Danh mục mã hàng hóa hs của việt nam năm 2024

Từ ngày 01/12/2022 Bộ Tài chính sẽ áp dụng thông tư số 31/2022/TT-BCT ngày 08/06/2022 về ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.Thông tư số 31/2022/TT-BTC sẽ thay thế thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/06/2017 của Bộ Tài chính ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.

Tải Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam tại đây

DỊCH VỤ THỦ TỤC HẢI QUAN CÔNG TY TNHH GIAO NHẬN QUỐC TẾ RỒNG BIỂN

Dịch vụ thủ tục hải quan Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Rồng Biển sẽ hỗ trợ quý khách hàng thủ tục hải quan xuất nhập khẩu cho mọi đơn hàng. Giúp đơn hàng được xuất, nhâp khẩu một cách nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí. Tìm hiểu thêm tại đây

Nguồn: Công ty TNHH Giao nhận Quốc tế Rồng Biển.

Trong xuất nhập khẩu hàng hóa, chúng ta sẽ thường bắt gặp thuật ngữ HS Code. Vậy HS Code là gì? HS Code đóng vai trò như thế nào trong hoạt động ngoại thương? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về đề tài này trong bài viết dưới đây.

1. HS Code là gì?

HS Code là gì? [Ảnh minh họa]

Theo Khoản 16 Điều 4 Luật Hải quan, HS Code là mã số mã hóa một loại hàng hóa nhất định. HS Code giúp xác định được tên gọi hàng hóa, mô tả về tính chất, cấu tạo, công dụng, quy cách đóng gói bao bì và một vài thuộc tính khác nhau của hàng hóa đó.

HS Code thuộc Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa. Hệ thống này được gọi tắt là Hệ thống hài hòa[viết tắt là HS] hay ở Việt nam còn được biết đến là Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu. Hệ thống này bao gồm:

  • Quy tắc tổng quát để tìm được mã HS tương ứng với hàng hóa đó
  • Các chú giải bắt buộc với từng nhóm hàng và phân nhóm hàng
  • Danh mục các nhóm hàng[4 số] và phân nhóm hàng[6 số]

Tại Việt nam, dựa trên Công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hàng hóa, cùng với căn cứ vào hồ sơ hải quan, tài liệu kỹ thuật đính kèm hoặc các thông tin liên quan khác mà Bộ Trưởng Bộ Tài chính tiến hành phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu vào các nhóm và phân nhóm phù hợp. Điều này được quy định theo Điều 26 Luật Hải quan.

Vai trò của HS Code trong hoạt động ngoại thương

Theo Điều 3 Thông tư 31/2022/TT-BTC, Hệ thống HS được sử dụng để:

  • Xây dựng Biểu thuế áp dụng cho các loại hàng hóa xuất nhập khẩu
  • Phân loại hàng hóa hoặc các mặt hàng liên quan đến hoạt động ngoại thương
  • Thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu
  • Giúp phục vụ công tác quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu của nhà nước trong lĩnh vực thương mại, …

Vậy nên mã HS Code đặc biệt quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nhờ HS Code, doanh nghiệp không chỉ biết được tên gọi, tính chất, cấu tạo, công dụng của hàng hóa đó, mà HS Code còn mang lại những lợi ích khác cho doanh nghiệp.

  • Tra cứu thuế: từng mặt hàng khác nhau xuất nhập khẩu đi từng nước sẽ có các mức thuế khác nhau. Nhờ mã HS Code, doanh nghiệp có thể tra cứu nhanh loại thuế nào đang được áp dụng.
  • Biết được các chính sách và thủ tục hải quan khi xuất nhập loại hàng hóa đó: các chính sách mặt hàng sẽ được đính kèm cùng mã HS. Khi xác định được mã HS của loại hàng đó, doanh nghiệp cũng có thể xem thêm các chính sách được áp dụng cho mặt hàng đó như: kiểm dịch, kiểm tra an toàn thực phẩm, xuất xứ hàng hóa,..
  • Thống kê hàng hóa: Việc sắp xếp các loại hàng hóa khác nhau vào một mã số nhất định có thể giúp Nhà nước quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu một cách hiệu quả hơn.

2. Ý nghĩa của HS Code

Công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô tả và mã hàng hóa chỉ quy định về nhóm hàng và phân nhóm hàng, tức là chỉ đưa ra 6 số đầu mã HS. Mỗi quốc gia sẽ sử dụng hệ thống này mà triển khai thêm các phân nhóm hàng cấp độ chi tiết hơn. Tại Việt Nam, HS Code được biểu thị với 8 số.

Khi nhìn vào một mã HS, chúng ta sẽ biết được hàng hóa đó thuộc phần, chương, phân chương, nhóm và phân nhóm nào.

Cấu trúc phân loại của HS Code [Ảnh minh họa]

VD: Mã HS của quả măng cụt là 08045030

  • Phần: thuộc phần 02 “Các sản phẩm thực vật”
  • Chương và phân chương: thuộc chương 08 “quả và quả hạch ăn được; vỏ quả thuộc họ cam quýt và các loại dưa”
  • Nhóm: thuộc nhóm 0804 ”Quả chà là, sung, vả, dứa, bơ, ổi, xoài và măng cụt, tươi hoặc khô”.
  • Phân nhóm hàng: thuộc phân nhóm hàng 080450 “Quả ổi, xoài và măng cụt”

Tùy vào lượng kim ngạch xuất nhập khẩu, tầm quan trọng cũng như tính phức tạp của loại hàng hóa đó mà Bộ Tài chính phân loại chi tiết hay khái quát. Với các mặt hàng phức tạp, cần phân chia ra nhiều cấp độ nhỏ để xác định chính xác và sắp xếp hàng hóa vào một mã HS phù hợp nhất.

3. Các cách thông dụng tra cứu HS Code

Các cách để tra cứu HS Code là gì? [Ảnh minh họa]

HS Code của một loại hàng hóa là chìa khóa để mở tất cả các thông tin cần thiết khi thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu. Vậy nên việc xác định chính xác HS Code là cực kỳ quan trọng. Chúng tôi sẽ chia sẻ một vài cách thông dụng để tra cứu mã HS, cụ thể như sau:

3.1 Thông qua trang web của Hải quan Việt Nam

Hải quan Việt Nam cho phép các doanh nghiệp thực hiện tra cứu mã HS trên trang web của Tổng cục Hải quan //www.customs.gov.vn/.

3.2 Thuê dịch vụ hỗ trợ

Nếu trường hợp doanh nghiệp không chắc có thể tìm chính xác mã HS của hàng hóa, thì có thể nhờ đến các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm xuất nhập khẩu mặt hàng đó hoặc xin tư vấn dịch vụ từ bên thứ ba như các công ty cung cấp các dịch vụ về thủ tục hải quan,...

3.3 Tìm mã HS Code dựa trên biểu thuế 2023

Cách tìm trên biểu thuế đem lại kết quả chính xác nhất cho mặt hàng mà doanh nghiệp muốn xuất khẩu. Những lưu ý và quy tắc cần nắm được đề cập dưới đây:

3.3.1 Cách áp dụng các quy tắc khi tra cứu mã HS

Bao gồm 6 quy tắc để tra cứu mã HS. Quy tắc 1→ 5 áp dụng cho nhóm hàng, quy tắc 6 áp dụng cho phân nhóm hàng.

Các quy tắc được áp dụng tuần tự từ 1→4, cụ thể:

  • Nếu quy tắc 1 được sử dụng sẽ không sử dụng quy tắc 2,3,4.
  • Nếu quy tắc 2 được sử dụng sẽ không sử dụng quy tắc 3,4.
  • Nếu quy tắc 3a được sử dụng sẽ không sử dụng quy tắc 3b, 3c, 4.
  • Sử dụng quy tắc 4 chắc chắn sẽ phân loại được

Quy tắc 5 chỉ được sử dụng cho các loại bao bì chứa hàng hóa.

3.3.2 Các quy tắc cần lưu ý khi tra cứu mã HS dựa trên biểu thuế

Thông tư 31/2022/TT-BTC đã quy định về các quy tắc tra cứu mã HS dựa vào biểu thuế 2023. Các quy tắc được trình bày như sau:

Quy tắc 1: Dựa vào tên phần, chương để tham khảo, căn cứ chú giải của phân phần, chương, nội dung nhóm hàng.

VD: Lấy mặt hàng “Thịt nguyên con trâu bò, ướp lạnh”

Với mặt hàng Thịt trâu bò sẽ có định hướng thuộc chương “Thịt và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau khi giết mổ”. Thịt trâu bò ướp lạnh thuộc nhóm hàng “Thịt của động vật họ trâu bò, tươi hoặc ướp lạnh” và thuộc phân nhóm hàng “Thịt cả con và nửa con”

Quy tắc 2: Trình bày trong Thông tư 31/2022/TT-BTC áp dụng cho các sản phẩm chưa hoàn thiện hoặc hợp chất, hỗn hợp được tạo bởi các nguyên liệu và các chất:

  • Quy tắc 2a: Một mặt hàng chưa hoàn chỉnh, chưa hoàn thiện, nhưng đã có đặc trưng cơ bản của hàng hóa hoàn chỉnh, hoàn thiện thì cũng xếp vào nhóm đó

VD: Xe đạp không có yên hoặc tay lái thì vẫn xếp vào nhóm xe đạp là: 8712

  • Quy tắc 2b: Hỗn hợp hoặc hợp chất được xem như là có cùng mã HS với nguyên liệu, chất thành phần nếu thuộc 2 trường hợp sau đây:

TH1: Hỗn hợp hay hợp chất có các nguyên liệu và chất cùng thuộc một nhóm.

TH2: Hỗn hợp, hợp chất của nhiều nguyên liệu và nhiều chất được áp dụng mã HS theo thành phần nào đặc trưng nhất.

Quy tắc 3: Áp dụng cho loại hàng hóa có thể phân vào 2 hay nhiều nhóm:

  1. Cụ thể nhất: nhóm hàng hóa nào được mô tả cụ thể hơn thì thuộc nhóm hàng hóa đó.
  2. Đặc trưng cơ bản nhất của hàng hóa như khối lượng, trọng lượng, giá trị

VD: Kẹo trứng socola bao gồm kẹo, socola và vỏ. Kẹo là đặc trưng của sản phẩm → HS Code: 1806

  1. Dựa vào HS Code sau cùng

VD: 50% lúa mì HS Code là 1001

50% lúa đại mạch HS Code là 1003

→ 1003 đứng sau nên xếp vào 1003

Quy tắc 4: Sử dụng cho hàng hóa nào giống nó nhất

VD: phân loại men dạng viên dùng giống thuốc → lấy mã HS Code của thuốc là 3004.

Quy tắc 5: Sử dụng cho bao bì

  1. Các loại bao bì để chứa hàng hóa, không áp dụng với bao bì có giá trị lớn hơn hàng hóa mà bao bì chứa.

VD: Hộp đựng ống nhòm được áp mã HS 9005 của ống nhòm khi 2 cái cùng nhập khẩu.

  1. Bao bì đựng hàng hóa được phân loại cùng với hàng hóa đó, không áp dụng cho bao bì sử dụng lặp lại

VD: Bọc nilon

Quy tắc 6: Dựa vào các cấp độ của phân nhóm hàng:

Bao gồm 4 cấp độ:

  • Phân nhóm hàng 1 gạch
  • Phân nhóm hàng 2 gạch
  • Phân nhóm hàng 3 gạch
  • Phân nhóm hàng 4 gạch
    Ví dụ về các cấp độ trong phân nhóm hàng [Ảnh minh họa]

VD: Về nhóm hàng Lúa mì và Meslin có các phân nhóm hàng:

  • Phân nhóm hàng 1 gạch: “Loại khác” và “Lúa mì Durum”
  • Phân nhóm hàng 2 gạch: “Hạt giống” và “Loại khác”
  • Phân nhóm hàng 3 gạch: bao gồm “Thích hợp sử dụng cho người” và “ Loại khác”
  • Phân nhóm hàng 4 gạch: “Meslin”, “Hạt lúa mì đã bỏ trấu”,...

Phân loại hàng hóa dựa trên phân nhóm nhóm hàng có thể dựa vào tên và chú giải của nhóm hàng, chương và phần sao cho phù hợp. So sánh cùng cấp giữa các phân nhóm hàng khi phân loại hàng.

Trong trường hợp sử dụng tất cả các quy tắc trên mà vẫn không xác định được mã HS của hàng hóa thì cần đem mẫu hàng hóa đến các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc giám định và phân tích. Điều này được quy định theo Khoản 5 Điều 26 Luật Hải quan.

Chủ Đề