Đề xuất những cách làm để phát triển tư duy sáng tạo của học sinh tiểu học trong dạy học

Trong quá trình dạy học, tính mềm dẻo là một trong những đặc trưng của tư duy sáng tạo được thực hiện dễ dàng và thường xuyên nhất.

Từ quan điểm trên, cô Phan Thị Kim Ngân - giáo viên Trường THPT Dương Quảng Hàm [Văn Giang, Hưng Yên] - chia sẻ hướng rèn luyện tính mềm dẻo của tư duy sáng tạo cho HS qua dạy học môn Toán ở trường THPT.

Đặt trọng tâm vào rèn luyện khả năng phát hiện vấn đề mới, khơi dậy ý tưởng mới

Cô Phan Thị Kim Ngân cho rằng, để rèn luyện tư duy sáng tạo, trước hết cần rèn luyện đặc tình mềm dẻo của tư duy sáng tạo cho HS. Nếu HS được rèn luyện tốt và đạt được khả năng mềm dẻo trong tư duy khi tiếp cận với các bài toán, đó sẽ là cơ sở để hình thành tính nhuần nhuyễn, tính độc đáo…cũng như các đặc tính khác của tư duy sáng tạo.

Về giảng dạy lý thuyết, cần tận dụng phương pháp tập dượt nghiên cứu cho HS. Trong đó giáo viên [GV] tạo ra các tình huống có vấn đề dẫn dắt HS tìm tòi, khám phá kiến thức mới.

GV phải chú ý thường xuyên tập dượt cho HS suy luận có lý [thông qua quan sát, so sánh, đặc biệt hóa, khái quát hóa, quy nạp, tương tự…] để từ đó HS có thể tự mình tìm tòi, dự đoán được những quy luật của thế giới khách quan, tự mình phát hiện và phát biểu vấn đề, dự đoán được các kết quả, tìm được hướng giải của một bài toán, hướng chứng minh một định lý.

Nói cách khác là tăng cường cả hai bước suy đoán và suy diễn trong quá trình dạy toán.

Về thực hành giải toán, cần coi trọng các bài tập trong đó chưa rõ điều phải chứng minh, HS phải tự xác lập, tự tìm tòi để phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.

Rèn luyện từng yếu tố cụ thể của tính mềm dẻo của tư duy sáng tạo qua khai thác hệ thống bài tập

Theo cô Phan Thị Kim Ngân, tính mềm dẻo của tư duy có các đặc trưng nổi bật: Dễ dàng chuyển từ hoạt động trí tuệ này sang hoạt động trí tuệ khác, dễ dàng chuyển từ giải pháp này sang giải pháp khác, điều chỉnh kịp thời hướng suy nghĩ nếu gặp trở ngại;

Có khả năng thoát khỏi ảnh hưởng kìm hãm của những kinh nghiệm, những phương pháp, những cách nghĩ đã có từ trước. Nhận ra vấn đề mới trong điều kiện quen thuộc, nhìn thấy chức năng mới của đối tượng quen biết.

Để trang bị được cho HS khả năng mềm dẻo linh hoạt trong tư duy, GV cần nắm rõ từng đặc tính của tính mềm dẻo, từ đó trong dạy học cần luôn chú trọng bồi dưỡng từng yếu tố cụ thể đó.

Một số cách thức nhằm bồi dưỡng từng yếu tố đó được cô Phan Thị Kim Ngân chia sẻ như sau:

GV có thể khai thác nội dung các vấn đề giảng dạy, đề xuất các câu hỏi thông minh nhằm giúp HS lật đi lật lại các vấn đề theo các khía cạnh khác nhau để HS nắm thật vững bản chất các khái niệm, các mệnh đề; từ đó tránh được lối học thuộc lòng máy móc và lối vận dụng thiếu sáng tạo.

GV nên sử dụng từng loại câu hỏi và bài tập tác động đến từng yếu tố của tư duy sáng tạo như những bài tập có cách giải riêng đơn giản hơn là áp dụng công thức tổng quát để khắc phục "tính ỳ" [hành động máy móc, không thay đổi phù hợp với điều kiện mới]; những bài tập có nhiều lời giải khác nhau, đòi hỏi HS phải biết chuyển từ phương pháp này sang phương pháp khác;

Giáo viên cũng nên sử dụng những bài tập trong đó có những vấn đề thuận nghịch đi liền với nhau, song song nhau, giúp hình thành các liên tưởng ngược xảy ra đồng thời với việc hình thành các liên tưởng thuận, những bài toán "không theo mẫu" không đưa được về các loại toán giải bằng cách áp dụng các định lý, quy tắc trong chương trình…

Kết hợp với rèn luyện các đặc tính khác của tư duy sáng tạo và các hoạt động trí tuệ khác

Cô Phan Thị Kim Ngân nhấn mạnh: Rèn luyện tính mềm dẻo của tư duy sáng tạo cho học sinh cần kết hợp với rèn luyện các đặc tính khác của tư duy sáng tạo và các hoạt động trí tuệ khác

Cụ thể, GV cần luyện tập cho HS thường xuyên năng lực tiến hành phân tích, đồng thời với tổng hợp để nhìn thấy đối tượng dưới nhiều góc cạnh khác nhau, trong những mối liên hệ khác nhau.

Trên cơ sở so sánh các trường hợp riêng lẻ, dùng phép tương tự để chuyển từ trường hợp riêng này sang trường hợp riêng khác, khai thác mối liên hệ mật thiết với trừu tượng hóa, làm rõ mối quan hệ chung riêng giữa mệnh đề xuất phát và mệnh đề tìm được bằng đặc biệt hóa và hệ thống hóa.

GV có thể cho HS khái quát hóa tài liệu toán học, tạo khả năng tìm được nhiều giải pháp trên nhiều góc độ và tình huống khác nhau, khả năng tìm ra những mối liên hệ trong những sự kiện bên ngoài tưởng như không có mối liên hệ với nhau, khả năng tìm ra giải pháp lạ hoặc duy nhất.

"Các hoạt động này không những củng cố khả năng mềm dẻo, linh hoạt trong tư duy mà còn góp phần bồi dưỡng tính nhuần nhuyễn cũng như tính độc đáo của tư duy" - cô Phan Thị Kim Ngân chia sẻ.

                                        Rèn luyện tư duy cho học sinh tiều học

Hầu hết các em đều có một số đặc điểm chung trong tư duy, bao gồm:

1.1 Phán đoán theo cảm tính

Do suy nghĩ và hành động theo bản năng, các con khó tránh khỏi việc phán đoán sự vật, sự việc một cách cảm tính, chủ quan, không có sự cân nhắc mặt lợi, mặt hại. Ưu điểm của cách suy nghĩ này là các con có thể đơn giản hóa mọi vấn đề, sống đúng với lứa tuổi của mình.

Tuy nhiên, trong cuộc sống sẽ có rất nhiều vấn đề phức tạp, cần phải phân tích và nghiêm túc nhìn nhận một cách khách quan để đưa ra quyết định tốt nhất, việc duy trì phán đoán theo cảm tính dễ dẫn tới quyết định sai lầm, đưa đến một kết quả tệ cho chính bản thân và mọi người xung quanh.

1.2 Khó khăn trong việc phân tích vấn đề, bài toán

  • Khó khăn trong việc phân tích vấn đề.
  • Các em cần phải có kỹ năng phân tích và nắm bắt vấn đề.
  • Chính vì thế, không ít bạn nhỏ cảm thấy toán khó, chán học toán.

Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu. Các em nhỏ cần được rèn luyện và thực hành nhiều với toán học mới có thể nâng cao khả năng phân tích vấn đề.

2. Vai trò của tư duy đối với học sinh tiểu học

    Đối với sự phát triển của trẻ, tư duy có rất nhiều vai trò quan trọng.

2.1. Phát triển não bộ toàn diện

Theo nghiên cứu khoa học, giai đoạn từ 1 – 6 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển nhanh nhất về thể chất, tinh thần, trong đó có cả não bộ.  Rèn luyện tư duy mỗi ngày thông qua những kiến thức và vấn đề đơn giản ở độ tuổi này sẽ tạo nền tảng cho việc tư duy ở độ tuổi lớn hơn.

Tư duy là một hoạt động của não bộ, do đó đây cũng là cách kích thích cho não bộ phát triển, không bị ỳ trệ. Lâu dần, não bộ của trẻ được phát triển và hoàn thiện hơn.

2.2. Tư duy sáng tạo giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

Một trong những khả năng của tư duy sáng tạo, đó chính là khả năng ngôn ngữ. Việc rèn luyện tư duy sáng tạo cần trẻ phải tập viết, tập nói, tập đọc thường xuyên và đều đặn.
Qua đó, trẻ sẽ tích lũy được một kho tàng ngôn ngữ, biết cách sử dụng và vận dụng chúng một cách linh hoạt. Đây chính là cách giúp thúc đẩy phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp ở trẻ.

    Rèn luyện tư duy sáng tạo giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp

2.3. Thúc đẩy quá trình nhận thức

Nhận thức là một quá trình được tạo dựng thông qua việc tiếp nhận thông tin về sự vật, hiện tượng và vấn đề xung quanh, đánh giá, phán đoán và giải quyết vấn đề. Quá trình này cần được thực hành hàng ngày để có thể hình thành một nhận thức đúng đắn.
Cho trẻ rèn luyện tư duy ngay từ nhỏ chính là việc cha mẹ hướng dẫn, tạo cơ hội cho các con làm quen với việc nhận thức từ đơn giản cho tới phức tạp dần. Thực hiện một cách thường xuyên làm sẽ giúp thúc đẩy quá trình nhận thức ở các con diễn ra đúng đắn và hiệu quả.

2.4. Học tập hiệu quả

Rèn luyện tư duy giúp cho việc học của các con hiệu quả hơn là một điều hiển nhiên, dễ thấy. Trong tất cả các môn học của con, từ môn năng khiếu tới các môn khoa học, xã hội, các con đều cần đến khả năng tư duy logic và tư duy sáng tạo để có thể nắm bắt và giải quyết vấn đề. Chính vì vậy, cho trẻ em luyện tập tư duy từ nhỏ sẽ giúp chuẩn bị cho các bạn một nền tảng tốt trên con đường học vấn của mình.

3. Cách rèn luyện tư duy cho học sinh tiểu học

Để rèn luyện tư duy cho học sinh tiểu học một cách hiệu quả nhất, cha mẹ có thể tham khảo một số cách sau.

3.1. Cho trẻ học toán tư duy

Một trong những phương pháp ngày nay nhận được nhiều sự quan tâm của phụ huynh nhất, chính là toán tư duy. Như chúng ta vẫn biết, toán tư duy cực kỳ có ích trong việc phát triển tư duy, đặc biệt là tư duy logic ở trẻ. Cha mẹ hoàn toàn có thể tìm được một đầu sách hướng dẫn học toán tư duy cho con mình tại bất kỳ tiệm sách nào.
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất. Cha mẹ nên cho trẻ đi học toán tư duy tại các trung tâm uy tín để có thể phát triển não bộ trẻ một cách toàn diện.

Học toán tư duy từ lúc còn nhỏ sẽ làm tăng hiệu quả nhận được hơn. Điểm mạnh trong việc cho trẻ theo học tại các trung tâm chất lượng, chính là môi trường, phương pháp học tập và đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm. Trẻ sẽ có điều tiếp cận với phương pháp đào tạo đúng đắn, hiện đại nhất cùng sự hướng dẫn tận tình của giáo viên.

Tại Việt Nam, nếu cha mẹ cần tìm kiếm một phương pháp học toán đơn giản, hiệu quả và đầy tính thu hút thì IMA chính là sự lựa chọn phù hợp. IMA có trụ sở chính đặt tại thành phố Vinh, Nghệ An và có hơn 20 trung tâm tại trên 15 tỉnh thành khắp cả nước.

 Cuộc thi Học sinh giỏi Chương trình rèn luyện tư duy cho học sinh tiểu học tại IMA Việt Nam

Hiện nay, cùng với Việt Nam, chương trình này đang được ứng dụng vào giảng dạy tại trên 30 quốc gia trên thế giới với hơn 2000 trung tâm. IMA Việt Nam đã đào tạo thành công hơn 2.000 học viên trong độ tuổi từ 4 – 14 tuổi, và con số này vẫn đang tăng lên không ngừng do sự tin tưởng và hài lòng của các con và phụ huynh.

Khi rèn luyện tư duy ở trẻ, cha mẹ cần giúp con phát triển tối đa các năng lực của não bộ, trong đó có tư duy tổng quát. Nếu như tư duy phân tích logic giúp các con có thể đánh giá chi tiết, rõ ràng một vấn đề thì tư duy tổng quát cho các con khả năng lập kế hoạch. Chúng ta thường hay dành tặng cho nhau một lời khen: “Bạn thật nhìn xa trông rộng””. Thực chất của việc này chính là người đó có năng lực tư duy tổng quát tốt.

Cha mẹ nên dạy các con cách sống tự lập và giúp trẻ nhận thức được tầm quan trọng của việc tự ra quyết định.

  • Cha mẹ nên cho con bắt đầu bằng những việc đơn giản như cho con tự làm các công việc như vệ sinh cá nhân, dọn dẹp đồ chơi, cùng con chơi các trò chơi như giải đố, hoặc đặt ra một số tình huống thú vị, quen thuộc để con tập tự giải quyết.

  • Sau khi con đã quen, cha mẹ hãy để cho con có không gian cá nhân, trao cho con quyền được tự quyết định một số vấn đề nhỏ trong cuộc sống, sau đó sẽ rút kinh nghiệm cho các con nếu các con mắc phải sai lầm.

  • Nâng dần mức độ để các con có sự làm quen một cách từ từ và để cha mẹ có thể quan tâm, theo sát các em trên con đường trưởng thành.

3.3. Để trẻ tự giải quyết vấn đề

                                          Để trẻ tự giải quyết vấn đề và chịu trách nhiệm về việc của mình

Tự giải quyết vấn đề cũng là một tư duy cần có để chuẩn bị tốt cho con sau khi lớn lên, bước chân ra xã hội. Khả năng này đặc biệt quan trọng khi các bắt đầu có công việc riêng và cần chịu trách nhiệm với nó.

Cách rèn luyện cũng tương tự với tư duy tổng quát:

  • Cha mẹ hãy hướng dẫn các em tự làm các công việc đơn giản, thường ngày như vệ sinh cá nhân, gấp chăn màn, dọn dẹp đồ chơi, tìm độ vật khi các con chơi xong quên cất.

  • Tuyệt đối không nên quá bao bọc con, hạn chế các em tiếp xúc với môi trường ngoài gia đình, làm quen bạn bè vì chúng chỉ làm các con yếu đuối, nhút nhát hơn so với bạn bè đồng trang lứa.

  • Tạo điều kiện cho con được tiếp xúc nhiều vấn đề trong cuộc sống, hướng dẫn và chỉ rõ cốt lõi vấn đề để con hiểu, làm quen và có thể tự đưa ra quyết định của mình.

3.4. Rèn luyện tư duy phản biện

Nhắc đến tư duy phản biện, nhiều người cho rằng đây là khả năng vốn có của một số người, khó có thể luyện tập. Song thực tế, cha mẹ hoàn toàn có thể cho con em mình rèn luyện tư duy phản biện bằng những việc làm đơn giản trong cuộc sống hàng ngày.

Bản chất của tư duy phản biện chính là việc phân tích, đánh giá vấn đề theo nhiều chiều để có thể hiểu rõ, sâu và đúng vấn đề. Thói quen của những người sở hữu tư duy phản biện chính là họ luôn trong trạng thái tò mò, ham muốn tìm hiểu mọi thứ với câu hỏi bắt đầu: “Tại sao”.

Rèn luyện tư duy phản biện giúp trẻ luôn tò mò, ham muốn tìm hiểu mọi thứ

 Thay vì việc luôn hướng các con mình tới việc ngoan ngoãn nghe lời, tuân theo mọi quyết định của cha mẹ, phụ huynh hãy tỏ ra muốn lắng nghe ý kiến của các con, tạo điều kiện, cơ hội để các con được bộc bạch, nói lên suy nghĩ và phán đoán của mình. Đây là điều cơ bản, cần thiết để bước đầu xây dựng tư duy phản biện một cách đúng và tích cực ở trẻ.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần quan tâm, theo sát con trong học tập và cuộc sống hàng ngày, hướng dẫn trẻ việc bình tĩnh quan sát, nhận diện vấn đề một cách khách quan, nhiều chiều để có thể hiểu rõ, tường tận.

3.5. Rèn luyện tư duy chiến lược

Để rèn luyện tư duy chiến lược, cha mẹ hãy yêu cầu bé suy nghĩ cách hoàn thành một việc nào đó, sau đó là tìm cách kiểm tra để biết mình có đang đi đúng hướng hay không… Đây là một trong những cách tốt nhất để rèn luyện khả năng tư duy cho con ngay từ nhỏ.

Rèn luyện tư duy chiến lược là cần thiết để trẻ có thể kiểm soát tổng hợp những việc mình đã làm, đồng thời hoạch định kế hoạch cho tương lai. Ở trẻ nhỏ, những kế hoạch này có thể đơn giản như đặt mục tiêu làm hết việc nhà, làm hết bài tập, đạt học sinh giỏi ở cuối kỳ, xếp thứ hạng cao trong các kỳ thi,… Tuy nhiên, khi lớn lên, nó sẽ giúp các em xác định được mục đích học cao, mục tiêu nghề nghiệp, công việc,…. vốn đều là những điều vô cùng quan trọng.

Rèn luyện tư duy cho học sinh tiểu học là quá trình cần nhiều sự đầu tư. Tuy nhiên, đây là việc là không cha mẹ nào nên bỏ qua nếu muốn con em mình có một tương lai tươi sáng. Để các con có một phương pháp học tập đúng đắn, cha mẹ hãy tham khảo những thông tin trên đây trên đây và đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất với con mình.

Nếu quan tâm, cha mẹ có thể tham khảo phương pháp rèn luyện tư duy tại IMA Việt Nam thông qua website //imavietnam.com/ và hotline 0973 962 456  để được tư vấn cụ thể hơn.

Video liên quan

Chủ Đề