Bầu ăn trứng vịt có tốt không

Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không?

Bà bầu ăn trứng vịt lộn có tốt không?

Bà bầu nên ăn bao nhiêu trứng vịt lộn thì tốt?

Những lưu ý khi bà bầu ăn trứng vịt lộn

Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không là thắc mắc của rất nhiều mẹ. Theo quan niệm dân gian thì bà bầu ăn trứng vịt lộn sẽ sinh con chân dài, da trắng và khỏe mạnh… cũng có thông tin khi mang thai ăn trứng vịt lộn thì con sẽ bị hen… Vậy điều đó có đúng hay không và bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn hay không?

Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không?

Cho đến nay chưa có thông tin khoa học nào chứng minh bà bầu ăn trứng vịt lộn sinh con da trắng, chân dài, mọc nhiều tóc hay bị hen suyễn. Các đồn đoán dân gian đều không có cơ sở.

Theo các chuyên gia, trứng vịt lộn có rất nhiều thành phần dinh dưỡng trứng vịt lộn có giá trị dinh dưỡng rất cao, rất giàu năng lượng, protein, canxi, phốt pho, sắt, lipid và các vitamin như A, B1, B2, C… rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Chính vì vậy, bà bầu có thể ăn trứng vịt lộn. Trứng vịt lộn mang lại nhiều năng lượng lại rất ngon miệng. Bà bầu có thể bổ sung món ăn hấp dẫn này vào thực đơn hàng ngày của mình để có đủ năng lượng, thêm dưỡng chất tốt cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé.

Trứng vịt lộn cung cấp nhiều dinh dưỡng cho bà bầu [Ảnh minh họa]

Bà bầu ăn trứng vịt lộn có tốt không?

Trứng vịt lộn rất tốt cho bà bầu, bổ sung nhiều dinh dưỡng thiết yếu, đặc biệt là năng lượng cần thiết. Bà bầu có nên ăn trứng vịt lộn không? Câu trả lời là có. Ăn trứng vịt lộn có tốt không? Trứng vịt lộn có rất nhiều lợi ích, cụ thể là:

- Bổ sung sắt khi mang thai

Hàm lượng sắt trong trứng vịt lộn còn nhiều hơn trứng gà, vì vậy mẹ bầu có thể ăn trứng vịt lộn giúp phòng ngừa thiếu sắt, thiếu máu trong thai kỳ. Ăn trứng vịt lộn cũng giúp mẹ giảm được tình trạng hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi do thiếu máu gây nên.

- Bổ sung vitamin A

Vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là phát triển các cơ quan như tim, phổi, gan, thận, mắt và hệ thần kinh trung ương. Trong trứng vịt lộn có nhiều vitamin A tự nhiên, mẹ bầu ăn tốt cho thai nhi.

Ăn trứng vịt lộn khi mang thai tốt cho sức khỏe mẹ, sự phát triển của em bé [Ảnh minh họa]

- Bổ sung canxi

Trong 1 quả trứng vịt lộn có chứa khoảng 82mg canxi. Canxi cần thiết cho sự phát triển xương khớp của thai nhi cũng như giúp mẹ phòng tránh được các chứng bệnh xương khớp do thiếu canxi gây nên.

- Bổ sung năng lượng và khoáng chất thiết yếu

Trong 1 quả trứng vịt lộn có chứa khoảng 182 kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipid, 82 mg canxi và các vitamin A, B, C… rất cần thiết cho mẹ bầu, giúp duy trì dinh dưỡng, năng lượng, tăng sức đề kháng.

Bà bầu nên ăn bao nhiêu trứng vịt lộn thì tốt?

Tuy trứng vịt lộn rất tốt cho sức khỏe, cung cấp nhiều dinh dưỡng thiết yếu nhưng mẹ bầu cũng cần chú ý khi ăn.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng vịt lộn có quá nhiều chất nên không nên ăn hàng ngày. Phụ nữ có thai chỉ nên ăn 2 quả 1 tuần và không ăn liền lúc 2 quả, nên chia thành 2 bữa. Không nên ăn vào buổi tối và đặc biệt không nên ăn cùng rau răm, nếu muốn ăn rau răm thì ăn thật ít.

Bà bầu nên ăn 2 quả trứng vịt lộn 1 tuần và chia làm 2 lần ăn [Ảnh minh họa]

Những lưu ý khi bà bầu ăn trứng vịt lộn

- Bà bầu đang bị tiểu đường, bị bệnh huyết áp, tim mạch thì không nên ăn trứng vịt lộn bởi hàm lượng cholesterol quá cao dễ gây tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

- Bà bầu không nên ăn trứng vịt lộn vào buổi tối, dễ gây khó tiêu, ợ hơi, khó ngủ.

- Khi ăn trứng vịt lộn không nên ăn kèm rau răm, bà bầu 3 tháng đầu không ăn rau răm, những tháng sau đó thì nếu muốn ăn chỉ ăn hàm lượng thật ít.

- Khi ăn trứng vịt lộn thì không cần bổ sung thêm vitamin A dễ gây dư thừa không tốt.

Trứng vịt lộn tốt cho mẹ và sự phát triển của thai nhi. Nhưng không nên ăn nhiều quá không thật sự tốt.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng cuối, 3 tháng giữa có sự khác nhau bởi sự phát triển của thai nhi nhanh theo từng tháng. Vậy, bà bầu...

Trong 100g trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi, 212mg phốtpho, 600mg cholesterol… Không chỉ vậy, trứng vịt lộn cũng chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe như vitamin A, B, C… Thậm chí, hàm lượng chất sắt trong trứng vịt lộn còn nhiều hơn trong trứng gà.

Mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu chính thức về lợi ích cũng như tác hại của trứng vịt đối với bà bầu, song về cơ bản, trứng vịt lộn là một món ăn giàu dinh dưỡng mà mẹ bầu có thể thêm vào thực đơn khi mang thai của mình.

Tuy nhiên, vì trứng vịt lộn rất giàu đạm nên việc ăn trứng vịt lộn khi mang thai cũng nên có chừng mực. Việc ăn trứng vịt lộn liên tục trong nhiều ngày, nhiều bữa có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì và các bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường đe dọa đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong bụng.

Ngoài ra, hàm lượng vitamin A trong trứng vịt lộn cũng khá cao. Nếu mẹ bầu ăn quá nhiều còn có thể gây ra tình trạng dư thừa vitamin A trong thai kỳ, rất nguy hiểm đối với sự phát triển của thai nhi. Bởi vì, dư thừa vitamin có thể gây ra dị tật thai nhi.

Qua đây, bạn đã biết bà bầu ăn trứng vịt lộn được không. Bạn hãy tìm hiểu những lưu ý khi ăn trứng vịt lộn bên dưới nữa nhé.

Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không?

Lưu ý khi ăn trứng vịt lộn

Biết bầu ăn trứng vịt lộn được không là chưa đủ, bạn còn cần phải lưu ý những điều dưới đây khi ăn trứng:

Bà bầu ăn trứng vịt có tác dụng gì?

Không những thế, trứng thuộc thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh bao gồm B12, choline và protein. Trứng giúp làm đầy và đóng góp vào một chế độ ăn uống cân bằng, giúp kiểm soát cân nặng trong thai kỳ. Trứng cũng là một nguồn cung cấp chất sắt dồi dào.

Tại sao bầu không được ăn trứng vịt lộn?

Việc ăn quá nhiều trứng vịt lộn cũng có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, dễ gây thừa cân, béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường… đe dọa sức khỏe của mẹ bầuthai nhi. Hàm lượng vitamin A cao có trong hột vịt lộn cũng có thể là một vấn đề nếu mẹ bầu lạm dụng.

Có thai nên ăn bao nhiêu trứng vịt lộn?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vì trứng vịt lộn quá nhiều chất dinh dưỡng nên không nên ăn hàng ngày. Đối với phụ nữ có thai nên ăn 2 quả mỗi tuần, nhưng không nên ăn 2 quả cùng lúc. Phải nhớ là bà bầu ăn trứng vịt lộn hoặc là ăn thật ít rau răm, hoặc không ăn vì rau răm hại cho thai nhi.

Ăn trứng gà trứng vịt có tác dụng gì?

Xem xét trong 100g trứng đã nấu chín thì trứng vịt cung cấp 12g protein, trong khi trứng gà chỉ cung cấp 10g protein mà thôi. Protein trong trứng có đặc tính kháng khuẩn, chống oxy hóa cũng như ức chế tế bào ung thư. Hơn nữa, lượng protein còn giúp bạn no lâu, giảm được lượng thức ăn nạp vào giúp bạn giảm cân dễ dàng.

Chủ Đề