Danh sách xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc mới nhật

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam [VASEP], XK thủy sản sang Trung Quốc tất cả 5 tháng đầu năm nay đều tăng trưởng từ hai đến ba con số so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, tháng 2 tăng tới 138%, tháng 4 tăng 113%.

Tổng 5 tháng đầu năm 2022, XK thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc đạt 771 triệu USD, tăng 91% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, hai sản phẩm chiếm tỷ trọng chi phối là cá tra [48%] và tôm [35%].

Riêng mặt hàng cá tra mang về 371 triệu USD, tăng 124% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản phẩm cá tra phi-lê, cắt khúc đạt 297 triệu USD; cá tra nguyên con đạt gần 74 triệu USD.

Đối với tôm, XK tôm hùm tăng đột phá với mức tăng gấp gần 29 lần so với cùng kỳ năm trước khi đạt trên 108 triệu USD, cao gần bằng kim ngạch XK tôm chân trắng [119 triệu USD, tăng 61%]; trong khi XK tôm sú giảm 9% [đạt 43 triệu USD].

Ngoài 2 sản phẩm chủ lực trên, đa số các loài hải sản XK sang Trung Quốc sụt giảm so với cùng kỳ năm trước [cá ngừ giảm 60%; các loại cá biển giảm 9%; chả cá và surimi giảm 25%…].

Cá tra dẫn đầu trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc 5 tháng đầu năm 2022. Ảnh: CK

Theo VASEP, COVID-19 bùng phát mạnh và thái độ kiên định với chính sách ‘Zero COVID’ của chính quyền Trung Quốc khiến cho XK thủy sản sang thị trường này gặp nhiều ách tắc khi nhiều cảng nhập khẩu bị đóng cửa và việc kiểm tra COVID trên hàng đông lạnh ngày càng khắt khe.

Tuy nhiên, vì nhiều nhà máy tại Trung Quốc bị đóng cửa, sản xuất bị đình trệ, nên thị trường này cũng thiếu hụt nguồn cung thủy sản cho tiêu thụ nội địa và chế biến XK. Do vậy, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc đang gia tăng, thu hút nhiều hơn số doanh nghiệp Việt Nam XK sang thị trường này bất chấp những thách thức trên.

Về xu hướng, thị trường Trung Quốc tiếp tục bị chi phối bởi dịch COVID khiến nhập khẩu thủy sản bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, về dài hạn, thủy sản nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng. Trong đó, loại thủy sản phổ biến là tôm sẽ được tiêu thụ nhiều hơn trong các hộ gia đình [nguồn cung tôm từ Trung Quốc giảm trong 3 năm qua do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19]. Các loài thủy sản nhập khẩu mà người tiêu dùng Trung Quốc ưa thích và có khối lượng nhập khẩu lớn là tôm, cá hố, mực ống, cá tra, cá hồi...

Kim ngạch XK thủy sản Việt Nam 5 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 4,7 tỷ USD, tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, dẫn đầu là mặt hàng tôm với hơn 1,8 tỷ USD [tăng hơn 41%]; cá tra đạt hơn 1,2 tỷ USD [tăng gần 90%]; cá ngừ hơn 462 triệu USD [tăng hơn 58%].

Dự báo XK thủy sản cả năm 2022 sẽ đạt 10 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2021. Trong đó, XK tôm đạt 4,2 tỷ USD; cá tra 2,5-2,6 tỷ USD; cá ngừ gần 1 tỷ USD; mực, bạch tuộc khoảng 650 triệu USD; còn lại các hải sản khác khoảng 1,6 tỷ USD.

Số Công văn: 44/QLCL-CL1
Ngày ban hành: 13/01/2020
Cơ quan ban hành: Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản [NAFIQAD]
Tóm tắt nội dung: Thông tin về việc Tổng cục Hải quan Trung Quốc cập nhật danh sách các cơ sở chế biến thủy sản của Việt Nam được phép xuất khẩu vào Trung Quốc.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Sau thời gian suy giảm, xuất khẩu [XK] thủy sản sang thị trường Trung Quốc đã tăng trở lại. Việc tuân thủ, đáp ứng quy định của thị trường Trung Quốc là yếu tố tiên quyết để mặt hàng thế mạnh của Việt Nam tạo ra đột phá mới.

Theo Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam [VASEP], 2 tháng đầu năm 2022, XK thủy sản sang thị trường Trung Quốc và Hồng Kông [Trung Quốc] tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, đạt 170 triệu USD. Dù XK thủy sản sang Trung Quốc phục hồi mạnh từ đầu năm, nhưng theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và Thủy sản [Nafiqad] - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 3 tháng đầu năm, số lô hàng thủy sản Việt Nam XK sang Trung Quốc bị cơ quan thẩm quyền quốc gia này cảnh báo tăng mạnh.

Bên cạnh những cảnh báo liên quan đến Covid-19, ông Phạm Hoàng Đức - Phó trưởng Phòng Chất lượng thủy sản [Nafiqad] - cho hay, trong thời gian qua, các lô hàng thủy sản bị phía Trung Quốc cảnh báo các chỉ tiêu như: Phosphate [cá, tôm đông lạnh, mực khô]; bệnh thủy sản IHHNV, WSSV [tôm đông lạnh]… Nguyên nhân phổ biến do một số doanh nghiệp [DN] chưa thực sự tuân thủ, đáp ứng quy định của thị trường Trung Quốc và chưa triển khai các biện pháp kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả.

Đối với các DN vi phạm, cơ quan chức năng Trung Quốc sẽ yêu cầu DN có lô hàng bị cảnh báo điều tra nguyên nhân, áp dụng biện pháp khắc phục; đình chỉ nhập khẩu đối với DN có lô hàng bị phát hiện vi phạm quy định về an toàn thực phẩm [ATTP]; tạm dừng thủ tục nhập khẩu đối với DN có lô hàng bị phát hiện Covid-19 trong một thời gian, đồng thời tiến hành kiểm tra trực tuyến đối với DN.

Hải quan Trung Quốc đã ban hành quy định về đăng ký và quản lý DN sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài [Lệnh 248] và biện pháp quản lý ATTP xuất nhập khẩu [Lệnh 249] có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Về đăng ký DN theo Lệnh 248 trong lĩnh vực chế biến XK thủy sản, theo Nafiqad, đến thời điểm này đã có 779 cơ sở chế biến thủy sản có tên trong danh sách tiếp tục XK thủy sản vào Trung Quốc.

Trung Quốc vẫn là thị trường có nhu cầu tiêu thụ mạnh thủy sản, tuy nhiên, thị trường này cũng thay đổi thường xuyên những quy định về nhập khẩu. Đưa ra khuyến nghị, các chuyên gia cho rằng, DN cần nghiêm túc nhận thức đúng mức độ quan trọng của công tác kiểm soát ATTP, an toàn dịch bệnh và phòng, chống Covid-19 trong quá trình sản xuất, XK. Cập nhật và nghiêm túc tuân thủ các quy định của Việt Nam và Trung Quốc về điều kiện bảo đảm vệ sinh ATTP, có biện pháp kiểm soát chặt các chỉ tiêu mà Trung Quốc đang tập trung kiểm tra, phát hiện vi phạm trong thời gian vừa qua.

Bên cạnh đó, cần thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, Hướng dẫn của FAO, WHO và Trung Quốc. Nafiqad lưu ý, DN XK thủy sản cần nghiên cứu, tham khảo áp dụng "Hướng dẫn phòng, chống Covid-19 [bản cập nhật] ban hành tháng 2/2022 của Trung Quốc, trong đó có một số điểm mới.

Nguồn: Báo Công Thương

Nguồn: chongbanphagia.vn[06/4/2022]

Video liên quan

Chủ Đề