Tại sao doanh nghiệp cần kế toán quản trị

Kế toán quản trị là một nhánh mới của ngành Kế toán, giữ vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, nắm bắt mọi thực trạng tài chính DN. Vậy kế toán quản trị là gì? Vai trò của kế toán quản trị?

Kế toán quản trị là gì và vai trò của kế toán quản trị

1. Kế toán là gì?

Kế toán là 1 hệ thống:

Chú ý: Kế toán phải gắn với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
=> Nghiệp vụ kinh tế là các sự kiện phát sinh ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp

  • Các đối tượng bên ngoài quan tâm đến thông tin của doanh nghiệp là nhà đầu tư [ khi mua cổ phiếu của công ty ], các cơ quan chức năng, khách hàng, nhà cung cấp, sinh viên…
  • Các đối tượng bên trong quan tâm đến thông tin của doanh nghiệp là nhà đầu tư [ khi đầu tư vào công ty và giữ chức vụ quản lý trong của công ty ], nhà quản trị, nhân viên…

2. Vì sao lại cần có kế toán quản trị?

3. Khái niệm kế toán quản trị 

Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán.

Kế toán quản trị  là lĩnh vực chuyên môn của kế toán nhằm nắm bắt các vấn đề thực trạng, đặc biệt là thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Qua đó giúp nhà quản lý doanh nghiệp ra quyết định điều hành một cách tối ưu nhất. 

Thông tin của kế toán quản trị đặc biệt quan trọng trong vận hành doanh nghiệp. Đồng thời phục vụ kiểm soát và đánh giá doanh nghiệp đó.

4. Mục tiêu của kế toán quản trị

Cung cấp thông tin cho nhà quản lý để đưa ra các quyết định nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đạt mục tiêu doanh nghiệp đề ra, từ đó làm gia tăng giá trị doanh nghiệp [ giá trị của cổ đông] và gia tăng giá trị khách hàng.

  • Giá trị công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu tài chính [ ROE, EPS …] hay khi công ty được định giá cao, giá trị thương hiệu lớn.
  • Gia tăng giá trị khách hàng tức là công ty cung cấp được các sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.

Để thực hiện các công việc trong quá trình quản lý hoạt động của tổ chức, các nhà quản lý cần thông tin. Thông tin mà các nhà quản lý cần để thực hiện công việc được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau: Các nhà kinh tế, các chuyên gia tài chính, các chuyên viên tiếp thị, sản xuất và các nhân viên KTQT của tổ chức.

Mối quan hệ giữa giá trị khách hàng và giá trị cổ đông

  • Không một cổ đông nào trong công ty muốn công ty mình mải lo chăm sóc khách hàng thật tốt mà bỏ quên các cổ đông trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị cổ đông thì một trong những yếu tố là phải gia tăng giá trị khách hàng để mở rộng đầu ra nhằm tối đa hóa lợi nhuận
  • Khi công ty muốn gia tăng giá trị khách hàng thì phải tạo ra những sản phẩm, dịch vụ tốt hơn, mặt bằng đẹp hơn… -> chi phí tăng. Nếu doanh thu không gia tăng tương ứng hoặc cao hơn tốc độ tăng của chi phí -> lợi nhuận giảm -> ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị của cổ đông

Hệ thống thông tin KTQT trong tổ chức có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho các nhà quản lý để thực hiện các hoạt động quản lý. 

4.1 Vậy mục tiêu của kế toán quản trị là gì?

  • Biết được từng thành phần chi phí, tính toán và tổng hợp chi phí sản xuất, giá thành cho từng loại sản phẩm, từng loại công trình dịch vụ.
  • Xây dựng được các khoản dự toán ngân sách cho các mục tiêu hoạt động.
  • Kiểm soát thực hiện và giải trình các nguyên nhân chênh lệch giữa chi phí theo dự toán và thực tế.
  • Cung cấp các thông tin cần thiết để có các quyết định kinh doanh hợp lý.

4.2 Vai trò của kế toá quản trị

Có 4 mục tiêu chủ yếu sau:

– Cung cấp thông tin cho nhà quản lý để lập kế hoạch và ra quyết định;

– Đóng góp trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chiến lược của DN

  • Lập kế hoạch [ ngắn hạn, dài hạn ]
  • Kiểm soát việc sử dụng nguồn lực công ty có hiệu quả không

– Đóng góp cải thiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

  • Chi phí thấp
  • Sản phẩm khác biệt

– Trợ giúp nhà quản lý trong việc điều hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức;

– Thúc đẩy các nhà quản lý đạt được các mục tiêu của tổ chức;

– Đo lường hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý và các bộ phận, đơn vị trực thuộc trong tổ chức.

Các nhà quản trị, các giám đốc điều hành đều có mục tiêu chung là quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh. Các hoạt động hàng ngày đều xung quanh vấn đề xử lý thông tin và ra quyết định hiệu quả. Vai trò của kế toán quản trị là cung cấp thông tin cho các giám đốc điều hành để phục vụ cho việc ra quyết định

5. Các phương pháp nghiệp vụ trong kế toán quản trị

  • Thông tin phải so sánh được [ quan trọng nhất ]
  • Phân loại chi phí
  • Thiết kế thông tin dưới dạng phương trình / đồ thị

6. Tại sao kế toán quản trị phải quan tâm đến thông tin phi tài chính ?

Các vấn đề phi tài chính như quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, kế hoạch kinh doanh, việc tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành, cơ cấu bộ máy nhân sự, bộ phận kiểm soát nội bộ, trình độ & kinh nghiệm của người quản lý, lĩnh vực hoạt động chủ yếu, thị phần trên thị trường, quan hệ với các tổ chức tín dụng khác, đánh giá của các đối tác & khách hàng, …

Thông tin phi tài chính hỗ trợ cho các cấp lãnh đạo ra quyết định chính xác, kịp thời.

  • Thông tin về tình hình chính sách thương mại, chiết khấu thanh toán của nhà cung cấp  giúp doanh nghiệp có kế hoạch mua hàng hợp lý và đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu để sản xuất không bị gián đoạn.
  • Thông tin về tình hình thị trường, đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp có kế hoạch marketing hợp lý để tạo sự khác biệt về sản phẩm.

Thông tin phi tài chính hỗ trợ cho các cấp lãnh đạo kiểm soát và đánh giá hoạt động doanh nghiệp.

  • Để đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ  sử dụng Bảng khảo sát [ Questionaire ].
  • Công ty muốn mở rộng kinh doanh, tăng doanh thu thì kiểm soát khâu R&D thực hiện như thế nào hoặc kiểm soát việc nhân viên có tham gia đầy đủ các lớp nâng cao trình độ hay không.

7. Tại sao nhà quản trị ở các cấp khác nhau lại cần những thông tin kế toán quản trị khác nhau?

Cung cấp các thông tin phù hợp cho từng cấp quản lý vì mỗi cấp quản lý phải đưa ra quyết định. Quyết định của mỗi cấp khác nhau

  •  Cấp tác nghiệp: cần những thông tin kế toán xảy ra hằng ngày

    VD: Đối với bộ phận bán hàng để lập hạn mức tín dụng cho khách hàng, bộ phận tác nghiệp cần thông tin về khách hàng giao dịch nhiều hay ít, quy mô của công ty khách hàng, để từ đó hỗ trợ cho cấp trung ra quyết định.

  • Cấp trung: cần những thông tin của kế toán quản trị để đưa ra các quyết định sử dụng hiệu quả nguồn lực.
  • Cấp chiến lược: cần những thông tin về tình hình phát triển của công ty trong tương lai, triển vọng và khả năng phát triển sản phẩm trong dài hạn để thực hiện các mục tiêu dài hạn.

Tránh sự trùng lắp thông tin và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra

Thông tin tài chính 

  • Doanh thu, chi phí, lợi nhuận dự kiến của sản phẩm mới.
  • Khi áp dụng công nghệ mới thì công ty có đủ nguồn lực để vận hành hay không.

Thông tin phi tài chính

  • Nhu cầu của sản phẩm mới trên thị trường
  • Tình hình cạnh tranh trên thị trường
  • Sản phẩm mới có ảnh hưởng đến các sản phẩm hiện tại của công ty hay không.

Kế toán quản trị có vai trò ngày càng rõ ràng trong công tác quản lý và điều hành doanh nghiệp. Bạn muốn trở thành một kế toán quản trị chuyên nghiệp hãy trang bị cho bản thân kiến thức đầy đủ nhé. Chúc các bạn thành công. 

Theo Luật Kế toán Việt Nam, kế toán quản trị là “việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”. Như vậy, kế toán quản trị là lĩnh vực kế toán được thiết kế để thoả mãn nhu cầu thông tin của các nhà quản lý và các cá nhân khác làm việc trong một tổ chức.

SƠ ĐỒ THỂ HIỆN CÁC CHỨC NĂNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÝ

Qua sơ đồ, có thể thấy sự liên tục của hoạt động quản lý từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện, kiểm tra, đánh giá rồi sau đó quay lại khâu lập kế hoạch cho kỳ sau, tất cả đều xoay quanh trục ra quyết định.

Như vây, để làm tốt phải có thông tin cần thiết để có thể ra các quyết định đúng đắn. Kế toán quản trị là nguồn chủ yếu cung cấp nhu cầu thông tin đó. 

Quá trình quản lý và công việc của các nhà quản lý

Những người chủ sở hữu và các nhà quản lý của tổ chức chịu trách nhiệm trong việc xác định mục tiêu hoạt động của tổ chức. Trong quá trình theo đuổi mục tiêu của tổ chức, các nhà quản lý thực hiện 4 chức năng cơ bản sau:

Một là, lập kế hoạch. Để xây dựng kế hoạch nhà quản trị thường phải dự đoán, phán đoán kết quả của các chỉ tiêu kinh tế sẽ xảy ra dựa trên những cơ sở khoa học có sẵn. Trong quá trình xây dựng, nhà quản trị thường phải liên kết các chỉ tiêu kinh tế với nhau để thấy rõ sự tác động về nguyên nhân và kết quả sẽ xảy ra trong tương lai.

Hai là, tổ chức và điều hành các hoạt động. Chức năng này nhằm truyền dạt các chỉ tiêu kế hoạch đã xây dựng cho các bộ phận trong DN và tổ chức hoạt động tại các bộ phận theo như kế hoạch. Đồng thời, yêu cầu nhà quản lý phải liên kết các bộ phận với nhau, sử dụng nguồn lao động hợp lý nhằm khai thác tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất để đạt được các mục tiêu đã dự định.

Các nhà quản trị phải sử dụng tổng hợp các thông tin của nhiều bộ phận trong DN, thông tin bên trong và bên ngoài, thông tin định lượng, định tính để phán đoán và thực hiện các kế hoạch, dự toán đã xây dựng. Đây là giai đoạn quyết định nhất, bởi vì các quyết định kinh doanh phải hết sức linh hoạt, phù hợp với các yếu tố sản xuất và đạt được mục tiêu tối ưu.

Ba là, kiểm tra và đánh giá các kết quả thực hiện. Căn cứ vào các chỉ tiêu của các kết quả thực hiện đối chiếu với các kế hoạch đã xây dựng để kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện kết quả của DN. Qua đó, phân tích và thu nhận các thông tin phục vụ cho quá trình kinh doanh tiếp theo. Thực chất là so sánh sự khác nhau giữa thực hiện với kế hoạch đã xây dựng, từ đó xác định các nguyên nhân ảnh hưởng để điều chỉnh quá trình thực hiện của từng người, từng bộ phận nhằm đạt được các mục tiêu tối ưu. Hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện thông qua việc phân công, phân cấp dựa trên cơ chế quản lý tài chính và trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong một tổ chức hoạt động cụ thể.

Bốn là, ra quyết định. Đây là chức năng cơ bản nhất của thông tin KTQT. Ra quyết định là công việc thường xuyên của các nhà quản trị ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của DN. Việc ra quyết định thường dựa trên cơ sở tổng hợp nhiều nguồn thông tin khác nhau, nhưng trong đó thông tin KTQT thường giữ vai trò có tính chất quyết định và độ tin cậy cao. Các nhà quản trị thường đứng trước nhiều phương án kinh doanh khác nhau.

Mỗi phương án thường bao gồm nhiều hệ thống thông tin đa dạng như là số lượng, chủng loại, chi phí, lợi nhuận, vốn, thị trường… Vì vậy, đòi hỏi KTQT phải tổng hợp, phân tích và chọn lọc hệ thống thông tin này. Trên cơ sở đánh giá hệ thống thông tin do KTQT cung cấp để đưa ra các quyết định chọn các phương án tối ưu.

Các nhà quản trị là người ra quyết định nhằm đảm bảo sự tồn tại, phát triển liên tục của DN và kiểm soát việc thực hiện các quyết định đó. Do vậy, tương ứng với các khâu công việc quản trị thì kế toán phải cung cấp thông tin phù hợp cho từng khâu công việc đó.

Trước hết, KTQT phải thiết lập một hệ thống các chỉ tiêu, mở tài khoản, sổ sách để ghi chép một cách có hệ thống các hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Việc xây dựng hệ thống chi tiêu, mở tài khoản phải xuất phát từ nhu cầu sử dụng thông tin và đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh khi đó các thông tin mới có tính hiệu quả về mọi mặt.

Từ các thông tin, KTQT tiến hành tính toán các chỉ tiêu theo yêu cầu quản trị nội bộ và tổng hợp thành các báo cáo của các cấp quản trị khác nhau. KTQT tiến hành kiểm tra các thông tin trên các báo cáo phân tích, đánh giá hiệu quả của các hoạt động và trợ giúp các nhà quản lý đưa ra quyết định kinh doanh phù hợp.


Đăng kí tham gia HỌC THỬ MÔN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ [Management Information] để tìm hiểu vai trò của Kế toán quản trị trong doanh nghiệp


CÁCH THỨC THAM GIA


THÔNG TIN SƠ LƯỢC VỀ BUỔI HỌC THỬ

  • Ngày tổ chức:Thứ sáu, ngày 17.11.2017.
  • Thời gian: 18:30 – 21:30
  • Địa điểm: Học viện APT, số 09 Trương Quyền, P.6, Q.3, TP.HCM.
  • Diễn giả: Cô Trần Lê Na [FCCA] – CFO của tập đoàn Intertek Việt Nam.

ĐẶC BIỆT

Học viện APT luôn có chính sách ưu đãi học phí cho các học viên, công ty đăng ký nhóm và đăng ký sớm với mức như sau:

  • Tặng ngay 10%khi đăng ký sớm.
  • Tặng ngay 15% khi đăng ký nhóm 3 người.
  • Tặng ngay 20% khi đăng ký nhóm 5 người.
  • Tặng ngay 30% cho các thành viên Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam [VACPA].

Video liên quan

Chủ Đề