Đại học nông nghiệp có những ngành nào năm 2024

Với những ngành mới này, ĐH Nông lâm hiện có ngành và chuyên ngành tuyển sinh bậc ĐH. Mục tiêu, chương trình đào tạo cụ thể từng ngành như sau:

1. Cơ khí bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm

Đào tạo Kỹ sư Cơ khí bảo quản và Chế biến nông sản thực phẩm có kiến thức cơ bản, dựa trên nền kỹ sư cơ khí nói chung và kiến thức chuyên sâu về các máy - thiết bị bảo quản - chế biến nông sản thực phẩm.

SV tốt nghiệp ngành này có khả năng nghiên cứu, chế tạo các máy sau thu hoạch (như máy sấy rất rẻ, máy sấy tĩnh, máy sấy - bảo quản, máy sấy tầng sôi,…); nghiên cứu chế tạo các máy chế biến (máy nghiền búa vạn năng, máy nghiền siêu mịn, máy trộn vít đứng, máy trộn siêu đều, máy sấy – rang, máy trộn vật liệu ẩm, hệ thống trộn tự động, hệ thống chế biến thức ăn gia súc, hệ thống nghiền hoàn chỉnh,…); nghiên cứu máy ấp trứng; các lò đốt chất thải …

Khi tốt nghiệp, SV có thể làm việc trong lĩnh vực cơ khí nói chung và tại các nhà máy chế tạo cơ khí, các nhà máy chế biến nông sản - thực phẩm hoặc các viện, trường, cơ quan nghiên cứu, tại các sở ở địa phương (như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học & Công nghệ, Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Công nghiệp)...

2. Cơ khí nông lâm

Đào tạo kỹ sư có kiến thức chuyên môn cơ khí cùng với kiến thức về công nghệ và kinh tế chuyên ngành liên quan như bảo quản và chế biến nông - lâm - thủy hải sản.

SV ngành này có khả năng nghiên cứu các máy móc, thiết bị kỹ thuật phục vụ cơ giới hóa sản xuất cây trồng (lúa, bắp, mía, dứa,…) như: máy cày không lật đất, máy phun thuốc nước, máy cày chảo phá lâm, máy đập bắp không cần lột vỏ, …; nghiên cứu và sản xuất các loại máy thu hoạch, máy chế biến; thiết kế, chế tạo và lắp đặt các hệ thống xử lý bụi cho các nhà máy sản xuất thép, gỗ, da – giày; thiết kế, chế tạo và lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải cho các nhà máy sản xuất săm lốp cao su, lương thực thực phẩm, ….

Kỹ sư ngành Cơ khí nông lâm có thể làm việc trong các lĩnh vực cơ khí nói chung và các ngành cơ khí phục vụ phát triển nông thôn, các xí nghiệp cơ khí chế tạo máy, các xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc, giao thông công chánh, các xí nghiệp chế biến nông lâm sản, các cơ quan xuất nhập khẩu máy, các xí nghiệp đông lạnh hoặc tự mình làm chủ một cơ sở sản xuất tổng hợp hoặc công tác tại các viện nghiên cứu, trường học, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công nghiệp … .

3. Chế biến lâm sản

Đào tạo kỹ sư có chuyên môn sâu thuộc hai chuyên ngành kỹ nghệ gỗ và thiết kế đồ gỗ cho trang trí nội thất, có hiểu biết về sử dụng bảo quản, chế biến các mặt hàng lâm sản; có khả năng nghiên cứu các kỹ thuật bảo quản vè chế biến lâm sản.

Kỹ sư ngành chế biến lâm sản có thể làm việc trong các lĩnh vực sử dụng, bảo quản, chế biến các mặt hàng lâm sản: chế biến gỗ, gỗ mỹ nghệ, keo dán gỗ, sấy gỗ, trang trí nội thất v.v..

4. Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy

Đào tạo kỹ sư có kiến thức và kỹ năng về nguyên liệu sản xuất giấy và bột giấy; các quá trình công nghệ sản xuất giấy các loại; các thiết bị và an toàn thiết bị, vệ sinh môi trường trong sản xuất giấy, quản lý và điều hành quá trình sản xuất giấy và bột giấy; nghiên cứu ứng dụng công nghệ hóa học trong việc sản xuất giấy - bột giấy.

Kỹ sư ngành công nghệ sản xuất giấy và bột giấy có thể làm việc tại các nhà máy sản xuất giấy - bột giấy; các cơ sở bảo quản nguyên liệu và sơ chế giấy, các công ty, xí nghiệp nguyên liệu giấy, các xí nghiệp sản xuất ván sợi, các Viện hoặc Trung tâm Nghiên cứu chuyên ngành giấy, sợi, bột giấy, …

5. Công nghệ thông tin

Đào tạo cử nhân ĐH đáp ứng các yêu cầu của ứng dụng và phát triển CNTT. Trong quá trình học, SV sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản về các ngôn ngữ lập trình, cấu trúc máy tính và cấu trúc dữ liệu, các hệ điều hành và hệ máy tính, cơ sở dữ liệu, công nghệ phần mềm.

SV ngành này có thể ứng dụng kiến thức vào việc nghiên cứu và phát triển hệ thống thông tin phục vụ cho giáo dục và đào tạo; nghiên cứu và chuyển giao CNTT trong quản lý quy hoạch sử dụng tài nguyên nông lâm ngư nghiệp và môi trường cũng như đối với các lãnh vực kinh tế kỹ thuật khác; xây dựng và hoàn thiện các hệ thống thông tin hỗ trợ quản lý, điều hành; nghiên cứu và phát triển ứng dụng các công nghệ mới về thông tin địa lý (viễn thám nghiên cứu sản xuất lúa, theo dõi quản lý phân bố cơ cấu nông lâm ngư nghiệp, đất đai, theo dõi diễn biến lũ, quy luật hình thành lũ, …); ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiên cứu phân tích thống kê, theo dõi quá trình di truyền và chọn giống; thiết kế các phần mềm ứng dụng trong chẩn đoán bệnh (thú y, ngư y, bệnh thực vật, …), các phần mềm phân tích tài chính, phần mềm về thị trường chứng khoán …

Cử nhân CNTT có thể trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp, thiết kế, cài đặt, quản trị mạng máy tính; thiết kế, cài đặt và quản trị các hệ cơ sở dữ liệu trên mạng; thiết kế và quản trị website. ..

6. Công nghệ nhiệt lạnh

Ngành Công nghệ nhiệt lạnh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và trở thành kiến thức phổ cập với nhiều kỹ sư, tương tự kiến thức về kỹ thuật điện. SV được trang bị kiến thức về cơ khí (đặc biệt các kiến thức về cơ lưu chất, nhiệt động lực học, kỹ thuật truyền nhiệt), điện và điện tử, công nghệ trong bảo quản & chế biến nông sản thực phẩm và kiến thức chuyên ngành về công nghệ nhiệt lạnh.

Kỹ sư ngành này có thể thiết kế các kho mát, kho lạnh, trạm lạnh, hệ thống thiết bị tăng ẩm, khí lạnh và hệ thống điều hoà không khí; thiết kế các thiết bị sấy, các lò hơi công nghiệp; thiết kế các tuabin hơi – tuabin khí; nghiên cứu sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió; nghiên cứu ứng dụng công nghệ nhiệt lạnh (như sấy lạnh, sấy thăng hoa, thiết bị khống chế độ ẩm không khí,…) trong bảo quản sản phẩm và chế biến thủy sản, thịt, sữa, trái cây, rau, hoa, quả, …

Kỹ sư công nghệ nhiệt lạnh có thể công tác tại nhà máy, xí nghiệp, công ty, các liên doanh liên quan đến bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm, đến sản xuất hệ thống các thiết bị nhiệt lạnh hoặc làm việc tại các viện nghiên cứu (như Viện sau thu hoạch), giảng dạy tại các cơ sở đào tạo.

7. Điều khiển tự động

Trong quá trình học, sinh viên được trang bị kiến thức chung về cơ khí, điện, điện tử, chế biến sau thu hoạch và kiến thức chuyên ngành về điều khiển tự động các quá trình công nghệ trong sản xuất công nông nghiệp. Một số ứng dụng điều khiển tự động vào sản xuất nông nghiệp:

+ Trong nông học, bảo vệ thực vật: hệ thống tưới tiêu điều khiển tự động (theo nhu cầu độ ẩm của đất,của tuổi cây, tỷ lệ trộn phân bón, công lao động,...), máy gieo hạt, máy phun thuốc, máy giặt đập liên hợp ...

+ Trong tồn trữ, bảo quản chế biến nông sản thực phẩm như hệ thống theo dõi quá trình diễn biến nhiệt độ và ẩm độ trong các kho bảo quản nông sản, kho rau quả, như dây chuyền xây xát chế biến lúa gạo (từ hệ thống cân đo nhập kho tự động đến các hệ thống chuyển tải đến các cối xay, cối xát, tự động đóng ngắt hệ thống và điều chỉnh công suất hệ thống, hệ thống phân loại hạt, v.v), dây chuyền chế biến thực phẩm (thức ăn nguội, đồ hộp, thịt, cá sữa, ...), dây chuyền chế biến rau quả (từ khâu rửa, xay nghiền, ép, thanh trùng, .... đến công đoạn cô đặc, sấy phun, đóng bao, đóng lon, đóng gói ...).

+ Trong chăn nuôi: hệ thống dẫn chuyền thức ăn tự động (như cung cấp thức ăn theo chế độ lập trình như thời gian cho ăn, số lần cho ăn, khẩu phần ăn theo tuổi) dây chuyền chế biến thức ăn gia súc, hệ thống quản lý nguồn nước theo dõi các chỉ tiêu về độ mặn, độ phèn, độ ô nhiễm, hàm lượng ôxy trong nước ... trong nuôi trồng thủy sản.

Kỹ sư điều khiển tự động có thể công tác tại các doanh nghiệp sản xuất công nông nghiệp, đặc biệt liên quan đến bảo quản chế biến các sản phẩm nông nghiệp hoặc tại các trường, Viện chuyên ngành (Viện công nghệ sau thu hoạch, Viện khoa học kỹ thuật, ...)

8. Quản lý đất đai

Đào tạo kỹ sư quản lý đất đai phục vụ cho 07 mục tiêu cơ bản của ngành địa chính. SV được những kiến thức quản lý nhà nước về số lượng và chất lượng tài nguyên đất đai, đánh giá và quản lý sử dụng đất theo pháp luật.

Kỹ sư quản lý đất đai có thể nghiên cứu đánh giá, phân hạng đất đai, xây dựng mô hình định giá đất; thiết lập bản đồ nông hóa - thổ nhưỡng, quy hoạch sử dụng đất đai các cấp, phát triển nông thôn và đô thị; nghiên cứu một số giải pháp kinh tế, kỹ thuật thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đai; ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý dữ liệu và xử lý thông tin; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS trong việc thành lập bản đồ số.

Kỹ sư ngành quản lý đất đai có thể làm việc trong mạng lưới địa chính từ trung ương đến địa phương, các Trung tâm kỹ thuật địa chính, Trung tâm lưu trữ, Trung tâm kinh doanh địa ốc, Trung tâm tư vấn pháp luật đất đai, nghiên cứu đất, Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, các Ban Quản lý đô thị..., hay các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản hoặc tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các trường có ngành đào tạo liên quan.

9. Công nghệ địa chính

Công nghệ địa chính là lĩnh vực khoa học kỹ thuật sử dụng các thiết bị thu nhận và xử lý thông tin để xác định hình thức đặc trưng hình học của thửa đất và các thông tin địa lý của các yếu tố mặt đất có liên quan, qua đó quản lý hệ thống địa chính đồng thời cập nhật, chỉnh lý biến động địa chính trong hệ thống toạ độ quốc gia thống nhất. Công nghệ địa chính là một bộ phận cấu thành không thể thiếu được của công tác quản lý Nhà nước về đất đai, tài nguyên và môi trường.

Trong quá trình học, ngoài những kiến thức cơ bản bắt buộc, sinh viên sẽ học chuyên sâu về khoa học trắc địa và công nghệ viễn thám, khoa học và kỹ thuật về bản đồ số (như toán bản đồ, bản đồ địa hình, kỹ thuật đo đạc thành lập các thể loại bản đồ,…), hệ thống thông tin địa lý (GIS) và hệ thống định vị toàn cầu (GPS), trên nền tảng những hiểu biết và ứng dụng các kiến thức về tin học, về khoa học đất, khoa học môi trường, kinh tế tài nguyên môi trường.

Kỹ sư Quản lý đất đai chuyên ngành công nghệ địa chính có thể tham gia trong việc thành lập bản đồ địa chính và xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính phục vụ đắc lực cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đồng với cả lĩnh vực đo đạc địa hình, công trình dân dụng, công nghệ định vị toàn cầu (GPS).

10. Quản lý thị trường bất động sản

SV ngành này được trang bị những kiến thức căn bản về kinh tế học, quản trị kinh doanh căn bản, kiến trúc và xây dựng, về quy hoạch (như quy hoạch sử dụng đất, đất đô thị và khu dân cư nông thôn) và phát triển cơ sở hạ tầng, pháp luật đất đai và bất động sản, tín dụng - ngân hàng, tin học ứng dụng, cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin địa lý (GIS), hệ thống thông tin đất (LIS), khoa học đất cơ bản, kỹ thuật trắc địa, kỹ thuật bản đồ và bản đồ địa chính, đánh giá đất và phân hạng đất, đánh giá tác động môi trường …

Cử nhân Quản lý Thị trường Bất động sản có thể công tác trong ngành địa chính và các ngành liên quan đến quản lý sử dụng đất đai và bất động sản trong hệ thống từ trung ương đến địa phương, các loại hình kinh tế; có khả năng ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS), thông tin đất (LIS) trong quản lý bất động sản; nghiên cứu tác động của các chính sách về tín dụng – ngân hàng trong sự hình thành và phát triển thị trường bất động sản; nghiên cứu và đề xuất chính sách, pháp luật về bất động sản…

11. Kinh tế nông lâm

Đào tạo cử nhân có kiến thức cơ bản về khoa học kinh tế và quản trị kinh doanh nông lâm nghiệp, xây dựng dự án phát triển nông thôn, có hiểu biết về nghiệp vụ kinh tế và khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp, có năng lực phân tích - tổng hợp và đề xuất các biện pháp quản lý và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng chính sách của nhà nước.

Kiến thức ngành này có thể ứng dụng vào việc nghiên cứu các mô hình kinh tế trang trại; nghiên cứu kinh tế của các hệ thống canh tác khác nhau; nghiên cứu hiệu quả kinh tế cây trồng và vật nuôi; nghiên cứu định hướng phát triển các loại cây con có giá trị kinh tế cao.

Cử nhân ngành kinh tế nông lâm có thể làm việc trong các loại hình kinh tế khác nhau, các doanh nghiệp nông - lâm - ngư, trong các cơ quan quản lý ngành Nông lâm nghiệp, các trường, viện nghiên cứu, các chương trình phát triển nông thôn, cộng đồng.

12. Kinh tế tài nguyên - môi trường

Ngành này đào tạo cử nhân kinh tế có khả năng phân tích đánh giá các vấn đề tài nguyên môi trường dưới gốc độ kinh tế xã hội, xác định các mức ô nhiễm, mức khai thác tối ưu tài nguyên. Sau 4 năm đào tạo, cử nhân kinh tế chuyên ngành kinh tế tài nguyên môi trường có các khả năng cụ thể như sau:

- Phân tích đánh giá kinh tế một vấn đề cụ thể của ô nhiễm môi trường, cạn kiệt và suy thoái tài nguyên, dự đoán xảy ra tương lai, định hướng các vấn đề mang tính chiến lược và kế hoạch dài hạn.

- Tham gia xây dựng các chính sách về tài nguyên môi trường như thuế, lệ phí ô nhiễm, hạn ngạch ô nhiễm, giấy phép ô nhiễm có thể chuyển nhượng trên thị trường, ký thác - hoàn trả, trợ cấp bị ô nhiễm, trợ cấp làm giảm ô nhiễm và các công cụ kinh tế khác.

- Quản lý điều hành thực hiện các chính sách, luật và các quy định về tài nguyên môi trường.

- Tham gia cùng với các nhà kỹ thuật môi trường xây dựng các chính sách về quy định khai thác sử dụng tài nguyên, tiêu chuẩn phát thải ô nhiễm và các quy định dưới luật tài nguyên - môi trường.

- Xây dựng, thẩm định và quản lý các dự án đầu tư về bảo tồn tài nguyên, khai thác tối ưu tài nguyên, chống suy thoái hoặc cạn kiệt nhanh chóng tài nguyên, chống ô nhiễm môi trường, cải tạo và khắc phục hậu quả ô nhiễm.

- Định giá trị các tài nguyên môi trường như tài nguyên nước ngầm và bề mặt, không khí, đất đai, rừng, cảnh quan và khu giải trí du lịch qua các phương pháp định giá.

Cử nhân Kinh tế tài nguyên - môi trường có thể công tác tại các cơ quan trung ương hay địa phương (như các Sở Tài nguyên & Môi trường, Khoa học & Công nghệ, Nông nghiệp & Phát triển nông thôn ..., các khu công nghiệp, các khu chế xuất) liên quan đến giữ gìn và phát triển tài nguyên môi trường hay tham gia các chương trình dự án về tài nguyên – môi trường trong ngoài nước; nghiên cứu hoặc giảng dạy tại các trường, viện.

13. Phát triển Nông thôn và Khuyến nông

Đào tạo kỹ sư có khả năng tổ chức quản lý và thực hiện các chương trình phát triển, các chương trình khuyến nông với mục đích nâng cao đời sống ở nông thôn, giảm bớt cách biệt giàu nghèo trong các tầng lớp cư dân. SV tốt nghiệp có khả năng: đánh giá phân tích những khó khăn về kỹ thuật, kinh tế xã hội mà người dân ở nông thôn đang gặp phải.

Từ đó đề xuất những giải pháp với sự tham gia của người dân; xây dựng đề án thực hiện những chương trình nghiên cứu kế hoạch phát triển nông thôn và phân tích những chính sách nông nghiệp liên quan đến; hình thành và quản lý những cơ sở sản xuất nông nghiệp hay công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn. Đồng thời, có thể ứng dụng kiến thức đã học để nghiên cứu về công tác khuyến nông phát triển nông thôn ở các tỉnh phía Nam.

Kỹ sư ngành Phát triển nông thôn và khuyến nông có thể làm việc tại các cấp chính quyền địa phương hoặc các cơ sở có chương trình, đề án phát triển nông thôn cũng như ở các cơ sở nghiên cứu phát triển và quản lý ngành nông lâm ngư nghiệp.

14. Quản trị kinh doanh

Đào tạo cán bộ, chuyên viên quản trị trung và cao cấp; trước mắt phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ; chuyên viên quản trị có năng lực sử dụng thành thạo các nghiệp vụ quản trị và kinh doanh trong hoạt động doanh nghiệp, có khả năng hoạt động độc lập, năng động cũng như công tác tốt trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, các thành phần kinh tế, các tổ chức trong và ngoài nước...

Sau 4 năm học, SV có khả năng xây dựng dự án đầu tư trong kinh doanh và phát triển nông thôn; xây dựng các mô hình kinh doanh; nghiên cứu phân tích định lượng và xử lý thông tin trong kinh doanh, nghiên cứu và ứng dụng tin học trong quản lý kinh tế.

Cử nhân quản trị kinh doanh có thể làm công tác tư vấn, quản lý và kinh doanh trong các loại hình kinh tế sản xuất, đặc biệt có lợi thế trong lĩnh vực sản xuất và chế biến về nông lâm ngư nghiệp hoặc có thể làm việc tại các doanh nghiệp ngành du lịch như cơ quan quản lý du lịch, tổ chức nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái (du lịch sinh thái, văn hóa ...) hay tại các đơn vị xuất nhập khẩu, khu chế xuất, liên doanh hoặc các tổ chức hợp tác quốc tế về thương mại v.v.

15. Quản trị kinh doanh thương mại

Cử nhân chuyên ngành Quản trị kinh doanh thương mại được trang bị kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn để đảm trách các công việc cụ thể sau:

- Thực hiện các hợp đồng kinh doanh thương mại trong và ngoài nước qua các giai đoạn marketing, đàm phán, giao dịch; tiến hành các nghiệp vụ bảo hiểm, chuyển giao và thanh toán.

- Phân tích và đánh giá quá trình các hoạt động kinh doanh thương mại.

- Quản lý điều hành cũng như xúc tiến các hoạt động kinh doanh thương mại.

- Xây dựng các chính sách tầm vi mô doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh thương mại hoặc ở tầm vĩ mô các cơ quan chức năng quản lý nhà nước và xúc tiến các hoạt động thương mại trong nền kinh tế.

16. Kế toán

Đào tạo cử nhân kế toán nắm vững các nghiệp vụ và chế độ tài chính - kế toán, đủ khả năng tổ chức điều hành công tác kế toán, kiểm toán nội bộ và tài chính ở các loại hình doanh nghiệp kể cả công ty, tổng công ty, có khả năng hoạt động độc lập cũng như công tác tốt trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, các thành phần kinh tế, có khả năng nghiên cứu và ứng dụng tin học trong xây dựng các mô hình quản lý, kế toán và kiểm toán trong các doanh nghiệp; nghiên cứu đề xuất kiến nghị, xây dựng các chế độ tài chính - kế toán.

Cử nhân kế toán có thể làm việc trong các doanh nghiệp, các xí nghiệp, các cơ sở sản xuất hoặc chế biến, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu.

17. Chăn nuôi

Đào tạo kỹ sư có chuyên môn, khả năng tổ chức sản xuất, nghiên cứu ứng dụng khoa học chăn nuôi vào sản xuất, có hiểu biết nhất định về phòng bệnh gia súc, gia cầm. Kỹ sư chăn nuôi có khả năng nghiên cứu cải tiến các giống gia súc bản địa, khảo sát khả năng thích nghi của các giống gia súc nhập nội (heo, gia cầm,trâu bò sữa,…); nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật mới trong nuôi dưỡng động vật (trâu, bò, heo, gia cầm, động vật giá trị kinh tế cao); nghiên cứu sử dụng chất thải trong chăn nuôi để tạo năng lượng; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong nâng cao năng suất vật nuôi.

Kỹ sư ngành chăn nuôi có thể công tác tại các cơ quan trung ương (như Viện Chăn nuôi,Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp...) hoặc địa phương (như các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Tổng Công ty nông nghiệp, các Công ty chăn nuôi, các Trung tâm giống vật nuôi, các Trung tâm khuyến nông,...), các cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm, chế biến thức ăn gia súc, các khu bảo tồn động vật hoang dã quý hiếm, thảo cầm viên,… hay tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo

18. Bác sĩ thú y

Đào tạo bác sĩ thú y có tư cách, phẩm chất chuyên môn và kỹ năng chẩn đoán và điều trị bệnh, hiểu biết về dược học (hóa dược, dược lý, dược lực, dược liệu, hóa lâm sàng, ...), nắm vững pháp luật thú y cũng như nguyên tắc tổ chức thực hiện phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm (thú cảnh, thú hoang dã,…). Đồng thời, biết vận dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến thú y vào lĩnh vực sản xuất động vật, sản xuất vắc-xin và dược phẩm thú y hay lĩnh vực bảo quản chế biến hoặc kiểm tra chất lượng các sản phẩm có nguồn gốc động vật, giữ gìn vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Bác sĩ thú y có khả năng nghiên cứu về căn bệnh học, dịch tễ học bệnh các vật nuôi, bệnh lây giữa người và động vật; nghiên cứu phòng chống các bệnh thường gặp ở trâu, bò, heo, chó mèo, gia cầm, chim cảnh, động vật hoang dã; nghiên cứu tồn dư các tạp chất (hóa chất, hóa dược, các chất kháng sinh trong sản phẩm có nguồn gốc từ động vật (thịt, sữa, trứng, …); nghiên cứu về độc chất học thú y; nghiên cứu về các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm, về pháp luật thú y; nghiên cứu ứng dụng sinh học phân tử trong chẩn đoán, phòng trị bệnh thú vật và sản xuất các chế phẩm sinh học thú y.

Với chuyên ngành Bác sĩ thú y, sinh viên sẽ học chuyên sâu về bệnh học (căn bệnh, dịch tễ học, biểu hiện lâm sàng, kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh chuyên biệt), về ngoại khoa & giải phẫu bệnh và pháp luật liên quan đến phòng chống dịch bệnh, kiểm tra các sản phẩm nguồn gốc từ động vật, kiểm tra các cơ sở giết mổ chế biến thức ăn gia súc, chế biến súc sản v.v.

19. Dược thú y

Đại học nông nghiệp có những ngành nào năm 2024
Phóng toGiờ thực hành thi nghiệm của SV ngành Thú y - Ảnh: Phúc Điền

Ngoài kiến thức căn bản liên quan đến bệnh học đại cương hoặc chuyên biệt, SV sẽ chuyên sâu học tập và nghiên cứu về hóa dược, dược lý học, dược lực học, dược liệu học, dược lâm sàng, bào chế dược phẩm, ngộ độc dược phẩm, kiểm nghiệm dược phẩm, độc chất học, pháp chế về dược thú y, ...

Tốt nghiệp chuyên ngành này có thể làm việc tại cơ quan thú y (Cục, Viện nghiên cứu, Chi cục thú y Tỉnh, Trạm thú y quận huyện), tại các phòng mạch hoặc bệnh xá (hay bệnh viện) thú y, các phòng xét nghiệm thú y khoa, hoạt động sản xuất và kinh doanh thuốc thú y, các khu bảo tồn động vật hoang dã hay thảo cầm viên, các cơ quan nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật thú y, các cơ sở chăn nuôi, các cơ sở chế biến thực phẩm, chế biến thủy hải sản, các cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài ra có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu ở các Trường, Viện chuyên ngành.

Bác sĩ thú y chuyên ngành Dược, ngoài công tác tại cơ quan thú y từ trung ương đến địa phương, còn có thể cộng tác hay phối hợp nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm thuốc với các viện (hãng, cơ sở) bào chế các hóa chất, thuốc, biệt dược, vắcxin phòng chống bệnh đặc hiệu hay công tác tại các bệnh viện (bệnh xá) thú y hoặc các cửa hàng chuyên doanh dược thú y.

20. Nông học

Đào tạo kỹ sư có chuyên môn, kiến thức tốt về nông nghiệp, phục vụ cho sản xuất và nghiên cứu có khả năng nắm bắt được những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế, biết thao tác nghề nghiệp trong phòng thí nghiệm cũng như ngoài hiện trường đồng ruộng để chỉ đạo được sản xuất nông nghiệp.

Theo hướng tự chọn,vào năm học cuối sinh viên có thể theo học chuyên ngành kỹ thuật cây trồng, di truyền - giống cây trồng, nông hóa thổ nhưỡng...

Hướng nghiên cứu của ngành học này: tuyển chọn và phổ biến các giống lúa, bắp, đậu, rau, hoa, khoai, mía, chè, cà phê, ca cao; nghiên cứu sâu bệnh hại lúa, cây ăn quả, rau, thuốc lá, cà phê, cao su và các biện pháp phòng trừ; nghiên cứu các hệ thống canh tác tại miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên và ĐBSCL; nghiên cứu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản và trong môi trường; nghiên cứu các kỹ thuật tưới tiêu, kỹ thuật phân bón cho các cây trồng, nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp thâm canh, tăng năng suất và phẩm chất cây trồng; chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật nông học vào sản xuất.

Kỹ sư nông học có thể làm việc tại các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật về nông nghiệp, Viện nghiên cứu về nông nghiệp, Viện sinh học nhiệt đới, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các trung tâm khuyến nông, bảo vệ thực vật, giống cây trồng, các nông trường, nông trại, trang trại, các công ty kinh doanh vật tư nông nghiệp (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật)…

21. Bảo vệ thực vật

Đào tạo những kỹ sư có kiến thức, kỹ năng nghiên cứu và phòng trừ các tác nhân gây hại tài nguyên thực vật, để bảo vệ cây trồng (cả trước và sau thu hoạch) nhằm đạt hiệu quả kinh tế, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.

SV ngành này được trang bị những kiến thức khá cơ bản và toàn diện về sinh học, bảo vệ thực vật, nông học và môi trường, kỹ sư bảo vệ thực vật thích ứng với công việc đa dạng tại các cơ quan giảng dạy, nghiên cứu, quản lý khoa học công nghệ, chỉ đạo sản xuất và kinh doanh tại các tổ chức hay cơ sở nông lâm nghiệp, môi trường trong và ngoài nước…

22. Lâm nghiệp

Đào tạo kỹ sư có hiểu biết, kiến thức về sinh thái học, lâm sinh, trồng rừng, điều tra, điều chế, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng với 03 chuyên ngành: lâm sinh, lâm nghiệp đô thị, lâm nghiệp xã hội. Kỹ sư lâm nghiệp có khả năng nghiên cứu trồng rừng trên các vùng đất hoang hóa, thuộc vùng cao và đất ướt; nghiên cứu quản lý nguồn tài nguyên rừng; phổ biến các kỹ thuật nông lâm kết hợp; nghiên cứu lâm nghiệp đô thị (quy hoạch thiết kế, phát triển hệ thống cây xanh, …); nghiên cứu lâm nghiệp xã hội, phát triển dự án lâm nghiệp, khuyến lâm, ứng dụng GIS (hệ thống thông tin địa lý trong lâm nghiệp và quy hoạch).

Kỹ sư ngành lâm nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực như sinh thái rừng, trồng rừng, điều tra, điều chế, bảo vệ, quản lý nguồn tài nguyên rừng tại các Chi cục hay Hạt kiểm lâm, Viện Khoa học Lâm nghiệp, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn ở các địa phương, các lâm trường hoặc tham gia các dự án của ngành lâm nghiệp quản lý và phát triển nguồn tài nguyên rừng. Ngoài ra, có thể tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo có chuyên ngành liên quan hoặc học sau đại học.

23. Nông lâm kết hợp

Chuyên ngành nông lâm kết hợp là một ngành học đa dạng trang bị cho SV kiến thức, kỹ năng, thái độ làm việc tốt về nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh tế nông lâm, tài nguyên môi trường và các lĩnh vực về khoa học xã hội nhân văn ở nông thôn (sinh thái nhân văn, xã hội học và tâm lý học nông thôn). Kỹ sư nông lâm kết hợp có kiến thức chuyên môn đa ngành để có thể quản lý đất một cách bền vững, gia tăng hiệu quả sản xuất của đất đai nhưng không làm thiệt hại đến bền vững của tài nguyên rừng, đất và nước về lâu dài, từ vùng đồi núi cao cho đến vùng đất đồng bằng ngập nước.

Kỹ sư nông lâm kết hợp do sử dụng đất đai cân đối giữa sản xuất và bảo tồn, nên có thể quản lý và hỗ trợ đắc lực cho việc quản lý tài nguyên bền vững từ cấp độ nông hộ đến các trang trại lớn, các vùng tự nhiên rộng lớn. Ngoài ra còn có khả năng xây dựng các quy trình sản xuất cây lâu năm (từ khâu giống, xây dựng vườn ươm, bảo quản và chế biến nông lâm sản tại chỗ đến thiết kế kết hợp trồng cây lâu năm với hoa màu, vật nuôi và thủy sản).

Do vậy, họ có thể là chuyên gia hoạt động trong các ngành sản xuất nông lâm ngư nghiệp, trong các dự án quản lý lưu vực nước, tài nguyên thiên nhiên, các rừng quốc gia và vùng đệm hay trong các cơ quan nghiên cứu và phát triển giúp cho các nhà hoạch định chính sách môi trường.

24. Quản lý tài nguyên rừng

Đào tạo kỹ sư lâm nghiệp chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng, có khả năng quản lý, tổ chức phát triển bền vững tài nguyên môi trường và các chức năng nghiệp vụ khác của rừng.

Sinh viên được trang bị kiến thức về sinh thái môi trường, hệ sinh thái rừng, kỹ thuật và công nghệ trong quản lý, kiểm tra, giám sát và đánh giá tài nguyên rừng và môi trường cùng với kiến thức về kinh tế - xã hội và pháp luật có liên quan, về sinh thái nhân văn để làm việc trong các vùng rừng với các cộng đồng dân tộc khác nhau. Sinh viên có được kỹ năng tổ chức và thực hiện những chương trình điều tra, phân tích đánh giá, thiết kế các phương án quản lý tài nguyên rừng và môi trường.

Sau khi tốt nghiệp ngành này có thể công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước các cấp, các cơ sở đào tạo, các cơ quan nghiên cứu và phát triển có liên quan đến quản lý tài nguyên rừng và môi trường, các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các doanh nghiệp nông lâm nghiệp, các công ty du lịch sinh thái và các đơn vị khuyến nông lâm và các dự án liên quan.

25. Nuôi trồng thủy sản

Trang bị cho SV khả năng: thiết lập cơ sở dữ liệu cho yêu cầu phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản và quản lý tài nguyên thủy sản thiên nhiên; phát triển các mô hình quản lý tài nguyên thủy sản trong các thủy vực; phát triển kỹ thuật nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ phù hợp cho các vùng sinh thái khác nhau; cải thiện chất lượng cá giống, …

Kỹ sư ngành nuôi trồng thủy sản có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương hoặc các cơ sở nuôi trồng chế biến thủy sản, các doanh nghiệp nông– lâm–ngư, các viện nghiên cứu, các trường trung học nông nghiệp hoặc đại học nông nghiệp hoặc làm cán bộ quản lý thủy sản ở các cơ quan ban ngành thuộc tỉnh, thành phố hay học sau đại học về nuôi trồng thủy sản.

26. Ngư y

Đào tạo kỹ sư có kiến thức, kỹ năng thực hành và vận dụng vào thực tiễn bao gồm các lĩnh vực nuôi trồng, chế biến, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Ở năm học cuối, sinh viên có thể chọn lựa một trong hai chuyên ngành: Nuôi trồng hoặc Bệnh học Thủy sản.

Hướng về bệnh học thủy sản (ngư y) bao gồm các lĩnh vực nghiên cứu về căn bệnh (phân lập, định danh, phân loại...); khảo sát các biến đổi bệnh lý lâm sàng; nghiên cứu về dịch tể học thủy sản và các biện pháp phòng trị; nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến bệnh thủy sản; thử nghiệm các hóa dược, vắcxin trên động vật thủy sản; xây dựng các pháp luật liên quan đến kiểm soát bệnh học thủy sản, kiểm nghiệm các sản phẩm động vật có nguồn gốc từ thủy sản v.v.

Kỹ sư ngành nuôi trồng thủy sản có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương hoặc các cơ sở nuôi trồng chế biến thủy sản, các doanh nghiệp nông– lâm–ngư, các viện nghiên cứu, các trường trung học nông nghiệp hoặc đại học nông nghiệp hoặc làm cán bộ quản lý thủy sản ở các cơ quan ban ngành thuộc tỉnh, thành phố.

27. Bảo quản và Chế biến nông sản thực phẩm

Đào tạo kỹ sư có chuyên môn thuộc hai lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm – công nghệ thực phẩm, được trang bị những kiến thức cơ bản của ngành, có khả năng hoạt động độc lập cũng như công tác tốt trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu, các thành phần kinh tế, …

Kiến thức ngành học này có thể ứng dụng nghiên cứu và phát triển kỹ thuật bảo quản, chế biến các sản phẩm từ thịt, cá; nghiên cứu và phát triển kỹ thuật bảo quản, chế biến các loại rau và trái cây; nghiên cứu các kỹ thuật bảo quản nông sản; nghiên cứu kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Kỹ sư ngành bảo quản chế biến nông sản thực phẩm có thể làm việc trong các doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh, cơ sở sản xuất chế biến nông sản – thực phẩm.

28. Bảo quản chế biến nông sản thực phẩm Dinh dưỡng người

Chuyên ngành BQCBNSTP và Dinh dưỡng người sẽ đào tạo kỹ sư vừa am tường về công nghệ thực phẩm ở trình độ đại học mà còn là chuyên gia đáp ứng được nhu cầu xã hội về nhận thức thực phẩm và dinh dưỡng.

Trong quá trình đào tạo, sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng về sản phẩm động vật và thực vật, khoa học thực phẩm và bảo quản thực phẩm, về vệ sinh an toàn thực phẩm, và chuyên sâu về khoa dinh dưỡng học, đặc biệt là dinh dưỡng người, liên quan mật thiết với công nghệ thực phẩm để có thể kiểm tra đánh giá chất lượng nông sản thực phẩm, đánh giá tình hình dinh dưỡng và lập kế hoạch can thiệp dinh dưỡng cộng đồng.

Kỹ sư ngành bảo quản chế biến nông sản thực phẩm chuyên ngành dinh dưỡng người có thể làm việc trong các doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh, cơ sở sản xuất chế biến nông sản – thực phẩm, các Viện hay Trung tâm nghiên cứu về dinh dưỡng người, các Trung tâm tư vấn về dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng,…

29. Công nghệ sinh học

Đào tạo các kiến thức về các quá trình cơ bản của sự sống dưới góc độ động học tế bào; di truyền, năng lượng tế bào, vai trò các enzym… Đồng thời nắm vững những lý thuyết và kỹ thuật di truyền học trong việc chọn lọc, lai tạo và tái tổ hợp; có kỹ năng thực hành ứng dụng những hiểu biết về lên men sinh, tối ưu hóa môi trường nuôi cấy và sinh hóa chế phẩm hiện đại. SV sẽ được học về các nguyên tắc của việc chiết xuất, tinh sạch các sản phẩm bằng quy trình công nghệ, chẩn đoán định bệnh bằng kỹ thuật sinh học phân tử cũng như có khả năng sản xuất một số chế phẩm sinh y học nông nghiệp

Kiến thức ngành học này có thể ứng dụng nghiên cứu công nghệ nuôi cấy mô thực vật và động vật, phát triển công nghệ vi sinh, sản xuất và thử nghiệm vắcxin. Nghiên cứu tách, chiết, làm sạch và ứng dụng các chất có hoạt tính sinh học, nghiên cứu bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái khác nhau. Ứng dụng công nghệ sinh học vào các lãnh vực như bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường, di truyền chọn giống, thú y, công nghệ sau thu hoạch,…

Kỹ sư ngành công nghệ sinh học có thể công tác tại các viện kiểm nghiệm, viện nghiên cứu y dược, viện nghiên cứu về thú y, viện công nghệ sau thu hoạch; các cơ quan y tế; cơ quan thú y, bệnh viện, xí nghiệp dược, các công ty bảo quản và chế biến thực phẩm, các công ty chế biến nông lâm nghiệp, thủy sản, bảo vệ môi sinh,… hoặc tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại các trường.

30. Kỹ thuật môi trường

Kỹ sư kỹ thuật môi trường có kiến thức và kỹ năng thực hành ở lĩnh vực công nghệ môi trường đồng thời cũng có kiến thức về khoa học môi trường và quản lý môi trường. Chương trình trang bị cho sinh viên các kiến thức rộng về các chuyên môn trong lĩnh vực môi trường thông qua đào tạo lý thuyết, chú trọng đào tạo thực hành các lãnh vực hóa học, sinh học trong kỹ thuật môi trường, xử lý nước thải, nước cấp, chất thải rắn, khí thải, tiếng ồn, kiểm soát ô nhiễm môi trường công–nông nghiệp, độc học môi trường, quản lý chất lượng môi trường, quan trắc môi trường, đánh giá tác động môi trường, ứng dụng công nghệ thông tin địa lý trong môi trường.

Hướng nghiên cứu: nghiên cứu các vấn đề về môi trường trong sản xuất (như tích lũy các chất độc hại trong nông sản thực phẩm, đất, nước, cây trồng,…). Nghiên cứu các biện pháp bảo vệ và đánh giá tác động môi trường trong thời kỳ gia tăng chất ô nhiễm độc hại. Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật trong xử lý nước thải công nghiệp đặc thù như nước rò rỉ rác, nước thải dệt nhuộm, nước thải thuộc da...

Phát triển các kỹ thuật chống ô nhiễm, chống suy thoái môi trường. Nghiên cứu phát triển các kỹ thuật chống xói mòn, chống suy thoái đất. Nghiên cứu các biện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường các khu vực nuôi trồng thủy sản nhằm tăng cường phẩm chất các nguồn lợi thủy sản nội địa, giảm rủi ro trong nuôi trồng thuỷ sản. Sản xuất và thử nghiệm các chế phẩm sinh học, hóa học phục vụ công tác bảo vệ môi trường.

Kỹ sư Kỹ thuật môi trường có thể công tác tại các viện, trường trong vùng, các sở ban ngành ở địa phương, đặc biệt là Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở công nghiệp, Sở Thủy sản, UBND các huyện thị, các công ty như cấp thóat nước, tư vấn môi trường, nuôi trồng thủy sản hoặc tham gia trong các chương trình, đề án trong, ngoài nước về môi trường.

31. Quản lý môi trường

Đào tạo kỹ sư vững kiến thức về khoa học môi trường và kỹ thuật môi trường. Chương trình đào tạo sẽ trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng ứng dụng thực tiễn về các lĩnh vực quản lý chất lượng môi trường, quản lý chất thải, quan trắc môi trường, đánh giá tác động môi trường, kinh tế kiểm toán môi trường, sản xuất sạch hơn đồng thời trang bị các kiến thức cơ bản về quá trình hóa học, lý học, sinh học trong công nghệ xử lý môi trường, xử lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường công nông nghiệp.

Khi tốt nghiệp, tùy từng vị trí công việc, kỹ sư ngành này góp phần ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do con người và tác động tự nhiên gây ra, khắc phục ô nhiễm môi trường, trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, phục hồi hệ sinh thái đã bị suy thoái, từng bước nâng cao chất lượng môi trường.

32. Chế biến thủy sản

Đào tạo kỹ sư có kiến thức, kỹ năng thực hành ở lĩnh vực chế biến thủy sản, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Kỹ sư chế biến thủy sản nắm vững qui trình công nghệ chế biến từ khâu nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng

Hướng nghiên cứu của ngành học này: ứng dụng công nghệ trong chế biến sản phẩm thủy sản. Xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm thủy sản. Nghiên cứu nguyên vật liệu mới dùng trong chế tạo bao bì và đóng gói sản phẩm thịt, thủy hải sản.

Kỹ sư chế biến thủy sản có thể làm việc tại các xí nghiệp chế biến thủy sản, công ty thủy sản, các trang trại,… các cơ sở kiểm nghiệm sản phẩm thủy sản, làm cán bộ quản lý thủy sản ở các cơ quan ban ngành thuộc tỉnh (Sở NN & PTNT, Sở thủy sản, công ty nuôi thủy sản,…)

33. Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp

Ngành SP Kỹ thuật nông nghiệp đào tạo GV đồng thời là chuyên gia giỏi khoa học kỹ thuật và kinh tế nông nghiệp. SV được trang bị kiến thức về khoa học giáo dục, tâm lý giáo dục, phương pháp luận về giảng dạy, xây dựng và quản lý chương trình đào tạo chính sách giáo dục. Đồng thời, SV còn được trang bị kỹ năng tổ chức hoạt động sản xuất nông nghiệp nhằm giúp học sinh định hướng đến nền nông nghiệp kỹ thuật cao.

Cử nhân ngành sư phạm kỹ thuật nông nghiệp có thể trở thành giáo viên hướng nghiệp tại các trường THPT hoặc giáo viên giảng dạy kỹ thuật nông nghiệp tại các trường cao đẳng, trung cấp, dạy nghề. Tham gia thực hiện đề tài, các chương trình nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, có thể trở thành cán bộ kỹ thuật tại các cơ sở sản xuất tư nhân và các trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật nông lâm ngư hoặc học tiếp các bậc học cao hơn.

34. Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên

Mục tiêu của ngành học này cung cấp những kiến thức, kỹ năng về thiết kế, thi công cũng như quản lý cảnh quan môi trường, hoa viên; xây dựng mảng xanh đô thị tại các thành phố lớn; thiết kế cảnh quan và hoa viên cho các khu đô thị, chung cư mới. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất các hoa cảnh & cây kiểng đặc chủng có giá trị kinh tế cao.

Kỹ sư ngành cảnh quan và kỹ thuật hoa viên có cơ hội phát triển ngành nghề tại cơ quan tư vấn, nghiên cứu, sản xuất liên quan đến ngành học: văn phòng kiến trúc sư trưởng, Sở Quy hoạch - kiến trúc, Sở Xây dựng, các Công ty công viên cây xanh, Công ty công trình đô thị, Công ty du lịch sinh thái; các khu du lịch, khu chế xuất, khu công nghiệp, sân golf, các cơ sở khuyến xanh của tư nhân, quốc doanh, các công ty du lịch sinh thái. Ngoài ra, còn có thể làm việc tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu di tích lịch sử, thảo cầm viên v..v. .

35. Công nghệ hóa học

Kỹ sư ngành Công nghệ hóa học và hóa sinh được trang bị những kiến thức chuyên ngành liên quan đến chất lượng, công nghệ, thiết kế, chế tạo và dịch vụ trong các lĩnh vực nghiên cứu và phát triển về hóa chất, thực phẩm.

Cụ thể, SV có khả năng sử dụng các thiết bị, điều khiển các thông số quá trình của thiết bị cũng như nhà máy liên quan đến công nghiệp hóa học, thực phẩm, dược phẩm. Có khả năng thiết kế và quản lý các quá trình, thiết bị hay nhà máy để có thể sản xuất ra sản phẩm một cách kinh tế và an toàn.

Tốt nghiệp ngành này có thể nghiên cứu phát triển các sản phẩm công nghiệp như thuỷ tinh, đồ gốm, kim loại, hóa chất, nhựa. Trong lĩnh vực thực phẩm, nghiên cứu các kỹ thuật thiết kế, hoạt động và kiểm soát quá trình của các phản ứng sinh học như sự lên men hay dưới sự xúc tác của enzyme liên quan đến công nghệ hóa sinh; nghiên cứu áp dụng các công nghệ hóa học và hóa sinh trong lĩnh vực nông nghiệp để tiến tới các công nghệ sản xuất sạch hơn.

Kỹ sư công nghệ hóa học có thể làm việc trong các ngành công nghiệp hóa chất cũng như các cơ quan nghiên cứu và phát triển. Ngoài ra, còn có thể làm việc ở các lĩnh vực liên quan như kiểm soát ô nhiễm, an toàn nhà máy,vật liệu điện tử, dược phẩm và công nghệ sinh học.

36. Anh văn

Sinh viên tốt nghiệp cử nhân Anh văn có kiến thức căn bản về ngôn ngữ Anh, văn hóa và văn học các nước nói tiếng Anh ; kỹ năng thực hành tiếng Anh, được trang bị những kiến thức cùng những thông tin cập nhật về phương pháp dạy và học tiếng Anh. Từ học kỳ 6, sinh viên sẽ định hướng học theo 2 chuyên ngành: giảng dạy tiếng Anh và quản lý. Các môn chính chuyên ngành tiếng Anh - Quản lý sẽ gồm tiếng Anh công sở, Nguyên lý quản lý, Khoa học giao tiếp, Quản trị nhân sự, Hành vi tổ chức. Tất cả các môn chuyên ngành đều được dạy và học bằng tiếng Anh

Cử nhân Anh văn, sinh viên có khả năng giảng dạy tiếng Anh, có khả năng nghiên cứu, thiết kế, đánh giá chương trình giảng dạy Anh ngữ; làm công tác biên dịch, phiên dịch; có khả năng tham gia quản trị văn phòng ở các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội trong ngoài nước.

37. Công nghệ kỹ thuật ô tô (*)

Đào tạo kỹ sư có trình độ thiết kế và kỹ năng thực hành về công nghệ sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô, khai thác sử dụng, kiểm định và dịch vụ kỹ thuật ô tô, đồng thời có năng lực quản lý điều hành sản xuất, kinh doanh và lập các dự án liên quan đến ngành này.

Kỹ sư công nghệ kỹ thuật ô tô có thể làm việc tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô, các cơ sở sữa chữa, các trạm đăng kiểm, các cơ quan qủan lý nhà nước, lĩnh vực an ninh quốc phòng, các viện nghiên cứu, các trường, các văn phòng đại diện, cơ sở kinh doanh ô tô, máy động lực và phụ tùng…

38. Cơ Điện tử (*)

Ngành học này thể hiện gắn bó hữu cơ giữa các lĩnh vực cơ khí, điện tử và khoa học máy tính. Ngành việc cho ra đời những sản phẩm thông minh ứng dụng công nghệ cao không những trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp mà còn phát triển mạnh trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nhằm tăng suất lao động, giảm lao động thủ công, giảm giá thành sản phẩm, đồng thời tăng chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường…

Ngành Cơ Điện tử của trường với hướng chính là nghiên cứu các công nghệ và thiết bị và cơ điện tử nhằm phục vụ canh tác nông nghiệp hiện đại, công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm.

Kỹ sư cơ điện tử làm việc tại khu công nghệ cao với các hệ thống sản xuất tự động, khu nông nghiệp công nghệ cao, các công ty chuyên thiết kế sản xuất các thiết bị linh kiên tự động

39. Kinh doanh nông nghiệp (*)

Kinh doanh nông nghiệp được định nghĩa là bao gồm tất cả họat động liên quan đến sản xuất và phân phối đầu vào nông nghiệp, quá trình sản xuất tại các nông trại; việc tồn trữ, chế biến và tiêu thụ các hàng hóa nông sản và các sản phẩm có liên quan.

Cử nhân kinh doanh nông nghiệp có kiến thức và hiểu biết về nguyên lý cơ bản của kinh doanh; môi trường kinh doanh và tính chất đặc thù của kinh doanh nông nghiệp; mối liên hệ giữa các họat động kinh doanh nông nghiệp với công nghệ trong sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản…Có thể làm việc trong các doanh nghiệp họat động sản xuất kinh liên quan đến nông nghiệp, các cơ quan chức năng quản lý và các tổ chức khác họat động trong lĩnh vực nông nghiệp.

40. Bảo quản chế biến sông sản và vi sinh thực phẩm (*)

Ngòai kiến thức và kỹ năng chung về bảo quản và chế biến nông sản thực phẩm, chuyên ngành cung cấp cho người học hiểu biết về ảnh hưởng bất lợi và ứng dụng của vi sinh vật trong lĩnh vực chế biến và bảo quản cũng như những kỹ thuật để kiểm sóat và kiểm nghiệm vi sinh trong thực phẩm nhằm bảo đảm an tòan vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.

Kỹ sư tốt nghiệp có thể làm việc trong các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh chế biến nông sản thực phẩm hoặc công tác tại các Viện hay các trung tâm nghiên cứu về dinh dưỡng, về vi sinh thực phẩm, các trung tâm tư vấn về sức khỏe công đồng ...hoặc tham gia trong công tác kiểm tra thẩm định chất lượng vệ sinh an tòan thực phẩm.

41. Quản lý Môi trường và Du lịch sinh thái (*)

Kỹ sư quản lý môi trường chuyên sâu về du lịch sinh thái có kiến thức và kỹ năng về sinh học bảo tồn, địa lý du lịch, quản lý cảnh quan, quản trị du lịch, quy họach phát triển du lịch sinh thái bền vững, có khả năng xây dựng, quản lý thực hiện các đề án về xây dựng tôn tạo các cảnh quan phục vụ du lịch sinh thái hoặc hướng dẫn du lịch sinh thái và các dịch vụ có liên quan.

Sở du lịch, công ty dịch vụ du lịch, khu du lịch sinh thái, khu nghỉ dưỡng, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu di tích lịch sử,…. là những nơi để sinh viên tốt nghiệp về công tác hoặc có điều kiện tự thành lập các công ty dịch vụ du lịch sinh thái.

42. Sư phạm Kỹ thuật công - nông nghiệp (*)

Cử nhân chuyên ngành sư phạm kỹ thuật công - nông nghiệp có khả năng họat động trong lĩnh vực giáo dục về nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp, bảo quản chế biến nông sản, bảo vệ động vật, bảo vệ thực vật, kinh tế nông nghiệp,…) về công nghiệp ( kỹ thuật điện - điện tử cơ bản, động cơ-ô tô-máy kéo, điều khiển tự động, nhiệt điện lạnh, cơ khí nông nghiệp,…) tại các trường CĐ Sư phạm, CĐ hoặc THCN, THPT, các trung tâm hướng nghiệp hoặc các trung tâm dạy nghề. Ngoài ra, có thể trở thành cán bộ kỹ thuật tại các cơ quan nhà nước, các cơ sở sản xuất tư nhân, các trung tâm nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật...

(*) Các ngành từ 37 đến 42 gồm Công nghệ kỹ thuật ô tô, Cơ Điện tử, Kinh doanh nông nghiệp, Bảo quản chế biến sông sản và vi sinh thực phẩm, Quản lý Môi trường và Du lịch sinh thái, Sư phạm Kỹ thuật công - nông nghiệp là 6 ngành học mới sẽ tuyển sinh năm 2006.

Trường đại học Nông nghiệp có bao nhiêu ngành?

Năm 2023, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tuyển sinh 5.860 chỉ tiêu. Năm 2023, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tuyển sinh 5.860 chỉ tiêu tại 43 ngành với 4 phương thức xét tuyển: Tuyển thẳng; xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT; xét học bạ; xét kết hợp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam có những ngành gì?

Danh sách các phòng ban trực thuộc :.

Khoa Nông Học..

Khoa Chăn Nuôi..

Khoa Quản Lý đất đai..

Khoa Cơ điện..

Khoa Kinh Tế Và Phát Triển Nông Thôn..

Khoa Khoa Học Xã Hôi..

Khoa Sư Phạm Và Ngoại Ngữ.

Khoa Công Nghệ Thực Phẩm..

Học viện Nông nghiệp cần học bao nhiêu năm?

Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức đào tạo theo khóa học, năm học và học kỳ. Thời gian của năm học bắt đầu từ giữa tháng 8 năm trước và kết thúc vào cuối tháng 6 năm sau. Năm học được chia thành hai kỳ học, mỗi kỳ học chính có 15 tuần học và 03 tuần thi.

Học viện Nông nghiệp xét học bạ 2023 đến bao giờ?

Ngoài hai phương thức trên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam vẫn sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023, xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường nhận hồ sơ xét tuyển xét học bạ, xét tuyển kết hợp từ 4/4 đến 25/5 (đợt 1) và từ 6/6 đến 25/7 (đợt 2).