Danh mục hàng hóa không chịu thuế nhập khẩu

Từ Điều 5 đến Điều 29 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định cụ thể về những đối tượng và trường hợp được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó, các đối tượng được miễn thuế xuất nhập khẩu gồm:

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ; hàng hóa trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.

- Quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại.

- Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc Danh Mục hàng hóa và trong định mức để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới.

- Hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Hàng hóa có trị giá hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu.

- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia công xuất khẩu.

- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

- Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu vực phi thuế quan không sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trong nước.

- Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định.

- Hàng hóa không nhằm Mục đích thương mại trong các trường hợp sau: hàng mẫu; ảnh, phim, mô hình thay thế cho hàng mẫu; ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ.

- Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư

- Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được, cần thiết nhập khẩu theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư thuộc danh Mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.

- Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được của dự án đầu tư để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.

- Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí.

- Dự án, cơ sở đóng tàu thuộc danh Mục ngành, nghề ưu đãi theo quy định của pháp luật về đầu tư được miễn thuế đối với: Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu; Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm trong nước chưa sản xuất được phục vụ cho việc đóng tàu; Tàu biển xuất khẩu.

- Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền.

- Hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm.

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường

- Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếp cho giáo dục.

- Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được, tài liệu, sách báo khoa học chuyên dùng sử dụng trực tiếp cho nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ.

- Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng, trong đó phương tiện vận tải chuyên dùng phải là loại trong nước chưa sản xuất được.

- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ bảo đảm an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác.

Như vậy, theo quy định trên doanh nghiệp nước ngoài sản xuất hàng may mặc không thuộc đối tượng được miễn thuế. Do đó, trong quá trình sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp của bạn vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế như bình thường.

Trên đây là nội dung tư vấn dựa trên những thông tin mà luật sư đã nhận được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn!

Quý khách có bất kỳ vấn đề nào cần tư vấn, hãy đặt câu hỏi cho các luật sư để được tư vấn một cách nhanh chóng nhất!

Để biết thêm chi tiết, doanh nghiệp tham khảo phần hướng dẫn phía dưới hoặc xem video hướng dẫn tại địa chỉ sau:

- Hướng dẫn khai báo danh mục hàng hóa miễn thuế: Xem video

- Trọn bộ video tham khảo khai báo VNACCS: Xem video

Hoặc tham khảo hướng dẫn chi tiết ở phần dưới đây:

1. Căn cứ pháp lý.

Theo quy định, các trường hợp phải khai báo danh mục hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu miễn thuế là hàng hoá nêu tại: Điều 14, 15, 16, 17, 18, 23 và 24 của Nghị định 134/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Khoản 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16 và khoản 18, khoản 21 Điều 103 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Trích dẫn Khoản 7, 8 và 10, Điều 103 Thông tư 38/2015/TT-BTC:

"Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án đầu tư vào lĩnh vực được ưu đãi về thuế nhập khẩu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP hoặc địa bàn được ưu đãi về thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật có liên quan quy định tại Phụ lục Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ"

"Giống cây trồng, vật nuôi được phép nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp"

"Miễn thuế lần đầu đối với hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu theo danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 87/2010/NĐ-CP để tạo tài sản cố định của dự án được ưu đãi về thuế nhập khẩu, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức [ODA] đầu tư về khách sạn, văn phòng, căn hộ cho thuê, nhà ở, trung tâm thương mại, dịch vụ kỹ thuật, siêu thị, sân golf, khu du lịch, khu thể thao, khu vui chơi giải trí, cơ sở khám, chữa bệnh, đào tạo, văn hoá, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, dịch vụ tư vấn. "

2. Đối tượng khai báo.

Người đăng ký Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế là: tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa [chủ dự án, chủ cơ sở đóng tàu,…]. Trường hợp chủ dự án không trực tiếp nhập khẩu hàng hoá miễn thuế mà nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ hoặc Công ty cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa thì nhà thầu, Công ty cho thuê tài chính sử dụng danh mục miễn thuế do chủ dự án đã đăng ký với cơ quan hải quan.

3. Nơi đăng ký danh mục miễn thuế [nơi tiếp nhận].

Doanh nghiệp đăng ký danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế tại Cục Hải quan nơi thực hiện dự án đầu tư [đối với dự án xác định được Cục Hải quan nơi thực hiện dự án đầu tư]. Hoặc Cục Hải quan nơi đóng trụ sở chính đối với dự án không xác định được Cục Hải quan nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc Cục Hải quan gần nhất đối với tỉnh, thành phố không có cơ quan hải quan.

4. Hướng dẫn khai báo trên ECUS5VNACCS.

Để khai báo danh mục hàng hóa miễn thuế trên phần mềm ECUS5VNACCS, doanh nghiệp truy cập vào menu Nghiệp vụ khác / Khai báo danh mục miễn thuế [TEA]:

Màn hình chức năng khai báo danh mục miễn thuế hiện ra như sau:

Doanh nghiệp tiến hành nhập thông tin cho bản khai danh mục miễn thuế, có thể tham khảo chi tiết hướng dẫn nhập liệu của phần mềm hoặc tại hướng dẫn nhập liệu các chỉ tiêu thông tin Mẫu số 31, Phụ lục I, Thông tư 39/2018/TT-BTC.

Một số chỉ tiêu thông tin cần lưu ý khi nhập liệu

  • Mã cơ quan hải quan tiếp nhận: Bạn nhập vào là mã Cục hải quan tiếp nhận hồ sơ [xác định theo mục 3 ở trên]. Ví dụ, cục hải quan Hải phòng thì chọn mã là 03ZZ.
  • Thời hạn miễn thuế: Nhập thời hạn miễn thuế được quy định [nếu có]. Thời hạn không được trước ngày khai danh mục, trong trường hợp không có thông tin về thời hạn miễn thuế, hệ thống mặc định xuất ra thời hạn miễn thuế là '99/99/9999".
  • Mã miễn thuế xuất nhập khẩu: Chọn Mã miễn/giảm/không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong danh sách tương ứng với dự án đang khai báo. Ví dụ, đối với giống cây trồng, vật nuôi cho dự án nông lâm, ngư nghiệp thì bạn chọn mã là XN070
  • Thông tin giấy phép đầu tư: Nhập vào thông tin về giấy phép hoặc chứng nhận đầu tư, nếu có các bản sửa đổi, điều chỉnh thì bạn cũng nhập vào tại mục Giấy phép đầu tư điều chỉnh [tối đa 5 lần điều chỉnh].

  • Danh sách người nhập khẩu, xuất khẩu [tab Thông tin chung 2]: Nếu đơn vị khai báo danh mục miễn thuế không trực tiếp nhập/xuất khẩu, hoặc có thêm các đơn vị khác nhập/xuất khẩu danh mục miễn thuế này thì bạn cần nhập danh sách các đơn vị này vào danh sách. Có như vậy, các đơn vị này mới được phép khai báo nhập/xuất khẩu hàng hóa của danh mục miễn thuế bạn đang đăng ký [nhập được tối đa 15 doanh nghiệp].

  • Danh sách hàng miễn thuế: Tại tab Thông tin hàng, bạn nhập vào thông tin danh sách hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập/xuất khẩu. Lưu ý: Danh sách hàng hóa miễn thuế khai báo được tối đa 100 dòng hàng.

Sau khi nhập và ghi thông tin, doanh nghiệp tiến hành khai báo danh mục miễn thuế lên cơ quan Hải quan bằng cách nhấn vào nút Đăng ký danh mục miễn thuế TEA [lưu ý, lúc này thiết bị chữ ký số đã được cắm vào máy tính khai báo]:

Khai báo thành công phần mềm sẽ thông báo như sau:

Nộp chứng từ, hồ sơ khác

Sau khi khai báo thành công danh mục miễn thuế, doanh nghiệp mang kèm bộ hồ sơ bao gồm các chứng từ sau, để nộp cho cục Hải quan kiểm tra, phê duyệt:

  • Công văn thông báo Danh mục hàng hóa miễn thuế nêu rõ cơ sở xác định hàng hóa miễn thuế [Mẫu số 05 thuộc Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP ];
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị tương đương, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí được miễn thuế theo quy định tại Khoản 15, Điều 16 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016;
  • Bản trích lục luận chứng kinh tế kỹ thuật; hoặc, Tài liệu kỹ thuật; hoặc, Bản thuyết minh dự án;
  • Giấy chứng nhận Doanh nghiệp công nghệ cao, Doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Tổ chức khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền, đối với các trường hợp là doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ;
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất trang thiết bị y tế hoặc giấy tờ có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật về quản lý trang thiết bị y tế đối với trường hợp được miễn thuế theo quy định tại Khoản 14, Điều 16 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016;
  • Hợp đồng dầu khí, quyết định giao nhiệm vụ thực hiện hoạt động dầu khí, văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chương trình công tác năm và ngân sách hàng năm đối với trường hợp miễn thuế theo quy định tại Khoản 15, Điều 16 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016;
  • Hợp đồng đóng tàu, hợp đồng xuất khẩu tàu biển đối với trường hợp miễn thuế theo quy định tại Điểm b và Điểm c, Khoản 16, Điều 16 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016;
  • Bản thuyết minh dự án sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm đối với trường hợp miễn thuế theo quy định tại Khoản 18, Điều 16 của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016;
  • Hợp đồng bán hàng hoặc hợp đồng cung cấp hàng hóa theo kết quả thầu, hợp đồng ủy thác xuất khẩu, ủy thác nhập khẩu hàng hóa, hợp đồng cho thuê tài chính, trong trường hợp người nhập khẩu không phải là người thông báo Danh mục miễn thuế.

Lấy kết quả chấp nhận do hải quan trả về

Để lấy kết quả chấp nhận duyệt do hải quan trả về, doanh nghiệp nhấn vào nút Lấy thông tin phản hồi từ hải quan:

5. Sử dụng danh mục miễn thuế trên tờ khai nhập/ xuất khẩu

Sau khi danh mục miễn thuế được cơ quan Hải quan chấp nhận, doanh nghiệp tiến hành nhập/xuất khẩu với lưu ý nhập các chỉ tiêu sau đây trên dòng hàng [thuộc diện miễn thuế]:

Chủ Đề