Đồng trùng hợp buta-1 3-đien với stiren phương trình

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

1 kết quả được tìm thấy - Hiển thị kết quả từ 1 đến 1
Trang 1 - Bạn hãy kéo đến cuối để chuyển trang

1 kết quả được tìm thấy - Hiển thị kết quả từ 1 đến 1 Trang 1


Cập Nhật 2022-06-28 10:46:47pm


Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Polime X tạo thành từ sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp stiren và buta-1,3-đien. X là” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Hóa học 12 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Polime X tạo thành từ sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp stiren và buta-1,3-đien. X là

A.Polistiren.

B.Polibutađien.

C.Cao su buna-N.

D.Cao su buna-S

Trả lời:

Đáp án đúng nhất: D. Cao su buna-S

Giải thích:

- Polime X tạo thành từ sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp stiren và buta-1,3-đien. X làcao su buna-S

+ Đồng trùng hợpbuta-1,3-đien vàStiren tạo Cao su buna-S⇒Chọn D

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về cao su Buna nhé!

Kiến thức tham khảo về cao su Buna.

1. Cao su Buna là gì?

- Cao su Bunahay Polybutadiene (viết tắt là BR), còn được gọi là cao su BR, Buna-N, Buna-S. Ngoài ra còn có các tên gọi khác phụ thuộc vào chất độn được sử dụng trong quá trình trùng hợp. Là một trong nhữngcao su lưu hóađiển hình.

- Được sản xuất từ quá trìnhtrùng hợpcủa các phân tửmonome 1,3-butadiene.

- Mang những đặc điểm nổi bật củacao su thiên nhiên, đồng thời có khả năng chống mòn cao, chịu uốn gấp tốt, ít biến dạng.

- Điều đặc biệt của của cao su buna là có thể mang nhữngtính chất đặc biệtnhư các loạinhựatổng hợp tùy thuộc vào thành phần chất độn. Có thể kể đến như khả năng chống ăn mòn từ xăng dầu, hóa chất, chịu nhiệt, chống mài mòn, cách âm…

- Hiện tại là loạicao su tổng hợpđược sử dụng nhiều, và rộng rãi nhất hiện nay. Chiếm khoảng 1/4 tổng lượng tiêu thụ cao su tổng hợp toàn cầu trong năm 2012. Chủ yếu là trong sản xuất lốp xe chiếm 75%.

- Có công thức cấu tạo như sau:

…. –CH2 –CH =CH –CH2 –CH­2 –CH =CH –CH2 –CH2 –CH =CH –CH2 – …

- Công thức một mắt xích là:

–CH2 –CH =CH –CH2 –

- Công thức tổng quát là:

( CH2 –CH =CH –CH2 )n

- Ngoài cao su buna ra, tương tự công thức cao su buna N và Công thức của cao su buna S.

- Trong nhóm cao su tổng hợp, thì ngoài cao su buna ra, các bạn sẽ được biết thêm về cao su isopren. Đây là loại cao su mà rất giống cao su thiên nhiên, khoảng 94%.

2. Công thức hóa học và quá trình tổng hợp

Công thức hoá học cao su buna:

- Cao su Buna là một polymer không bão hòa của cácmonome butadienkhác nhau (1,2-butadiene và 1,3-butadien). Chúng được liên kết với nhau qua các dạng liên kết điển hình làcis,transvàvinyl.

- Trong đó, phổ biến nhất là hai dạng liên kết cis và trans.

3. Đặc điểm và tính chất

- Cao su buna: độ đàn hồi và độ bền kém hơn so với cao su thiên nhiên.

- Còn Cao su buna S: tính đàn hồi cao hơn.

- Cao su buna N: tính đàn hồi thấp hơn, nhưng bù lại tính chống dầu tốt hơn cao su buna S.

4. Quá trình tổng hợp cao su buna

Các cách điều chế cao su buna từ thiên nhiên:

- Có thể điều chế từ CH4, C4H6, tinh bột:

+ Từdầu mỏ CH4: CH4 (butan) => CH2=CH-CH=CH2 + 2H2 (ở điều kiện 600oC)

+ Từthan đá (CaCo3): CaCO3 => CaO + CO2 (850oC)

+ Từđá vôi (CaO): CaO + C => CaC2 + CO (2000oC)

+ Từxenlulozo:

(C6H10O5)n + nH2O => nC6H12O6 (ở điều kiện nhiệt độ thích hợp)

C6H12O6 => 2C2H5OH + 2CO2 (cho lên men)

2C2H5OH => CH2=CH-CH=CH2 + 2H2O +H2 (Al2O3; Cr2O3; 450oC)

- Cuối cùng ta tiến hành trùng hợp but-1,3-đien dưới chất xúc tác Ni thì sẽ tạo ra cao su Buna.

- Cụ thể hơn dưới đây là chuỗi điều chế cao su buna từ than đá, đá vôi và metan: Cách điều chế từ CH4 (metan) và C4H6 (buta-1,3-đien).

+ Chuỗi 1: bắt đầu từ CaCO3

CaCO3 ——> CaO + CO2

CaO + 3C ——> CaC2 + CO

CaC2 + H2O ——–> C2H2 + Ca(OH)2

2C2H2 ——–> C4H4 (bạn nên viết thành công thức cấu tạo ý) (vinyl axetilen)

C4H4 + H2 ———> CH2 = CH – CH = CH2 (buta-1,3-đien)

nCH2 = CH – CH = CH2 ———> (CH2 – CH = CH – CH2 )n (cao su buna)

+ Chuỗi 2 : bắt đầu từ CH4

2CH4 ———> C2H2 + 3H2 (1500oC và làm lạnh nhanh)

rồi từ C2H2 làm như trên

- Quá trình tổng hợp cao su buna chính là quá trình trùng ngưng. Nói một cách khác đây là quá trình kéo dài các chuỗi monome 1,3-butađien thành các đại phân tử polymer thông quá các liên kết giữa các phân tử C-C.

- Các đại phân tử polyme của cao su buna thường được liên kết với các dạng là cis, trans và vinyl. Và các dạng liên kết này, được hình thành và chịu ảnh hưởng của nhiệt độ, áp suất, dung môi trong quá trình trùng ngưng.

+ Liên kết cistạo ra sự uống cong trong chuỗi polymer, tạo ra các vùng vô định hình tạo ra tính đàn hồi cao của Cao su buna.

+ Liên kết transtạo ra các liên kết giữ khá thẳng, tạo thành các chuỗi polymer cố định, tăng tính ổn định của chuỗi polymer.

+ Liên kết vinylthường chỉ xuất hiện với tỷ lệ vài phần trăm so với liên kết cis và trans. Ít ảnh hưởng đến tính chất của chuỗi polymer.

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2022 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

1,3-butadien ra cao su buna: Điều chế cao su buna

  • 1. Phương trình C4H6 ra cao su buna
    • nCH2=CH-CH=CH2 [ CH2-CH=CH-CH2 ]n
  • 2. Điều kiện phản ứng xảy ra điều chế cao su buna
  • 3. Cách thực hiện phản ứng điều chế cao su buna
  • 4. Tính chất hóa học của ankađien
    • 4.1. Phản ứng cộng của ankađien
    • 4.2. Phản ứng trùng hợp
  • 5. Câu hỏi bài tập liên quan

CH2=CH-CH=CH2 → [-CH2-CH=CH-CH2-]n được VnDoc biên soạn là phương trình điều chế cao su buna, từ buta 1,3 đien C4H6. Hy vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình làm bài cũng như học tập tốt hơn. Mời các bạn tham khảo.

1. Phương trình C4H6 ra cao su buna

nCH2=CH-CH=CH2 [ CH2-CH=CH-CH2 ]n

2. Điều kiện phản ứng xảy ra điều chế cao su buna

Nhiệt độ: to Xúc tác: xt, p

3. Cách thực hiện phản ứng điều chế cao su buna

Trùng hợp cao butadien.

Cao su Buna là gì?

Cao su Buna hay Polybutadiene [viết tắt là BR], còn được gọi là cao su BR, Buna-N, Buna-S. Ngoài ra còn có các tên gọi khác phụ thuộc vào chất độn được sử dụng trong quá trình trùng hợp.
Được sản xuất từ quá trình trùng hợp của các phân tử monome 1,3-butadien.

Mang những đặc điểm nổi bật của cao su thiên nhiên, đồng thời có khả năng chống mòn cao, chịu uốn gấp tốt, ít biến dạng.

4. Tính chất hóa học của ankađien

4.1. Phản ứng cộng của ankađien

Ankadien có 2 liên kêt đôi C=C nên ankađien có thể tham gia phản ứng cộng theo tỉ lệ mol 1:1 hoặc 1:2.

a. Cộng H2: [Điều kiện phản ứng là Ni, to] theo tỉ lệ 1:2 tạo ra hợp chất no là ankan.

CH2=CH-CH=CH2 + 2H2 → CH3-CH2-CH2-CH3

Tổng quát: CnH2n-2 + 2H2 → CnH2n+2

b. Cộng dung dịch Br2

Cộng theo tỉ lệ 1:1 [cộng vào vị trí 1,2 và 1,4] Sản phẩm cộng còn lại 1 liên kết đôi.

Ở nhiệt độ -80oC ưu tiên cộng vào vị trí 1,2

CH2=CH-CH=CH2 + Br2 → CH2Br - CHBr - CH=CH2

Ở nhiệt độ 40oC ưu tiên cộng vào vị trí 1,4

CH2=CH-CH=CH2 + Br2 → CH2Br - CH=CH - CH2Br

Cộng theo tỉ lệ 1:2 tạo ra sản phẩm no

CH2=CH-CH=CH2 + 2Br2 → CH2Br - CHBr - CHBr - CH2Br

Tổng quát: CnH2n-2 + 2Br2 → CnH2nBr4

c. Cộng hidro halogenua

Cộng theo tỉ lệ 1:1 [cộng vào vị trí 1,2 và 1,4] Sản phẩm cộng còn lại 1 liên kết đôi.

Ở nhiệt độ -80oC ưu tiên cộng vào vị trí 1,2

CH2=CH-CH=CH2 + HCl → CH3-CHCl-CH=CH2

Ở nhiệt độ 40oC ưu tiên cộng vào vị trí 1,4

CH2=CH-CH=CH2 + HCl → CH3-CH=CH-CH2Cl

Cộng theo tỉ lệ 1:2 tạo ra sản phẩm no

CH2=CH-CH=CH2 + 2HBr → CH3-CHBr-CHBr-CH3

4.2. Phản ứng trùng hợp

Các phản ứng trùng hợp chủ yếu xảy ra theo kiểu 1,4.

5. Câu hỏi bài tập liên quan

Câu 1:Hai tơ nào sau đây đều là tơ tổng hợp?

A. tơ nilon-6,6 và bông.

B. tơ nilon-6,6 và tơ nitron.

C. tơ tằm và bông.

D. tơ visco và tơ axetat.

Xem đáp án

Đáp án B

Bông là tơ thiên nhiên → A sai.

+ Tơ tằm và bông đều là tơ thiên nhiên → C sai.

+ tơ visco và tơ axetat đều là tơ bán tổng hợp [tơ nhân tạo] → D sai.

Câu 2: Có thể điều chế chất dẻo PVC bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau

A. CH2=CHCH2Cl

B. CH3CH=CH2

C. CH2=CHCl

D. CH2=CH2

Xem đáp án

Đáp án C: PVC được điều chế từ CH2=CHCl

Câu 3: Khi đun phenol với fomanđehit [có axit làm xúc tác] tạo thành nhựa phenol-fomanđehit có ứng dụng rộng rãi. Polime tạo thành có cấu trúc mạch:

A. Phân nhánh.

B. Không phân nhánh.

C. Không gian ba chiều.

D. Hỗn hợp vừa phân nhánh vừa có cấu tạo không gian ba chiều.

Xem đáp án

Đáp án B: Khi đun phenol với fomandehit có axit làm xúc tác thì thu được nhựa novolac, là polime không phân nhánh.

Câu 4: Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Polime không bay hơi được.

B. Polime không có nhiệt độ nóng chảy nhất định.

C. Thủy tinh hữu cơ là vật liệu trong suốt, giòn và kém bền.

D. Đa số polime không tan trong các dung môi thông thường.

Xem đáp án

Đáp án C

A, B, D đúng, do polime có khối lượng phân tử lớn, được cấu tạo bởi nhiều mắt xích tạo thành

C sai vì thủy tinh hữu cơ là loại chất dẻo, rất bền, cứng, trong suốt

Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Polime dùng để sản xuất tơ, phải có mạch không nhánh, xếp song song, không độc, có khả năng nhuộm màu.

B. Tơ nhân tạo được điều chế từ những polime tổng hợp như tơ capron, tơ terilen, tơ clorin, ...

C. Tơ visco, tơ axetat đều là loại tơ thiên nhiên.

D. Tơ poliamit, tơ tằm đều là loại tơ tổng hợp.

Xem đáp án

Đáp án A

Tơ nhân tạo được tổng hợp từ những polime tự nhiên => B sai

Tơ visco, tơ axetat đều là tơ nhân tạo => C sai

Tơ tằm là tơ thiên nhiên => D sai

Câu 6. Đun nóng phenol điều kiện thích hợp với chất nào sau đây để tổng hợp nhựa phenol fomanđehit

A. CH3COOH trong môi trường axit.

B. HCOOH trong môi trường axit.

C. HCHO trong môi trường axit.

D. CH3CHO trong môi trường axit.

Xem đáp án

Đáp án C

Nhựa phenol fomanđehit có 3 dạng:

Nhựa novolac: Cho phenol dư tác dụng HCHO trong môi trường acid thu nhựa novolac [mạch thẳng].

Nhựa Rezol: đun nóng phenol và HCHO tỉ lệ mol 1 : 1,2 có xúc tác kiềm thu nhựa Rezol [mạch thẳng].

Nhựa Rezit: khi đun nóng nhựa Rezol ở 150oC thu nhựa có cấu trúc không gian gọi là nhựa Rezit.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tinh bột, xenlulozo, protein là các polime có nguồn gốc từ thiên nhiên

B. Saccarozo. protein, tinh bột là các polime có nguyên gốc từ thiên nhiên

C. Protein, polietilen, cao su thiên nhiên là các polime tổng hợp

D. Protein, polietilen, cao su buna là các polime tổng hợp

Xem đáp án

Đáp án A

Câu 8. Các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna – S trong các dãy chất dưới đây là:

A. CH2=C[CH3]–CH=CH2, C6H5CH=CH2.

B. CH2=CH–CH=CH2, C6H5CH=CH2.

C. CH2=CH–CH=CH2, lưu huỳnh.

D. CH2=CH–CH=CH2, CH3–CH=CH2.

Xem đáp án

Đáp án B

Cao su Buna-S là sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp butađien và stiren

nCH2=CH−CH=CH2 + nC6H5CH=CH2 → −CH2−CH=CH−CH2−CH[C6H5]−CH2−]n

Câu 9. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng

A. poli [metyl metacrylat].

B. poli [etylen terephtalat].

C. polistiren.

D. poliacrilonitrin.

Xem đáp án

Đáp án B

Câu 10. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp

A. Poli[etylen terephtalat]

B. Protein

C. Nilon-6,6

D. Poli[vinyl clorua]

Xem đáp án

Đáp án D

Poli [etylen terephtalat], protein, nilon-6,6 được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng.

Poli [vinyl clorua] được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp

Câu 11. Trong các nhận định dưới đây, nhận định nào đúng:

A. Cao su là polime thiên nhiên của isoprene.

B. Sợi xenlulozơ có thể bị đepolime hóa khi bị đun nóng.

C. Monome là mắt xích cơ bản trong phân tử polime.

D. Polime là những hợp chất có phân tử khối rất lớn, do nhiều đơn vị nhỏ [mắt xích] liên kết với nhau tạo nên.

Xem đáp án

Đáp án D

Câu 12.Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:

A. CH2=C[CH3]-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.

C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh.

D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2.

Xem đáp án

Đáp án B

Cao su Buna-S là sản phẩm của phản ứng đồng trùng hợp butađien và stiren

nCH2=CH−CH=CH2 + nC6H5CH=CH2 → −[CH2−CH=CH−CH2−CH[C6H5]−CH2]−n

Câu 13.Cao su buna được tạo thành từ buta-1,3-đien bằng phản ứng

A. trùng hợp

B. trùng ngưng

C. cộng hợp

D. phản ứng thế

Xem đáp án

Đáp án A

Trùng hợp Buta-1,3-đien được cao su buna.

nCH2=CH-CH=CH2 → [-CH2-CH=CH-CH2-]n.

Câu 14.Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về sự lưu hóa cao su?

A. Bản chất quá trình lưu hóa cao su là tạo ra những cầu nối [-S-S-]

B. Cao su lưu hóa có những tính chất hơn hẳn cao su thô như bền đối với nhiệt đàn hồi hơn lâu mòn, khó tan trong dung môi hữu cơ

C. Cao su lưu hóa có cấu tạo mạng không gian

D. Nhờ sự lưu hóa mà cao su có những tính chất vật lí hơn cao su thô như: tính đàn hồi, tính dẻo, bền với tác động của môi trường

Xem đáp án

Đáp án D

Câu 15.Chất nào sau đây có khả năng trùng hợp thành cao su?

A. CH2=C[CH3]CH=CH2

B. CH3 - C[CH3]=C=CH2

C. CH3 - CH2 - C ≡ CH

D. CH3 - CH = CH - CH3

Xem đáp án

Đáp án A

Câu 16.Từ tinh bột điều chế cao su buna theo sơ đồ sau:

Tinh bột → glucozơ → ancol etylic → but-1,3-đien → cao su buna.

Hiệu suất của quá trình điều chế là 75%, muốn thu được 32,4 kg cao su buna thì khối lượng tinh bột cần dùng là:

A. 129,6 kg

B. 12,96 kg

C. 1296 kg

D. 1,296 kg

Xem đáp án

Đáp án A

[C6H10O5]n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH → nC4H6 → [C4H6]n.

nCao su buna = 0,6 kmol

→ nC6H10O5 = 0,6/75% = 0,8 kmol

→ mtinh bột = 129,6 kg

Câu 17. Có thể điều chế chất dẻo PVC bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau

A. CH2=CHCH2Cl

B. CH3CH=CH2

C. CH2=CHCl

D. CH2=CH2

Xem đáp án

Đáp án C

.........................

>> Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan

  • CH≡CH → CH2=CH-C≡CH
  • Nhựa PP được tổng hợp từ
  • Dạng bài tập về phân loại tơ Có đáp án
  • Sơ đồ điều chế Cao su Buna
  • C2H4 + O2 → CH3CHO
  • C2H4 + Br2 → C2H4Br2
  • C4H4 + H2 → C4H6

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: CH2=CH-CH=CH2 → [-CH2-CH=CH-CH2-]n. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Hóa học lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để thuận tiện cho các bạn học sinh trong quá trình trao đổi cũng như cập nhật thông tin tài liệu mới nhất, mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 để có thêm tài liệu học tập nhé

Video liên quan