Đánh giá trường tiểu học trần cao vân đà nẵng

Tham dự lễ công bố quyết định có ông Vỹ Sách, Trưởng phòng GD-ĐT; bà Vỹ Thị Huệ, Trưởng phòng Nội vụ quận Thanh Khê; ông Võ Văn Phương, Bí thư Đảng uỷ phường Tân Chính [nơi trường tiểu học Trần Cao Vân đứng chân]; các thành viên trong Ban giám hiệu nhà trường cùng gần 20 giáo viên dạy khối buổi chiều và ông Bùi Văn Sĩ, Trưởng Ban đại diện Cha mẹ học sinh [CMHS] nhà trường. 

Ông Vỹ Sách, Trưởng phòng GD-ĐT quận Thanh Khê [bìa phải] trao Quyết định của Chủ tịch UBND quận Thanh Khê điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thế Quyết, nguyên Hiệu trưởng trường tiểu học Bế Văn Đàn, [bìa trái] về làm Hiệu trưởng trường tiểu học Trần Cao Vân. Đứng giữa là bà Vương Thị Vân, nguyên Hiệu trưởng trường tiểu học Trần Cao Vân nhận quyết định điều động về làm chuyên viên Phòng GD-ĐT quận Thanh Khê [Ảnh: CTV]

Tại buổi lễ, ông Trương Quang Thọ, cán bộ tổ chức của Phòng GD-ĐT quận Thanh Khê đã chính thức công bố quyết định của Chủ tịch UBND quận Thanh Khê, ông Trần Văn Huy, về việc điều động và bổ nhiệm ông Nguyễn Thế Quyết, nguyên Hiệu trưởng trường tiểu học Bế Văn Đàn [quận Thanh Khê], về làm Hiệu trưởng trường tiểu học Trần Cao Vân.

Đồng thời ông Trương Quang Thọ cũng công bố quyết định của Chủ tịch UBND quận Thanh Khê điều động bà Vương Thị Vân, nguyên Hiệu trưởng trường tiểu học Trần Cao Vân, Bí thư Chi bộ nhà trường, về làm chuyên viên Phòng GD-ĐT quận Thanh Khê.

Theo đó, các quyết định điều động và bổ nhiệm nêu trên có hiệu lực kể từ ngày công bố. Trong hai ngày 13 - 14/11, bà Vương Thị Vân sẽ tiến hành bàn giao công việc cho ông Nguyễn Thế Quyết và từ ngày 15/11, ông Nguyễn Thế Quyết sẽ chính thức điều hành hoạt động trường tiểu học Trần Cao Vân với tư cách là hiệu trưởng nhà trường.

Trước đó, ngày 4/11, ông Trần Khôi, Chánh Văn phòng UBND quận Thanh Khê đã ký công văn số 262/TB-VP thông báo ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND quận Thanh Khê, ông Trần Văn Huy, tại cuộc họp chiều 1/11 xử lý đơn kiến nghị của Ban đại diện CMHS trường tiểu học Trần Cao Vân.

Tại cuộc họp này, lãnh đạo quận Thanh Khê ghi nhận có nhiều nội dung kiến nghị, phản ánh của CMHS là đúng và có cơ sở. Điển hình là việc thu 5.000 đồng/HS để in đề kiểm tra và thu học phí 500.000 đồng/HS/tháng để tổ chức bồi dưỡng HS giỏi khối lớp 4, 5 là lạm thu, không đúng với Quyết định 35/2012/QĐ-UBND [ngày 22/8/2012] của UBND TP Đà Nẵng.

Việc trang bị đồ dùng bán trú cho một số lớp 4, 5 chưa kịp thời; tổ chức bữa ăn bán trú không có sự phối hợp giám sát của Ban đại diện CMHS đã tạo sự hoài nghi về chất lượng bữa ăn. Tổ chức mua quà Trung thu cho HS từ nguồn kinh phí đóng góp của CMHS nhưng không trao đổi thống nhất và không công khai minh bạch với Ban đại diện CMHS...

Công văn 262/TB-VP cũng nêu rõ kết luận của Chủ tịch UBND quận Thanh Khê: "Bà Vương Thị Vân được điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng trường tiểu học Trần Cao Vân từ ngày 1/8/2013, nhưng đã chủ quan, nóng vội trong chỉ đạo, điều hành một số chủ trương lớn của nhà trường, chưa bàn bạc, trao đổi dân chủ, chưa tạo ra mối quan hệ và sự thống nhất trong tập thể Ban Giám hiệu, Hội đồng sư phạm và với Ban đại diện CMHS...".

Do vậy, Chủ tịch UBND quận Thanh Khê giao Phòng Nội vụ phối hợp với Phòng GD-ĐT quận tham mưu, điều động, bố trí công tác khác đối với bà Vương Thị Vân. Đồng thời tham mưu, đề xuất nhân sự thay thế bà Vương Thị Vân để đảm bảo ổn định công tác điều hành trường tiểu học Trần Cao Vân, tạo sự yên tâm và ổn định tư tưởng đối với tập thể giáo viên, nhân viên và PHHS, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2013 - 2014.

Công trình xây dựng đang thi công tại số 217 – 219 Lê Duẩn đã dẫn tới dấu hiệu mất an toàn các dãy phòng học của trường. 

Đe dọa sự mất an toàn đến hàng trăm học sinh

Ngày 14/10, tất cả HS 14 lớp học cơ sở 1 của Trường Tiểu học Trần Cao Vân, địa điểm 213 Lê Duẩn chuyển sang học ở cơ sở chính tại 16 Hoàng Hoa Thám. Trước đó, đã có HS của 4 lớp khối 3 và 3 phòng học bộ môn được dời về cơ sở chính để phong tỏa toàn bộ dãy nhà 3 tàng phía Tây của cơ sở 1.

Nguyên nhân “do công trình xây dựng ở số 217 – 219 Lê Duẩn đào rất sâu xuống đất để thi công phần móng xây tầng hầm. Việc đào đất quá sâu phần móng kế bên khu vực nhà trường đã làm cho một đoạn tường rào của trường [dài tầm 7m] có hiện tượng lún, nứt.

Phần nền và cống thoát nước bị sụp. Đồng thời, căn nhà 4 tầng ở số 215 Lê Duẩn nằm kế bên dãy nhà 3 tầng phía Tây của cơ sở 1 Trường Tiểu học Trần Cao Vân đã có hiện tượng nghiêng, có nguy cơ bị đổ sập rất cao”.

Để đủ phòng học, khối lớp 3 - 5 phải chuyển sang học 1 buổi/ngày. Phương án dạy – học thay đổi kéo theo việc điều chỉnh thời khóa biểu. Ông Nguyễn Việt Hùng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Cao Vân cho biết: “Đối với HS 3 khối lớp từ 3 - 5, các tiết tăng cường sẽ không có trong thời khóa biểu vì chỉ còn một buổi học. HS sẽ phải tự giải quyết bài tập ở nhà”.

Việc dồn HS sang điểm trường chính dự kiến diễn ra từ 1 - 2 tuần trong khi chờ kết quả giám định, đánh giá hiện trạng và mức độ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, cho đến nay, HS khối 3 - 5 của nhà trường vẫn đang phải học 1 buổi/ngày.

Bà Vũ Thị Vân Anh – có con đang học lớp 3 cho biết: “HS phải học một buổi nên thời gian vào lớp sớm hơn, kết thúc một buổi học cũng trễ hơn. Do không có tiết tăng cường nên một buổi học, HS phải tiếp nhận nhiều kiến thức mới sẽ rất mệt mỏi. Chưa kể là phụ huynh rất bị động vì chưa biết việc thay đổi lịch học sẽ kéo dài đến bao giờ”.

Bà Nguyễn Xuân Khánh Vân – Trưởng ban đại diện Hội cha mẹ học sinh nhà trường bày tỏ: “Với những phụ huynh có 2 con cùng học tại Trường Tiểu học Trần Văn Ơn nhưng không cùng buổi thì việc đưa đón càng vất vả.

Chưa kể là phải sắp xếp thời gian để hỗ trợ HS làm bài ở nhà. Phụ huynh rất mong muốn nhà trường sớm tìm được biện pháp khắc phục, tổ chức dạy học 2 buổi/ngày để HS có điều kiện ôn tập, củng cố kiến thức ngay tại lớp, giảm áp lực học hành.  

Khó thuê mướn địa điểm dạy học

Công trình xây dựng nhà ở tư nhân tại số nhà 217 – 219 [phường Tân Chính, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng] do bà Trần Thị Tuyết làm chủ đầu tư. Công trình được Sở Xây dựng cấp phép xây dựng số 148/GPXD ngày 30/6/2020 với công năng xây dựng nhà ở riêng lẻ, cấp II. Từ ngày 5/10/2020, công trình bắt đầu xảy ra sự cố, ảnh hưởng đến các công trình nhà xung quanh.

Ngày 10/10, công trình nhà 215 Lê Duẩn – cạnh Trường Tiểu học Trần Cao Vân bị sụt lún, nghiêng về phía công trình đang xây dựng. Sau cuộc họp do UBND phường Tân Chính chủ trì với các bên liên quan vào ngày 13/10, chính quyền yêu cầu toàn bộ người thuê, kinh doanh sinh sống tại các ngôi nhà liền kề khẩn trương di dời.

Trung tâm Giám định chất lượng xây dựng Đà Nẵng đã có Công văn 239/CV-TTGĐ của gửi các đơn vị liên quan về đánh giá tình trạng các ngôi nhà, trường học lân cận với công trình 217 - 225 Lê Duẩn.

Theo đó, kết quả đo lún Trường Tiểu học Trần Cao Vân [địa chỉ 213 Lê Duẩn] cho thấy, trong giai đoạn đo lún, công trình bị trồi lên nhẹ, khoảng 1,5 mm. Nguyên nhân có thể do ảnh hưởng bởi nhà số 215 Lê Duẩn bị nghiêng. Việc sử dụng cho sinh hoạt, học tập đối với Trường Tiểu học Trần Cao Vân vẫn còn có nhiều rủi ro.

Để bảo đảm an toàn các công trình cận kề, chủ chủ đầu tư công trình nhà ở 217 - 225 Lê Duẩn đã gửi Sở Xây dựng, các đơn vị liên quan về kế hoạch và phương án triển khai giai đoạn 2 của quy trình giải quyết sự cố.

Dự kiến sẽ phải mất 60 ngày để triển khai thực hiện. Sau đó, Sở Xây dựng sẽ căn cứ vào số liệu quan trắc của các công trình lân cận đồng thời kiểm định lại để có hướng xử lý tiếp theo trước khi cho phép hoạt động trở lại. Vì vậy, theo ông Hùng, việc dồn HS tại điểm chính của Trường Tiểu học Trần Cao Vân sẽ còn phải kéo dài cho đến hết tháng 1/2021, sớm nhất cũng phải hết tháng 12/2020.

Ông Nguyễn Việt Hùng cho biết, không những phụ huynh gặp khó khăn mà chính nhà trường cũng căng mình khi tổ chức dạy – học lệch giờ. HS khối 1 - 2 học 2 buổi/ngày nên thời gian vào học muộn hơn, ra về sớm hơn 30 phút. Trong khi đó, HS học 1 buổi/ngày vào học sớm hơn, khi HS lớp 1 - 2 kết thúc giờ học buổi sáng thì các lớp khác vẫn đang giờ học.

Nhà trường đã lên phương án tổ chức dạy học khác sau khi có kết quả giám định. “Ban giám hiệu đã liên hệ với một số địa điểm để thuê mướn, tổ chức dạy học. Một số trung tâm gần trường thì chỉ thuê được cho đến hết tháng 12/2020, trong khi thời gian khắc phục sự cố nghiên lún thì trường không chủ động được.

Nhà trường đã tìm được một trung tâm khá xa trường, mất khoảng 15 phút di chuyển bằng xe máy. Nếu tổ chức dạy học ở đây thì GV bộ môn sẽ rất vất vả trong di chuyển giữa các điểm dạy học. Chưa kể là thời gian trống tiết của 15 phút, khi chưa có GV bộ môn thì ai sẽ quản lý lớp học. Tuy nhiên, nếu phụ huynh đồng thuận thì trường mới lên phương án tổ chức được”, ông Hùng nói.

Dự kiến trong tuần nhà trường sẽ tổ chức họp ban đại diện phụ huynh các lớp để lấy ý kiến của phụ huynh.

Chủ Đề