Em hãy cho biết đâu la tài sản nhà nước

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 8 – Bài 17: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Giải Bài Tập Tình Huống Giáo Dục Công Dân Lớp 8

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 8

Lời giải:

Tài sản của Nhà nước là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lí. Gồm: đất đai, rừng núi, tài nguyên trong lòng đất…

Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội. Để phát triển kinh tế của đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Lời giải:

Không được xâm phạm hoặc lấn chiếm, phá hoại hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân tài sản Nhà nước và lợi ích cộng cộng.

Khi được Nhà nước giao quản lí, sử dụng tài sản Nhà nước thì phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, hợp lí, không được lợi dụng của công để làm việc tư.

Lời giải:

Nhà nước ban hành và tổ chức các quy định, pháp chế, phân loại sở hữu tài sản tài sản thuộc sở hữu toàn dân.

Giáo dục, tuyên truyền để mọi người nhận biết hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu nhà nước và xã hội.

A. Tài sản nhà nước thuộc sở hữu của Nhà nước.

B. Tài sản nhà nước thuộc sở hữu của toàn xã hội.

C. Tài sản nhà nước thuộc sở hữu của các cơ quan nhà nước.

D. Tài sản nhà nước thuộc sở hữu của Chính phủ.

Lời giải:

Ý kiến đúng là: A

A. Tài sản nhà nước chỉ do Nhà nước quản lí.

B. Tài sản nhà nước có thể do cá nhân quản lí.

C. Tài sản nhà nước có thể do cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước quản lí.

D. Tài sản nhà nước có thể do tổ chức xã hội quản lí.

E. Tài sản nhà nước có thể do toàn xã hội quản lí.

Lời giải:

Ý kiến đúng là: B, C, D

Lời giải:

Tên tài sản, công trình Tài sản nhà nước Lợi ích công cộng
A. Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. x
B. Sân bay, bến cảng, nhà ga xe lửa, bến xe khách. x
C. Công viên. x
D. Trường học của em. x
E. Nhà văn hoá xã, huyện. x
G. Sông, hồ. x
H. Vườn hoa. x
I. Công trình thuỷ điện sông Đà. x

Câu hỏi:

1/ Em có nhận xét gì về việc làm của Hường?

2/ Nếu là em, trong trường hợp này em sẽ đồng tình hay can ngăn bạn mình?

Lời giải:

1/ Việc làm của Hường là sai, đó là hình ảnh xấu, vì cái thích trước mắt mà làm ảnh hưởng đến cảnh quan.

2/ Em sẽ ngăn cản việc làm của bạn, sau đó giải thích cho bạn hiểu về việc làm của mình.

Câu hỏi:

Trong tình huống trên, các cán bộ kiểm lâm đã thực hiện đúng nghĩa vụ của mình chưa? Đó là nghĩa vụ gì? Nghĩa vụ của họ được quy định như thế nào?

Lời giải:

Trong tình huống trên, các cán bộ kiểm lâm đã nhận hối lộ và không thực hiện đúng nhiệm vụ của mình. Nhiệm vụ của các kiểm lâm là bảo vệ rừng, ngăn chặn và xử lí hành vi chặt phá, săn bắt động thực vật.

Lời giải:

Tài sản Nhà nước: Khu du lịch; mỏ dầu dưới thềm lục địa; nhà xưởng; tư liệu sản xuất của hợp tác xã…

Lợi ích công cộng: ao, hồ, công viên, vươn hoa…

Lời giải:

– Đến viếng và thắp hương khu tưởng niệm liệt sĩ.

– Lao động vệ sinh nơi mình sinh sống, trường lớp.

– Bảo vệ cây xanh, vườn hoa…

1/ Hành vi trộm cắp tài sản thuộc lợi ích công cộng ở TP. Hồ Chí Minh đã vi phạm nghĩa vụ gì của công dân? Vì sao?

2/ Em hãy nêu tác hại của việc tài sản công cộng bị mất trộm.

Lời giải:

1/ Hành vi trộm cắp tài sản thuộc lợi ích công cộng ở TP. Hồ Chí Minh đã vi phạm nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. Việc làm đó đã vi phạm và gây tổn hại đến tài sản nơi công cộng.

2/ Tác hại của việc tài sản công cộng bị mất trộm là:

– Gây nguy hiểm cho người khác.

– Làm cho người khác không có điều kiện được sử dụng tài sản đó.

– Gây tổn hại về lợi ích kinh tế.

– Tạo thành tiền lệ xấu cho thế hệ sau

Bài tập 7: Trang 68 sách BT GDCD lớp 8

Điệp và Hường cùng dạo chơi trong công viên thành phố. Thấy mấy bông hoa hồng đẹp mắt, Hường dừng lại định ngắt, nhưng Điệp ngăn lại : "Không nên ngắt hoa trong công viên, Hường ạ". Chần chừ một lúc, rồi Hường vẫn cứ ngắt một bông. Ngắt xong, Hường nói với Điệp : "Tại mình thích quá Điệp ạ ! Với lại, ngắt một bông hoa thì cũng chẳng ảnh hưởng gì, phải không ?"

Câu hỏi:

1. Em có nhận xét gì về việc làm của Hường ?

2. Nếu là em, trong trường hợp này em sẽ đồng tình hay can ngăn bạn mình 

Xem lời giải

Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa,…

Câu hỏi:

Pháp luật hiện nay quy định như thế nào là tài sản của nhà nước? Tài sản nhà nước bao gồm những gì? Mong được Luật sư giải đáp, tôi cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn câu hỏi của bạn đã gửi tới. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Khái niệm tài sản nhà nước theo pháp luật hiện nay

Bộ luật dân sự năm 2015 – Bộ luật dân sự hiện hành có hiệu lực từ ngày 1/1/2017 quy định các quyền về nhân thân, tài sản của cá nhân, tổ chức, theo đó, mục 2 chương XIII Phần thứ hai của Bộ luật này có quy định về các hình thức sở hữu đó là: sở hữu toàn dân, sở hữu riêng, sở hữu chung. Như vậy không có hình thức sở hữu nhà nước.

Tuy nhiên, căn cứ Điều 197 Bộ luật Dân sự quy định về tài sản thuộc hình thức sở hữu toàn dân như sau:

” Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”

Như vậy, xét dưới góc độ pháp luật dân sự, không có quy định về tài sản của Nhà nước mà chỉ có quy định về tài sản thuộc sở hữu toàn dân và nhà nước làm đại diện chủ sở hữu như các tài nguyên thiên nhiên, tài sản do nhà nước đầu tư, quản lý.

Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước năm 2008 đã được thay thế bởi Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 từ 01 tháng 01 năm 2018. Khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công quy định như sau:

” 1. Tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm: tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân; tài sản công tại doanh nghiệp; tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sáchdự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.”.

Như vậy, để phù hợp hơn với quy định của pháp luật dân sự về các hình thức sở hữu, luật mới thay thế cho Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước đã bỏ cụm từ “tài sản nhà nước”, thay thế bằng cụm “tài sản công” nhằm hướng tới các tài sản thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Tuy nhiên, thực tế, cụm từ “tài sản của Nhà nước” vẫn được sử dụng trong một số văn bản pháp luật như: Bộ Luật hình sự 2015 [ VD: Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định về Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Điều 179], Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình [VD: Nghị định này quy định về xử phạt vi phạm hành chính với hành vi gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý]. Xét về bản chất, các tài sản của nhà nước theo các văn bản này là các tài sản thuộc sở hữu toàn dân và nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Xét về mặt thực tế, “tài sản của nhà nước” vẫn là từ ngữ thực tế được nhiều người sử dụng.

Tài sản nhà nước bao gồm những gì?

Như đã đề cập đến trên đây, thay vì tài sản nhà nước, pháp luật chỉ quy định tài sản công – tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Các tài sản công bao gồm:

+ Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;

+ Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;

+ Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;

+ Tài sản công tại doanh nghiệp;

+ Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sáchdự trữ ngoại hối nhà nước; đất đai và các loại tài nguyên khác.

Video liên quan

Chủ Đề