Xây dựng kế hoạch giúp đỡ gia đình có công với cách mạng

Trung tướng PHÙNG KHẮC ĐĂNG, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị:

Chăm lo người có công vẹn toàn, chu đáo

Hằng năm cứ đến ngày 27/7, những người lính từng tham gia chiến đấu như chúng tôi lại bồi hồi nhớ đến đồng đội đã hy sinh hoặc chịu hậu quả của chiến tranh. Tôi thấy trong những năm vừa qua, công tác Đền ơn đáp nghĩa được thực hiện sâu rộng, đạt hiệu quả tốt, tuy nhiên, chúng ta vẫn còn nhiều việc phải làm. Chẳng hạn như còn nhiều liệt sĩ chưa xác định được tên tuổi, nhiều gia đình cũng chưa có được thông tin của liệt sĩ. Bên cạnh đó, trong suốt các chuyến đi thắp hương cho đồng đội, tôi đã chứng kiến một số nghĩa trang liệt sĩ chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Mặt khác, chiến tranh đã lùi xa, việc thực hiện chính sách đối với người có công cũng còn khó khăn, vướng mắc do giấy tờ bị thất lạc. Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm giải quyết các tồn đọng. Tôi mong rằng, Nhà nước sẽ tiếp tục có những chính sách phù hợp để công tác chăm sóc người có công được vẹn toàn, chu đáo.

NGUYỄN HUYỀN [ghi]

Đồng chí ĐẶNG NGỌC TẢO, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Long An:

Nhiều việc làm thiết thực, cụ thể 

Ưu đãi, chăm lo người có công với cách mạng là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Hiện nay, tỉnh Long An đang quản lý chi trả trợ cấp hằng tháng cho gần 18.000 đối tượng người có công với cách mạng, với số tiền trợ cấp hằng năm hơn 300 tỷ đồng. Năm nay, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Long An đã tham mưu UBND tỉnh chi trả trợ cấp ưu đãi tháng 5 và tháng 6/2021 đối với người có công vào kỳ chi trả tháng 5; tháng 7 và tháng 8/2021 vào kỳ chi trả tháng 7. Đối với những trường hợp già yếu, neo đơn thì được bưu điện chi trả tận nhà. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh đã phối hợp với Viettel Long An và UBND các huyện chăm sóc chu đáo phần mộ liệt sĩ ở các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn tỉnh. Mặt khác, các huyện không tổ chức đưa người có công đi điều dưỡng ở các cơ sở điều dưỡng ngoài tỉnh nên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã chấp thuận cho hoán chuyển từ hình thức điều dưỡng tập trung sang điều dưỡng tại gia đình, bảo đảm các đối tượng đều được thụ hưởng đúng quy định. Năm nay, ngoài mức quà tặng theo quyết định của Chủ tịch nước, tỉnh Long An còn trích ngân sách tỉnh tặng quà các gia đình chính sách, người có công tiêu biểu. 

BIỆN CƯỜNG [ghi]

Cán bộ Ban CHQS huyện Châu Thành đến thăm, tặng quà Bà mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Tràng ở xã Hòa Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Long An  [ngày 26/7/2021]

             Đồng chí NGUYỄN THANH HẢI, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Quảng Hòa [Cao Bằng]:

Triển khai toàn diện công tác chính sách

Chúng tôi luôn xác định công tác chăm lo người có công, gia đình chính sách không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa cử tri ân của thế hệ hôm nay đối với những người đã hy sinh hay để lại một phần thân thể nơi chiến trường. Những năm qua, Huyện ủy, UBND huyện Quảng Hòa đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. Huyện xây dựng, triển khai nhiều kế hoạch về chăm sóc sức khỏe thương, bệnh binh; đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con thương, bệnh binh; hỗ trợ nhà ở, đồ dùng sinh hoạt, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo cho gia đình chính sách, con em người có công. Việc thực hiện chính sách ưu đãi được triển khai toàn diện, đầy đủ và kịp thời. Các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị và nhân dân đã có nhiều hoạt động để giúp đỡ, chăm lo gia đình người có công với cách mạng. Nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn nhận phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, nhận đỡ đầu con thương binh, thân nhân liệt sĩ có hoàn cảnh khó khăn... Đến nay, đời sống của các gia đình chính sách được ổn định và từng bước cải thiện.

NGUYỄN DƯƠNG [ghi]

Đồng chí PHẠM THANH TỊNH, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên:

Sản xuất giỏi và đẩy mạnh hoạt động nghĩa tình đồng đội

Hội Cựu chiến binh [CCB] TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên có hơn 3.000 hội viên, sinh hoạt tại 169 chi hội. Những năm qua, các hội viên Hội CCB thành phố đã phát huy bản chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, tích cực tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế. Hiện nay, thành phố có hơn 700 hội viên là chủ doanh nghiệp, chủ trang trại, chủ hộ kinh doanh, có hơn 345 mô hình kinh tế giỏi. Các hội viên đã chủ động, tích cực khai thác lợi thế, tiềm năng tại địa phương để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo hướng phát triển bền vững, giúp nhau giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Ngoài ra, Hội CCB TP Điện Biên Phủ đã đẩy mạnh các hoạt động nghĩa tình đồng đội, thăm hỏi, tặng quà, động viên các gia đình hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Trong năm 2020, hội đã hỗ trợ 5 hội viên CCB nghèo 5 con bò giống, tổng trị giá 60 triệu đồng. Hội CCB TP Điện Biên Phủ cũng đẩy mạnh công tác dân vận gắn với các hoạt động của hội. Phong trào thi đua “Dân vận khéo” được các cấp hội triển khai hiệu quả, góp phần quan trọng để các cấp hội hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đặc biệt, các cấp hội đã tích cực vận động hội viên tham gia Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và Phong trào “CCB tham gia phát triển kinh tế, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Nhờ vậy, phong trào ngày càng huy động được sự tham gia của đông đảo hội viên, nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

PHẠM KIÊN [ghi]

Nguồn: Báo Quân đội nhân dân điện tử, ngày 27/7/2021


Phòng Thông tin điện tử/Cục Chính sách

Hỗ trợ xây sửa nhà cho hộ gia đình có công

Theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành từ 15/6/2013, người có công với cách mạng được hỗ trợ 20-40 triệu đồng để sửa chữa, xây mới nhà ở. 

  

Ảnh minh họa

Đối tượng được hỗ trợ là hộ gia đình mà người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ hiện đang ở và có hộ khẩu thường trú tại nhà ở đó trước ngày 15/6/2013.

Hộ gia đình được hỗ trợ phải có đủ 2 điều kiện: 1- Là hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận; 2- Hộ đang ở nhà tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng [kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây] với mức độ: Phải phá dỡ để xây mới nhà ở; hoặc phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.

Hai mức hỗ trợ

Ngân sách Nhà nước [gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương] sẽ hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải phá dỡ để xây mới nhà ở; hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.

Việc hỗ trợ phải đảm bảo nguyên tắc sau khi được hỗ trợ, các hộ xây dựng được nhà ở mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở đã có, đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30 m2 [đối với những hộ độc thân thì có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn nhưng không thấp hơn 24 m2]; đảm bảo "3 cứng" [nền cứng, khung-tường cứng, mái cứng].

Về phương thức thực hiện hỗ trợ, Quyết định nêu rõ, UBND cấp xã sẽ đối chiếu, lập danh sách các hộ được hỗ trợ báo cáo UBND cấp huyện; UBND cấp huyện tổng hợp, kiểm tra và phê duyệt danh sách số hộ thuộc diện được hỗ trợ báo cáo UBND cấp tỉnh để làm cơ sở lập và phê duyệt kế hoạch hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở trên địa bàn tỉnh.

UBND cấp xã sẽ hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các hộ dân xây dựng nhà ở đảm bảo yêu cầu về diện tích và chất lượng nhà ở theo quy định và vận động các hộ tự xây dựng nhà ở. Đối với các hộ có hoàn cảnh khó khăn như già cả, neo đơn, tàn tật... mà không thể tự xây dựng nhà ở thì UBND cấp xã tổ chức xây dựng nhà ở cho các hộ này.

2013 cơ bản xong việc hỗ trợ khoảng 71.000 hộ

Quyết định nêu rõ, trong năm 2013, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thực hiện cơ bản xong việc hỗ trợ về nhà ở cho hộ gia đình người có công với cách mạng theo đúng quy định đối với khoảng 71.000 hộ.

Trong năm 2014, các địa phương tiếp tục thực hiện hỗ trợ theo quy định đối với các hộ thuộc diện được hỗ trợ nhưng các địa phương mới rà soát, thống kê, báo cáo năm 2013.

Hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận, bao gồm:

a] Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945

b] Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8 năm 1945

c] Thân nhân liệt sĩ

d] Bà mẹ Việt Nam anh hùng

đ] Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

e] Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến

g] Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh

h] Bệnh binh

i] Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

k] Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù đày

l] Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế

m] Người có công giúp đỡ cách mạng.

Nguồn: baodientu.chinhphu.vn.

Video liên quan

Chủ Đề