Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của các đời tổng thống mỹ là gì

Mục lục bài viết

  • 1. Thẩm quyền của Tổng thống:
  • 2. Chính sách và quan hệ ngoại giao thể hiện quyền năng tổng thống
  • 2.1. Tổng thống Obama:
  • 2.2. Tổng thống Donald Trump:
  • 2.3. Tổng thống Joe Biden

1. Thẩm quyền của Tổng thống:

Tổng thống Mỹ là người duy nhất có toàn quyền về hành pháp ở nước Mỹ. Việc tập trung quyền lực vào tay một người đã cho phép Tổng thống hành động một cách tự do và có hiệu lực lớn. Nhiệm kỳ của Tổng thống là 4 năm, không phụ thuộc vào tỷ lệ ủng hộ trong dư luận hay sự ủng hộ của đa số nghị sĩ trong Quốc hội. Điều này cho phép Tổng thống có thể đưa ra những quyết định nhất thời không hợp với lòng dân, mà không sợ bị mất chức. Sự phân chia quyền lực tương đối trong thể chế “Tam quyền phân lập” đã cho phép Tổng thống có thể tự do hành động, mà không sợ bị cản trở quá nhiều, đặc biệt là bởi sự can thiệp của nghị viện. Cơ chế bầu Tổng thống qua hệ thống phiếu đại cử tri đã làm cho Tổng thống luôn phải là ứng cử viên của một đảng chính trị lớn. Vai trò tăng lên của các chính đảng cũng đồng thời làm tăng vai trò của Tổng thống. Bởi vậy Tổng thống cũng được coi là nhà lãnh đạo của đảng mình. Điều 2 Hiến pháp Mỹ dành “quyền hành pháp và tư lệnh quân đội” cho Tổng thống đã tạo điều kiện cho Tổng thống đưa ra rất nhiều quyết định quan trọng. 

- Tổng thống Hoa Kỳ có quyền phủ quyết dự luật của Quốc hội. Tuy nhiên, quyền phủ quyết này có thể bị vô hiệu hóa nếu có 2/3 số nghị sĩ Hạ viện lẫn Thượng viện cùng bỏ phiếu bác bỏ phủ quyết của Tổng thống trừ trường hợp phủ quyết “bỏ túi” [pocket veto]. Đối với việc tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Tổng thống có thể tạm thời bổ sung tất cả các vị trí bị bỏ trống diễn ra trong thời gian giữa hai kỳ họp của Thượng viện. Trong trường hợp hai viện của Quốc hội không thể thống nhất được ngày giờ cho phiên họp tiếp theo Tổng thống sẽ có quyền quyết định. Ngoài ra, Tổng thống còn có quyền triệu tập các phiên họp “khẩn cấp” tại Quốc hội trong những trường hợp đặc biệt.Tổng thống có khả năng điều hành phần nhiều ngành hành pháp bằng các sắc lệnh hành pháp. Những sắc lệnh này dựa vào luật liên bang hay quyền hành pháp mà Hiến pháp Hoa Kỳ ban cho và vì vậy có sức mạnh về mặt luật pháp. Những sắc lệnh hành pháp này có thể bị tòa án liên bang xem xét lại hoặc có thể bị vô hiệu quá bằng quy trình thay đổi luật.

- Thẩm quyền của Tổng thống đối với cơ quan tư pháp: Tổng thống có quyền đề cử và bổ nhiệm các thẩm phán của Tòa án tối cao, các thẩm phán của tòa án liên bang theo sự thỏa thuận và nhất trí của Thượng viện. Tổng thống có quyền hủy bỏ bản án hoặc ân xá [ngoại trừ những trường hợp xét xử các vụ trọng tội] mà không cần có sự phê chuẩn của bất cứ viện nào thuộc Quốc hội.

Tổng thống Hoa Kỳ có những quyền năng ở nhiều lĩnh vực, đối với lĩnh vực đối ngoại có những chính sách và quan hệ ngọai giao khác biệt giữa các tổng thống.

2. Chính sách và quan hệ ngoại giao thể hiện quyền năng tổng thống

2.1. Tổng thống Obama:

Với tư duy chiến lược nhất quán:

Một là, khủng bố không phải là thách thức chiến lược duy nhất của Mỹ. Do đó, cần thực hiện "phi khủng bố hóa" chính sách đối ngoại.

Hai là, chính sách đối ngoại không chỉ giới hạn ở khía cạnh quân sự, do đó cần chấm dứt việc quân sự hóa quá mức chính sách đối ngoại.

Ba là, nếu như Mỹ không phải luôn là chủ thể tốt nhất để can thiệp về mặt quân sự, thì họ thường là chủ thể tốt nhất để thúc đẩy một giải pháp ngoại giao

- Chính sách đối ngoại của Obama đã bao gồm hoạt động chống khủng bố linh hoạt và có mục tiêu [giám sát điện tử, sử dụng máy bay do thám không người lái, thực hiện các cuộc không kích, sử dụng các lực lượng đặc nhiệm], huấn luyện và trang bị vũ khí cho các tác nhận địa phương đáng tin cậy, xây dựng các quan hệ đối tác về an ninh và quốc phòng, đưa ra các cam kết ngoại giao, áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế, ký kết các hiệp định thương mại tự do, thực hiện các chương trình viện trợ phát triển, đấu tranh chống hoạt động chiêu mộ và hệ tư tưởng của các phần tử cực đoan ở trong nước...

-Về mặt xã hội, Barack Obama đi vào lịch sử nhờ đạo luật được biết dưới cái tên « Obamacare », với ý tưởng nhà nước trợ cấp cho thành phần nghèo khó nhất để mọi người đều được chăm sóc khi đau ốm. Đây là một trong những cam kết của ứng cử viên tổng thống Barack Obama. Tháng 03/2010, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật gây nhiều tranh cãi này, và bốn năm sau, Obamacare chính thức có hiệu lực. Người ủng hộ thì cho rằng đây là một « tiến bộ lớn về mặt xã hội ». Ngược lại, phe chống đối thì xem luật bảo hiểm mang tên vị tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ là một chương trình quá tốn kém.

Trong 7 năm đầu đã hoàn thiện 570 quy định chính – những quy định được Văn phòng Ngân sách Quốc hội phân loại là có tác động kinh tế hoặc xã hội đặc biệt quan trọng. Đội luật sư làm việc dưới quyền của Obama đã tìm cách tái cấu trúc các ngành công nghiệp tài chính và sức khỏe của quốc gia, hạn chế ô nhiễm, tăng cường bảo vệ nơi làm việc và mở rộng quyền bình đẳng cho các nhóm thiểu số. Dưới thời ông Obama, chính phủ đã thực sự đặt giá trị cao hơn cho cuộc sống con người. Áp đặt hàng tỉ đôla chi phí mới cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Dưới thời kỳ của Tổng thống B. Obama, quyền lực mềm được xem là công cụ hiệu quả trong việc thực thi chính sách đối ngoại Hoa Kỳ giai đoạn này; đạt được những kết quả khả quan như phục hồi sức mạnh kinh tế Hoa Kỳ, giữ được vị trí quốc gia hàng đầu thế giới, nâng cao hình ảnh và uy tín trên trường quốc tế và B. Obama trở thành Tổng thống được yêu thích nhất trên toàn cầu.Tuy nhiên, việc lựa chọn quyền lực mềm là đường hướng ngoại giao chủ đạo cũng khiến chính quyền B. Obama đối mặt với không ít chỉ trích vì đã khiến cho quyền lực lãnh đạo của nước Mỹ trở nên mềm yếu, hèn nhát và thiếu quyết đoán trong nhiều vấn đề quốc tế, đặc biệt là trong vấn đề ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

2.2. Tổng thống Donald Trump:

Tổng thống Trump đảo ngược lại nhiều chính sách của chính quyền Tổng thống Obama được cho là làm tổn hại cho lợi ích và vị thế của nước Mỹ như rút khỏi Hiệp định TPP, đòi đàm phán lại NAFTA và kêu gọi các công ty lớn chuyện cơ sở sản xuất về nước. Tổng thống Trump giảm bớt cam kết quốc tế, giảm viện trợ nước ngoài, rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu vì coi Hiệp định này là "không công bằng" với người dân và doanh nghiệp Mỹ, hay rút khỏi UNESCO vì đặt lợi ích chiến lược với Israel lên trên.

Chính quyền Trump lựa chọn, quyết định áp dụng, triển khai các chính sách/ biện pháp cứng rắn về kinh tế, thương mại và thậm chí là quân sự đã khiến vai trò của sức mạnh mềm nước Mỹ bị đặt sang một bên. Có thể nói, việc "sức mạnh mềm" của Mỹ suy giảm đã làm ảnh hưởng đến sức mạnh tổng thể của Mỹ, khiến cho vị thế của Mỹ suy giảm một cách tương đối so với các nước lớn khác, đặc biệt là so với Trung quốc rất tích cực phát huy sức mạnh mềm của mình.Tuy nhiên, một số công cụ SMM như các chính sách về kinh tế, thương mại của Tổng thống Trump cũng giúp vực lại tăng trưởng của kinh tế Mỹ. Việc sử dụng công cụ “sức mạnh mềm” về chính sách đối ngoại và song song với “sức mạnh cứng” thông qua chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cũng giúp cho nội bộ Mỹ thấy sự nghiêm túc của chính quyền Trump trong duy trì các chính sách lớn của Mỹ và xây dựng hình ảnh Mỹ trong con mắt các nước ở khu vực này là một cường quốc có trách nhiệm, bảo đảm hòa bình và an ninh cho khu vực.

2.3. Tổng thống Joe Biden

Trong 100 ngày cầm quyền đầu tiên [20/1 - 30/4/2021], chính quyền của ông đã tập trung vào một số vấn đề chính, đó là: Giải quyết những mâu thuẫn trong quan hệ giữa Trung Quốc; từng bước đưa Mỹ trở lại một số tổ chức quốc tế mà chính quyền D. Trump đã từ bỏ, như: Tổ chức Y tế thế giới [WHO], Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu [COP- 21], hàn gắn lại mối quan hệ với WTO và thúc đẩy mô hình "ngoại giao vaccine" với một số đồng minh và đối tác trong nhóm "Bộ Tứ" [Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia] và các nước trong Liên minh Châu Âu [EU].

Trong giai đoạn tiếp theo, chính quyền của Tổng thống J. Biden sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề như: Cải thiện quan hệ với các nước đồng minh và đối tác trên thế giới để hình thành một “liên minh các nền dân chủ toàn cầu” nhằm đối phó với Trung Quốc; từng bước đưa nước Mỹ trở lại dẫn dắt trật tự kinh tế đa phương thông qua việc thúc đẩy đàm phán các hiệp định thương mại tự do [FTA] song phương xuyên Đại Tây Dương với EU, Hàn Quốc, Nhật Bản; xây dựng và phát triển liên minh công nghệ toàn cầu để đưa nước Mỹ trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về mạng 5G; từ bỏ chính sách chia sẻ chi phí quân sự với các nước đồng minh, đối tác để các nước này tham gia vào các liên minh quân sự do Mỹ dẫn dắt ở châu u - Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, như: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương [NATO], nhóm “Bộ Tứ” và “Bộ Tứ” mở rộng.

- Về chính sách quốc phòng, dù nhanh chóng lật ngược các sáng kiến của cựu Tổng thống Donald Trump nhưng tổng thống Joe Biden có khả năng giữ lại Quân chủng Không gian dù quân chủng này xuống hàng thấp hơn trong danh sách ưu tiên quốc phòng. Chính quyền mới của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tạm thời đình chỉ việc bán máy bay phản lực F-35 cho Các Tiểu vương quốc Ả- rập Thống nhất và việc bán vũ khí cho Ả rập Xê-Út đang được xem xét lại. UAE, một trong những đồng minh Trung Đông thân cận nhất của Washington, từ lâu đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mua các máy bay phản lực tàng hình và được hính quyền Tổng thống Donald Trump trước đây ủng hộ sau khi UAE đồng ý bình thường hóa quan hệ với Israel.

Có thể thấy, mục tiêu đối ngoại cốt lõi và xuyên suốt của chính quyền tổng thống J.Biden trong bốn năm tới là từng bước xác lập lại vị thế lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, đồng thời hiện thực hóa ba mục tiêu chiến lược trong quan hệ với Trung Quốc, đó là kiềm chế Trung Quốc về quân sự; duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông theo luật pháp quốc tế và làm thay đổi nhận thức của Trung Quốc trong quan hệ với Mỹ.

Video liên quan

Chủ Đề