Dàn bài đoạn văn nghị luận xã hội năm 2024

Đó là những cảm nhận về đất nước của riêng nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nhưng tôi tin chắc rằng, mỗi chúng ta, ai cũng tự có cho mình một định nghĩa về đất nước. Đối với tôi, đất nước là tất cả những gì gần gũi, thân thương nhất: là mảnh đất nơi ta cất tiếng khóc chào đời, là nơi có những người thân yêu, là nơi có mái đình cổ kính, có cây đa già và có cả những điều thân thuộc vô cùng gắn bó .... Và như thế, tình yêu đất nước nói ra cũng thật giản đơn, yêu đất nước chính là yêu gia đình, yêu xóm làng thân quen, yêu những lũy tre bờ đê, yêu từng cánh đồng lúa chín..ình yêu đất nước bắt nguồn từ những điều bình dị thân quen như thế và biểu hiện ra trong đời sống hằng ngày. Với những người lính tình yêu đất nước là sẵn sàng hi sinh, xả thân vì Tổ quốc. Với những người dân là cố gắng làm việc để xây dựng gia đình, xã hội. Với những em nhỏ là cố gắng học tập để góp phần kiến thiết quê hương..ình yêu đất nước lúc nào cũng thường trực trong mỗi con người. Chúng ta ai ai cũng phải luôn ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ đất nước, sẵn sàng cống hiến khi Tổ quốc cần, cố gắng lao động tích cực xây dựng xã hội vững mạnh.... Tình yêu đất nước là một tình cảm giản dị nhưng thiêng liêng và cao quý vô cùng như nhà thơ Xuân Diệu đã từng ca ngợi: “Tình yêu Tổ quốc là đỉnh núi bờ sông”.

Đề 3: Những việc làm thể hiện sự biết ơn của con cái đối với cha mẹ

Công lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta. Một công đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta. Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người. không có người trồng cây, không có quả. Không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ không gì sánh bằng: cha thức khuya dậy sớm làm lụng vất vả lo cho con có cơm ăn áo mặc, việc học hành. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, người con nào có thể quên. Lúc con ốm đau, bệnh tật, cha mẹ lo lắng thuốc thang. Lòng thành kính của chúng ta tới cha mẹ được biểu hiện trong thực tế đời sống như phải biết kính trọng biết ơn cha mẹ, phụng dưỡng chăm sóc cha mẹ lúc ốm đau bệnh tật, khi về già phải biết chia sẻ gánh nặng cuộc sống với cha mẹ. Người con có

Trong những năm gần đây, dạng bài nghị luận xã hội đã xuất hiện trong cấu trúc đề thi Đại học và chiếm tới 30% tổng số điểm bài thi. Dạng bài này đòi hỏi người viết không chỉ nắm chắc các kĩ năng làm văn nghị luận mà còn cần có vốn kiến thức, vốn sống phong phú, sâu sắc. Do vậy, với nhiều học sinh, đây là một dạng bài khó. Không ít học sinh tìm đến các trung tâm gia sư tốt nhất Hà Nội chỉ với mục đích làm sao cho thành thạo kỹ năng viết dạng bài này. Dưới đây là dàn bài gợi ý cho bài văn nghị luận xã hội nói chung:

Làm thế nào để viết bài văn nghị luận xã hội?

1, Mở bài – Dẫn dắt vấn đề. – Nêu vấn đề. – Trích dẫn ý kiến, nhận định [nếu có]. 2, Thân bài Sử dụng các thao tác đã học để nghị luận: * Giải thích vấn đề – Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. – Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề. – Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề mà câu nói đề cập. * Phân tích và chứng minh các khía cạnh của vấn đề Bản chất của thao tác này là nhìn vấn đề dưới nhiều góc độ; dùng các luận cứ, luận chứng để làm sáng tỏ bản chất của vấn đề. * Bình luận, đánh giá [bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…] vấn đề: – Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, ưu – nhược điểm của vấn đề. – Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm… – Đề xuất giải pháp

Phân tích vấn đề

3, Kết bài – Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài. – Thông điệp chung tới mọi người. Văn là môn học xã hội, mang tính nghệ thuật và liên tưởng cao. Tuy vậy, Văn cũng là môn học có tính logic, tính hệ thống, chỉ cần bạn kiên nhẫn tìm hiểu, bạn chắc chắn sẽ chinh phục được nó. Cũng như các môn học khác, bạn có thể tự học tại nhà, học nhóm hay đến các trung tâm gia sư Hà Nội tìm gia sư để củng cố và nâng cao kiến thức của mình. Viết văn nghị luận không khó, viết văn nghị luận xã hội cũng vậy. Cố gắng luyện tập, bạn sẽ thành công!

Nguồn gia sư lớp 10

Thường chiếm từ 2 cho đến 3 điểm trên thang điểm 10, câu nghị luận xã hội 200 chữ là câu hỏi thường xuyên gặp trong đề thi môn Ngữ văn lớp 9. Để làm tốt câu hỏi này, ta cần nắm được dàn bài chung của các đoạn văn nghị luận xã hội lớp 9. Từ đó, tùy theo từng dạng bài cũng như đề cụ thể mà triển khai các luận điểm chi tiết theo từng cách khác nhau

Xem thêm: Đề thi thử vào 10 môn toán 2020: Bộ 5 đề có kèm đáp án

Đề thi vào 10 môn văn : Bộ 5 đề thi chuẩn cấu trúc - có lời giải

1, Dàn bài chung của các đoạn văn nghị luận xã hội lớp 9

Trước hết ta cần nắm được cấu trúc 3 phần của một đoạn văn nghị luận xã hội. Đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ sẽ có dàn bài chung như sau:

A – Phần mở đoạn: Giới thiệu sơ lược về nội dung vấn đề xã hội hay tư tưởng đạo lí cần bàn luận

B – Phần thân đoạn

Bước số 1: Trước hết, ta cần giải thích các từ ngữ trọng tâm trong đề bài

Bước số 2: Nêu luận điểm chính về vấn đề xã hội hay tư tưởng đạo lí đó

Bước số 3: Mở rộng vấn đề xã hội hay tư tưởng đạo lí với những góc nhìn sâu hơn hoặc ta đặt ra những giả thiết ngược lại đối với vấn đề đó.

C – Phần kết đoạn

Khẳng định lại luận điểm chính, rút ra bài học cho bản thân, gia đình cũng như đối với xã hội

2, Chữa các đoạn văn nghị luận xã hội lớp 9 mẫu: Dạng 1: Câu hỏi NLXH về một vấn đề xã hội hay một hiện tượng đời sống

Đọc đoạn trích:

Nếu bạn không phải là một cái cây, lý gì bạn phải ở yên một chỗ?

Nếu muốn trải nghiệm, việc bạn cần làm là phải không ngừng hành động, không ngừng đặt bản thân vào thế chủ động và thế sẵn sàng, đi những vùng đất mới, thử những cái mới, làm những điều mới, học những thứ mới, quen những người bạn mới. Phải thoát ra khỏi vùng an toàn của mình càng sớm càng tốt.

Đừng nói bạn không thể vì chắc chắn bạn có thể, lý do là vì tôi biết bạn không phải một cái cây. Cái cây đứng một chỗ nhận tất cả những gì nó cần: ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng nhưng bản thân nó vẫn luôn khao khát được vươn ra xa hơn.

Thế nên rễ nó mới dài tủa đi khắp nơi, thế nên tán nó mới vươn rộng và càng không ngừng vươn cao để nhìn được những vùng đất xa lạ. Bạn may mắn hơn cái cây, bạn có thể tự dịch chuyển mình đi khắp chốn, thế thì tại sao lại không?

Tuổi trẻ - lứa tuổi trải nghiệm

Thoát khỏi vùng an toàn của mình là bước đầu tiên trong quá trình trải nghiệm.

Mọi hành trình đều bắt đầu từ một bước chân. Ngay ngày mai, hãy thử làm những việc bạn chưa từng làm, dù nhỏ bé và đơn giản nhất thôi: hãy cười với một người lạ cùng tòa nhà, hãy đi một con đường khác tới công ty, hãy gọi một món ăn nghe tên thật lạ, hãy nghĩ một cách giải quyết khác cho công việc quen thuộc hàng ngày…

Những thứ nhỏ bé này có thể đem đến cho bạn nhiều nguồn cảm hứng để bắt đầu những trải nghiệm khác to lớn hơn, bắt đầu hành trình lắp ghép cuộc đời mình bằng những điều mới mẻ và thú vị.

[Không có trải nghiệm, tuổi trẻ không đáng một xu – Phi Tuyết]

Hãy viết 01 đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh [chị] về vai trò của trải nghiệm đối với tuổi trẻ.

Đáp án

Gợi ý cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về một vấn đề xã hội

A – Phần mở đoạn: Nêu vấn đề cần nghị luận: vai trò của trải nghiệm đối với tuổi trẻ.

B – Phần thân đoạn

– Giải thích: Trải nghiệm là tự mình trải qua để có được hiểu biết, kinh nghiệm.

– Bày tỏ ý kiến: Trải nghiệm có vai đặc biệt quan trọng đối với con người, đặc biệt là tuổi trẻ, vì:

+ Trải nghiệm đem lại hiểu biết và kinh nghiệm thực tế; giúp người trẻ mau chóng trưởng thành về cách nghĩ, cách sống, bồi đắp tình cảm, tâm hồn, giúp tuổi trẻ gắn bó và góp phần cống hiến cho cuộc đời.

+ Trải nghiệm giúp tuổi trẻ khám phá phá chính mình để có lựa chọn đường đời đúng đắn.

+ Trải nghiệm giúp người trẻ dấn thân, thử nghiệm để sáng tạo; biết cách vượt qua những trở ngại khó khăn, tôi luyện bản lĩnh, ý chí để thành công.

+ Thiếu trải nghiệm cuộc sống của tuổi trẻ sẽ nghèo nàn, thụ động, nhàm chán, vô ích…

+ Lấy dẫn chứng về những người trải nghiệm để chứng minh.

– Bàn mở rộng:

+ Khuyên con người, đặc biệt là những người trẻ cần trải nghiệm để khám phá cuộc sống và chính mình. Cần tạo điều kiện để tuổi trẻ được trải nghiệm cuộc sống tốt đẹp và hữu ích.

– Thực tế, nhiều bạn trẻ chưa coi trọng hoạt động trải nghiệm để bản thân trưởng thành. Đó là những người chỉ chú ý vào việc học tập, thi cử mà chưa chủ động, tích cực trải nghiệm, rèn kĩ năng sống. Một số khác lại đắm chìm trong thế giới ảo. Cá biệt, có những bạn trẻ lại lao vào thử nghiệm những điều có hại, sa vào tệ nạn…

C – Phần kết đoạn: Nêu bài học nhận thức và hành động:

Cần nhận thức được vai trò quan trọng và cần thiết của trải nghiệm, biết trải nghiệm tích cực để giúp bản thân trưởng thành, vững vàng và sống đẹp hơn. Khẳng định lại vấn đề cần bàn luận.

Xem thêm:

Thi vào 10 Tiếng Anh: Phân tích và chữa chi tiết 2 đề chuẩn cấu trúc

Thi vào 10 Hà Nội: Đề thi thử Tiếng Anh có đáp án chi tiết

Đề thi chuyên Anh HN - Ams có đáp án chi tiết

3, Chữa các đoạn văn nghị luận xã hội lớp 9 mẫu: Dạng 2: Nghị luận về tư tưởng đạo lý

Ngạn ngữ Pháp có câu: Những tư tưởng lớn thường xuất phát từ trái tim lớn, những ân tình nặng thường đến từ lẽ phải. Ý kiến của anh [chị]

Hướng dẫn làm bài:

Trong bộ đề nghị luận xã hội 200 chữ những câu hỏi về tư tưởng đạo lý thường là những câu dễ. Khi gặp dạng đề nghị luận xã hội về vấn đề có tính chất khá quen thuộc, các em cần chú ý:

- Tránh thái độ chủ quan.

- Đọc kĩ, xem xét kĩ yêu cầu của đề. Bởi vấn đề đưa ra có thể quen thuộc nhưng thông thường đều có tính chất cập nhật, gắn với đời sống hiện đại

- Nên chú ý xây dựng luận điểm có tính sáng tạo, đảm bảo được tính chất cập nhật đó.

Hướng dẫn làm bài:

A – Phần mở đoạn: Giới thiệu về câu ngạn ngữ trong đề bài

B – Phần thân đoạn:

1, Giải thích câu ngạn ngữ:

– Tư tưởng lớn là những tư tưởng đem đến những phát minh hay những cống hiến vĩ đại cho nhân loại về kinh tế, chính trị, khoa học,… người có tư tưởng lớn là vĩ nhân, con người kiệt xuất.

– Trái tim lớn là trái tim cháy bỏng đam mê, khát khao sáng tạo không ngừng hướng tới những điều tốt đẹp cho con người.

– Ân tình nặng là tình yêu thương sâu nặng, sự gắn bó, sẻ chia giữa con người với con người.

– Lẽ phải là những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Như vậy, trái tim lớn là nguồn gốc tạo nên tư tưởng lớn và lẽ phải là cái gốc để đem đến những ân tình sâu nặng.

2, Phân tích, lý giải:

– Câu ngạn ngữ phản ánh một quy luật, trái tim lớn là nguồn gốc của tư tưởng lớn. Nhờ sự thôi thúc của trái tim lớn mà nhân loại có được những phát minh, cống hiến vĩ đại trên các lĩnh vực, làm giàu thêm kho tàng tri thức của loài người.

Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người mang trong mình trái tim cao cả, sẵn sàng hi sinh để cho những tư tưởng lớn ra đời. Thực tế, nhiều nhà tư tưởng lớn của thế giới cũng như của nước ta đều xuất phát từ trái tim mãnh liệt hướng tới những cống hiến cho con người.

Vì thế muốn có những tư tưởng lớn, con người phải có những đam mê, khám phá sáng tạo.

– Lẽ phải cũng là cái gốc của những ân tình sâu nặng. Đó chính là phẩm chất, đạo đức tốt đẹp giữa con người với con người, cá nhân với cộng đồng. Có thể nói tất cả những điều tốt

đẹp trong cuộc sống đều bắt nguồn từ lẽ phải.

– Câu ngạn ngữ đã chỉ ra mối quan hệ gắn bó hữu cơ giữa trái tim lớn với tư tưởng lớn, giữa lẽ phải với ân tình sâu nặng. Nếu không có trái tim lớn thì cũng không có được những tư tưởng lớn và không có lẽ phải thì cũng không có ân tình sâu nặng.

3, Mở rộng vấn đề:

Nhưng khi vận dụng vào đời sống cũng cần hiểu một cách linh hoạt: không phải khi nào trái tim lớn cũng đem đến những tư tưởng lớn, đúng đắn, tiến bộ và không phải khi nào lẽ phải cũng đem đến những ân tình nặng,…

– Tư tưởng lớn tác động trở lại giúp cho trái tim có thêm đam mê, nghị lực phấn đấu, vươn lên; ân tình sâu nặng cũng củng cố cho lẽ phải vững chắc hơn, đúng đắn hơn.

C – Phần kết đoạn: Rút ra bài học cho bản thân.

Đề thi thử vào lớp 10 môn toán: Bộ 4 đề chuẩn có đáp án chi tiết

Bộ 6 đề thi vào 10 môn toán có đáp án chi tiết - ôn thi THPT công lập và Chuyên

Cập nhật đề thi học kì 1 môn Văn lớp 9 [có đáp án]

3, Chữa các đoạn văn nghị luận xã hội lớp 9 mẫu: Dạng 3: Đề NLXH tích hợp với câu Đọc hiểu

Đây là dạng đề nghị luận xã hội mới nhất: dạng đề tích hợp với câu hỏi Đọc hiểu. Thường sẽ gồm 4 câu hỏi ngắn và 1 đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ. Cụ thể như sau

Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:

[1] Với lợi thế của người đi sau, chúng ta đã nhìn rõ những cơ hội và thách thức trong các tổ chức hợp tác với các nước láng giềng, khu vực và tổ chức toàn cầu như APEC, đặc biệt là WTO. Với vị thế và thương hiệu mới, lập tức nền kinh tế đất nước đã có những tín hiệu chuyển động mạnh mẽ...Nhịp điệu mới, tốc độ mới có thể sẽ đạt được cao hơn mục tiêu đề ra, thậm chí ở một số khu vực, bộ phận có thể trở thành nóng.

APEC - Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

[2] Với “lợi thế người đi sau”, chúng ta ứng phó, giải quyết thế nào với tốc độ nóng của phát triển để thực hiện đúng mục tiêu phát triển nhanh và bền vững? Thực tế cho thấy, trong những năm qua, với tốc độ tăng trưởng chỉ trên 7% hàng năm nhưng quá nhiều vấn đề tiêu cực của kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường xảy ra.

Sự nóng lên khá đột ngột của thị trường chứng khoán cho đến thời điểm này nói chung vẫn là tín hiệu tích cực về kinh tế nhưng về xã hội, những biểu hiện không thuận đã nhìn thấy được trong hiệu ứng nới rộng khoảng cách giàu - nghèo.

Cùng với biểu hiện không thuận này, những tệ nạn đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại, quan liêu, tham nhũng đang hoành hành đã làm cho một bộ phận xã hội giàu nhanh hẳn lên, cả chính đáng và không chính đáng, về hình thức dân giàu thì nước mạnh nhưng dân giàu mà không minh bạch, không kiểm soát được, không huy động được sự giàu có trong dân vào mục đích chung phát triển kinh tế - xã hội thì lại có tác động ngược lại [...]

[3] Thực tế đất nước hiện nay cũng đã nóng lên với rất nhiều báo động về sự trì trệ, lạc hậu của lề lối hành chính, về sự yếu kém đầy rủi ro trong giao thông, sự lạc hậu gắn với nhiều căn bệnh trong giáo dục, y tế, những báo động của ô nhiễm môi trường từ thành thị đến nông thôn, sự cạn kiệt của các nguồn tài nguyên rừng, sông suối và biển...

[4] Từ “lợi thế người đi sau”, chúng ta không chỉ học người ở cách làm giàu mà luôn phải tỉnh táo lường định trước, phải đầu tư nghiên cứu học hỏi để đề ra những biện pháp hữu hiệu phòng và chống, ngăn ngừa, hạn chế và khắc phục những tiêu cực, rủi ro, đổ vỡ trong cả kinh tế, xã hội và văn hóa.

[Nguyễn Mạnh - báo Quân đội Nhân dân ngày 03/03/2007]

Câu 1: Đặt một nhan đề phù hợp với nội dung đoạn văn bản.

Câu 2: Căn cứ vào nội dung đoạn văn và hiểu biết thực tế, anh/ chị hãy giải thích thế nào là “lợi thế người đi sau”?

Câu 3: Đọc kĩ đoạn văn [2] và cho biết đoạn văn được viết theo phương thức nào?

Câu 4: Bài học mà anh/ chị rút ra được khi nhìn nhận những thuận lợi và thách thức trong “Lợi thế người đi sau”?

LÀM VĂN [7,0 điểm]

Câu 1 [2,0 điểm]: Hãy viết một đoạn văn ngắn [khoảng 200 chữ] thể hiện suy nghĩ của anh/chị về vai trò của tinh thần học hỏi trong bối cảnh của sự tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế - xã hội hiện nay.

Hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

Có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ được vai trò quan trọng của tinh thần học hỏi trong bối cảnh sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế xã hội.

A – Phần mở đoạn

B – Phần thân đoạn

1, Giải thích: Học hỏi là quá trình tiếp thu tri thức từ sách vở, từ cuộc sống, từ các mối quan hệ, từ những người xung quanh. Quá trình học hỏi diễn ra lâu dài, bền bỉ.

2, Nêu luận điểm chính:

Đời sống xã hội, nền kinh tế hiện nay đều đang trong quá trình tăng trưởng mạnh mẽ, tạo ra nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức. Tinh thần học hỏi có vai trò vô cùng quan trọng, cần thiết, giúp mỗi người thích nghi với sự phát triển của xã hội, tận dụng cơ hội để phát triển cá nhân cũng như góp phần vào sự ổn định và phồn thịnh của cộng đồng. Học phải đi đôi với hỏi để biến tri thức thực sự thành của mình chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động.

3, Mở rộng, lật ngược vấn đề:

Nếu không chịu học hỏi thì sớm muộn cũng sẽ tụt hậu và bị đào thải khỏi xã hội hiện đại.

C – Phần kết đoạn: Liên hệ, rút ra bài học thiết thực cho bản thân: không ngừng học hỏi, chuẩn bị hành trang cho tương lai...

Nhìn chung, đề bài cho các đoạn văn nghị luận xã hội lớp 9 thường chỉ xoay quanh 3 dạng bài cơ bản: NLXH về một vấn đề xã hội hay một hiện tượng đời sống; NLXH về tư tưởng đạo lí; NLXH tích hợp câu đọc hiểu. Để làm tốt cả 3 dạng bài này, các em chỉ cần nắm vững cấu trúc 3 phần rồi xây dựng dàn ý chi tiết tùy theo từng dạng, từng đề cụ thể

Gợi ý tài liệu ôn thi tuyển sinh vào lớp 10

Bộ sách ôn thi vào 10 cấp tốc: Đột phá 9+

Đồng giá 150k/ cuốn: Bí quyết chinh phục điểm cao lớp 9: Tổng ôn toàn bộ kiến thức lớp 9 cấp tốc, cầm chắc 9 điểm/ môn thi vào 10

Chủ Đề