Dòi hình thành như thế nào

Ruồi mô tả trong phần này gọi là ruồi thật sự thuộc họ Muscidae (đa số), họ Calliphoridae, họ Sarcophagidae, họ Chloropidae, thuộc bộ Diptera, lớp Insecta, là loài ruồi không hút máu, có vòi mềm co dãn được, đầu vòi có hai phiến hút chứa nhiều ống hút nhỏ.

1. HÌNH THỂ CỦA RUỒI

Các loài ruồi thường gặp.

Musca domestica :

Hay thường gọi ruồi nhà thuộc họ Muscidae, phụ họ Muscinae, có kích thước khoảng 6-9mm, màu xám đen, trên mặt lưng của ngực có bốn sọc đen. Ngực giữa mang hai cánh màng. Đây là loài ruồi thường thấy trong nhà, những nơi người sinh sống, các quán ăn, nhà hàng bình dân.

Họ Stcarcophagidae:

Có hai giống quan trọng là Sarcophaga và Wohlfahrtia. Ruồi họ Sarcophagidae có kích thước lớn, khoảng 8-15 mm, màu xám, trên mặt lung của ngực giữa có ba sọc đen, mặt lưng của bụng có các ô đậm nhạt xen kẽ nhau trông giống ô bàn cờ vua.

Họ Calliphoridae :

Gồm các giống Calliphora, Lucilia, Chrysomyia thường có màu ánh kim loại xanh lá (Lucilia spp.) hay xanh dương đậm (Calliphora spp.) dài từ 5 – 13 mm tùy loài.

Dòi hình thành như thế nào

Trứng : Có hình thon dài giống như trái chuối thu nhỏ, màu trắng ngà, dài khoảng 1,2mm, được đẻ rời rạc nhưng gom lại từng nhóm nhỏ. Trứng phải được đẻ ở nơi ẩm nếu không trứng sẽ không nở được.

Ấu trùng : Trứng nở ra ấu trùng giai đoạn 1 trong kkhoảng 8 – 20 giờ trong nhiệt độ ẩm và lập tức ăn thức ăn có sẵn nơi trứng được đẻ và phát triển qua ba giai đoạn ấu trùng. Các ấu trùng giai đoạn đầu dài khoảng 3 – 9mm có màu trắng ngà, hình trụ nhưng nhọn phía đầu. Miệng của ấu trùng có hai móc bằng chitin cứng, màu sậm dùng để xé mồi. Ấu trùng giai đoạn 3 dài khoảng 12mm. Ấu trùng hoàn tất phát triển trong 4 – 13 ngày với điều kiện nhiệt độ tối ưu. Khi ấu trùng đã phát triển đầy đủ, nó có thể bò xa khoảng 2-3 mét (nhưng có thể bò xa đến 15 mét) đến nơi khô ráo, mát và chui xuống nơi đất xốp chuyển hóa qua giai đoạn nhộng.

Nhộng : Nhộng ruồi thuộc loại bất động, dài khoảng 8mm, hình dạng ống như thùnhoảng 8mm, hình dạng ống như thùng rượu thu nhỏ với với lớp vỏ được hình thành từ lớp vỏ của ấu trùng giai đoạn cuối. Nhộng có màu sắc thay đổi từ vàng, đỏ, nâu, đen tùy theo tuổi của nhộng. Thời gian chuyển hóa của nhộng khoảng 2-6 ngày ở 32-370CC nhưng có thể kéo dài 17-27 ngày ở 140C. Ruồi trưởng thành sẽ chui ra khỏi vỏ nhộng bằng cách dùng lần lượt túi co và phồng gọi là ptilinum ở phía trước đầu có tác dụng giống như cái búa hơi để làm vỡ lớp vỏ nhộng.

Ruồi trưởng thành : sau khi thoát ra khỏi vỏ nhộng, ruồi phải đậu trên mặt đất một thời gian cho cơ thể cứng cáp rồi mới bay đi tìm thức ăn. Ruồi có thể sống trung bình khoảng 15 – 20 ngày nhưng cũng có thể đến 2 tháng. Tuy nhiên, nếu không có thức ăn, ruồi sẽ chết trong vòng 2 -3 ngày.

3. VAI TRÒ TRONG Y HỌC CỦA RUỒI

Vai trò truyền bệnh

Với cấu trúc bộ phận miệng kiểu hút, ruồi chỉ hút các thức ăn lỏng, nhỏ vừa với các lỗ khoảng 0,5 µm ở vòi và hai phiến hút. Khi gặp thức ăn cứng, ruồi tiết nước bọt và dịch chứa trong diều để làm mềm hay hóa lỏng thức ăn rồi hút. Với cấu trúc của bộ phận miệng như vậy và các thói quen khi ăn ruồi truyền các mầm bệnh theo các cách như sau:

  • Ruồi ựa chất dịch chứa trong diều ra để hóa lỏng hoặc làm mềm thức ăn, mầm bệnh có sẵn trong dịch đồng thời cũng được thải ra ngoài vấy bển trên thức ăn của người.
  • Ruồi thường phóng uế trong khi ăn và mầm bệnh theo phân ra ngoài.
  • Ruồi làm rơi mầm bệnh dính trên cơ thể, cánh nhất là ở chân khi đậu trên thức ăn hoặc ly, chén của người.

Mầm bệnh được ruồi hút vào khi ăn nhưng mầm bệnh không chuyển đổi phát triển giai đoạn, không tăng sinh số lượng cho nên ruồi không phải là vectơ truyền bệnh mà chỉ đóng vai trò vận chuyển mầm bệnh. Mặc dù vai trò này có tính thụ động nhưng khi mật độ ruồi tăng cao, điều kiện vệ sinh môi trường cũng như vệ sinh thực phẩm, vệ sinh cá nhân kém thì các mầm bệnh do ruồi chuyên chở như vi trùng tả, lỵ, thương hàn, bào nang a-míp, trứng giun, sán cũng có thể trở thành dịch nguy hiểm.

Vai trò gây bệnh : Bệnh giòi ruồi

Bệnh giòi ruồi là bệnh ở người hay ở thú gây nên do ấu trùng của ruồi. Ấu trùng ruồi ký sinh và dinh dưỡng bằng những mô lành hay mô chết hay dịch hữu cơ ở mô của ký chủ. Có thể chia làm ba nhóm bệnh giòi ruồi như sau :

  • Nhóm giòi ruồi ký sinh bắt buộc : Ấu trùng ruồi bắt buộc phải ký sinh ở mô lành để phát triển.
  • Nhóm giòi ruồi ký sinh nửa bắt buộc : Ấu trùng ruồi ký sinh thông thường ở những chất hữu cơ, phân thú vật nhưng có thể ký sinh ở vết thương, vết loét của ký chủ.
  • Nhóm giòi ký sinh tình cờ : Ấu trùng ruồi ngẫu nhiên và cơ quan ký chủ.

Bệnh giòi ở người có thể gặp ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể nhưng có thể được mô tả các biểu hiện chính như sau :

Bệnh giòi hút máu :

Chỉ có một loài ấu trùng Auchmeromyia luteola sống phụ thuộc vào người ở Phi châu nhiệt đới. Ấu trùng này ban đêm hút máu những người nằm ngủ dưới đất trong lều.

Bệnh giòi vết thương :

Các vết thương hở không được giữ vệ sinh tốt, sẽ là nơi phát triển tốt của ấu trùng ruồi. Các loài thường gặp cả ở người và thú là Lucillia sericata L.nobilis, Cochliomyia hominivorax và một số loài của Chrysomyia, Sarcophaga, Wohlfahrtia và Calliphora.

Bệnh giòi mụn nhọt (Furuncular Myiasis):

Gây nên do Cordylobia anthropophaga (Calliphoridae) và Dermaatobia hominis, Hypoderma spp. Giòi ký sinh chủ yếu ở chi dưới và lung. Tổn thương đau và thường có hạch tương ứng. Tổn thương có dạng nhọt mủ chứa ấu trùng ở giai đoạn cuối sẽ tự rơi xuống đất, vết thương làm sẹo sau đó.

Bệnh giòi bò dưới da (Myiases rampannes):

Gây nên do ấu trùng của Gastrophillus và Hypoderma. Khởi đầu là một điểm đau dưới da dữ dội, sau đó điểm đau di chuyển để lại một đường đỏ liên tục. Ấu trùng có thể tồn tại nhiều tháng trên cơ thể ký chủ.

Bệnh giòi mụn di chuyển (Myiases ambulatoires):

Gây nên do ấu trùng giai đoạn 1 của ấu trùng Hypoderma bovis, H.lineanum. KHởi đầu là ngứa và đau, đôi khi rất đau. Nhiều ngày sau tổn thương biến mất và lập lại ít lâu sau. Đường đi của ấu trùng có màu đỏ rõ, đôi khi phù, cuối cùng tạo nên một bứu mủ. Thường chỉ một hoặc hai ấu trùng ký sinh, hiếm khi ba ấu trùng.

Bệnh giòi mũi – hầu (Myiase naso – pharyngées) hay bệnh giòi mũi (Nasomyiase):

Xảy ra trên người có sẵn một bệnh khác ở mũi hoặc mũi bình thường. Gây nên do Oestrus ovis, Rhinoestrus purpureus, Chrysomyia bezziana và Cochlyomyia hominivorax. Ruồi đẻ trứng vào hốc mũi, nhất là ở những người tiếp xúc với thú vật. Bệnh gây ngứa nhiều, đau nhức không chịu nổi, đau đầu, chảy máu cam, đau họng (khi ấu trùng vào hầu mũi), có thể gây các triệu chứng màng não, thị giác khi ấu trùng xâm lấn lên trên.

Bệnh giòi mắt (Ophtalmoamyiase)

Dòi hình thành như thế nào

Ít khi gặp, thường là biến chứng của bệnh giòi mũi gây nên do Hypoderma (ở mí mắt, phần ngoài của mắt), Oestrus, Rhinoestrus, Gasterophilus, Dermatobia, Sarcophaga và Wohlfahrtia. Bệnh nhân cảm giác có vật gì bò trong mắt, thường gặp triệu chứng viêm kết mạc, đau nhức mắt, mở mí mắt khó, có thể loét mạc hay mù nếu không điều trị.

Bệnh giòi tai (Otomyiase):

Dòi hình thành như thế nào

Chỉ xảy ra ở trên người có sẵn một bệnh khác ở tai, do dó ít gặp. Gây nên do Chrysomyia, Sarcophaga, Oestrus, Rhinoestrus.v.v… Bệnh nhân đau tai cấp, ngứa. Ấu trùng có thể xuyên thủng màng nhĩ, xâm nhập xoang chũm, tai giữa và màng não. Chảy mủ tai mùi hôi thối.

Bệnh giòi đường tiêu hóa và đường niệu sinh dục :

Dòi hình thành như thế nào

Ở người hai loại bệnh này là tình cờ, ngẫu nhiên. Bệnh giòi đường tiêu hóa do nuốt thức ăn sống, nấu thức ăn chưa chín có trứng hoặc ấu trùng ruồi, thức ăn bị hư có giòi hoặc do thói quen ăn thức ăn để cho có giòi (như cách làm phô-mai của một số nước ở Châu Âu hay cách làm mắm sống ở Việt Nam). Thường gặp ấu trùng của Piophila casei trong phô-mai, trứng của Drosophila trong trái cây và các loài khác đẻ trứng trong thịt như Lucilia, Calliphora, Phormia, Sarcophaga.v.v… Bệnh giòi đường niệu sinh dục do ấu trùng đi ngược từ lỗ tiểu lên bàng quang gây đâu. Các loài đã gặp llà Musca spp., Calliphora spp., Fannia scalaris.

4. ÍCH LỢI CỦA GIÒI RUỒI TRONG Y HỌC

Giòi chữa trị vết thương :

Khi quan sát thấy ấu trùng của một bài loài ruồi thuộc họ Calliporidae chỉ ăn các mô chết chứ không ăn các mô lành ở các vết thương, vào những năm của thập niên 1930 – 1940 người ta đã dùng ấu trùng của các loài này để chữa trị các vết thương chiến tranh và viêm xương tủy mạn tính. Gần đây từ năm 1990 phương pháp dùng ấu trùng ruồi để trị các vết thương không đáp ứng với khánh sinh điều trị và đã được thực hiện trở lại ở một số nơi như Anh, Mỹ. Ấu trùng thường được dùng điều trị vết thương là ấu trùng Lucilia sericata.

Giòi trong khoa học hình sự :

Giòi Calliphora vicina ăn xác chết thối rữa hoặc thịt động vật và do giòi C.vicina nhanh chóng phát triển trong xác chết nên căn cứ vào sự hiện diện của giòi trên xác tử thi cũng giúp cho khoa học hình sự đánh giá được xác chết đã chết được bao nhiêu ngày từ đó có thể giúp t phát triển trong xác chết nên căn cứ vào sự hiện diện của giòi trên xác tử thi cũng giúp cho khoa học hình sự đánh giá được xác chết đã chết được bao nhiêu ngày từ đó có thể giúp tìm ra được nguyên nhân chết.

5. BỆNH GIÒI RUỒI Ở VIỆT NAM

Ở Việt Nam, bệnh giòi mũi, bệnh giòi tai thỉnh thoảng cũng gặp ở các khoa hoặc bệnh viện Tai Mũi Họng. Thường người bệnh giòi mũi có triệu chứng như là một bệnh viêm xoang, bệnh nhân tự điều trị lâu ngày không kết quả mới đến bác sĩ Tai Mũi Họng phát hiện. Bệnh giòi tai cũng tương tự, ban đầu người bệnh có bệnh lý ở tai như viêm ống tai ngoài hoặc tai giữa và thường cũng tự điều trị bằng các loại kháng sinh uống hoặc nhỏ lỗ tai, dần dần, thấy có mủ ở tai mới đến bác sĩ chuyên khoa phát hiện có giòi trong lỗ tai.

6. ĐIỀU TRỊ BỆNH GIÒI RUỒI

Điều trị các trường hợp bệnh giòi cần chẩn đoán chính xác: bệnh giòi ở da có thể rạch da gắp ấu trùng; bệnh giòi mũi, mắt cần can thiệp phẫu thuật bởi bác sĩ chuyên khoa; bệnh giòi đường tiêu hóa có thể dùng thuốc tẩy giun, sán để diệt; bệnh giòi đường niệu sinh dục có thể xúc rửa bàng quang để tống ấu trùng ra.

BS. Nguyễn Ngọc Ánh