã hội của trường không khó. Chuẩn bị kế hoạch từ trước sẽ giúp bạn chọn được cho mình hoạt động ý nghĩa và tránh việc bỏ lỡ hạn đăng ký tham gia. Ảnh: Newlands College.
10. Biết cần phải hỏi ai cho các vấn đề học tập: Nhiều đại học có văn phòng chuyên giúp sinh viên tư duy và viết luận. Nếu gặp khó khăn trong một tiết học hoặc muốn nói chuyện trực tiếp với giảng viên, bạn nên đến văn phòng đào tạo của trường vào giờ làm việc. Thư viện của trường cũng là nơi cung cấp tài liệu học tập không thể thiếu cho sinh viên. Ảnh: AP.

Đóng trăm triệu mỗi năm cho con học giặt đồ, rửa chén ở trường Nấu ăn, rửa chén, giặt đồ là môn học ở trường Việt Nam - Phần Lan, TP.HCM, với thời lượng tương đương các môn văn hóa như Toán, Ngữ văn.

'Thời đại trí tuệ nhân tạo, con học theo cách ba mẹ là hỏng'

TS Đàm Quang Minh khẳng định nếu ép những đứa trẻ sinh ra, lớn lên trong thời đại công nghệ học theo cách của phụ huynh, chúng sẽ thất bại.

06:00 22/7/2019

Video liên quan

Chủ Đề