Dạ dày có tiêu hóa hạt lở nuốt năm 2024

SKĐS - Trong khi ăn mít, nam thanh niên 17 tuổi ở Phú Thọ chẳng may nuốt phải hạt, đau bụng, nôn nhiều phải nhập viện cấp cứu.

Bệnh nhân là T.Y.N, 17 tuổi, trú tại xã Trung Sơn, huyện Yên Lập [Phú Thọ] được Trung tâm Y tế huyện Yên Lập tiếp nhận có kết quả siêu âm phát hiện dị vật trong dạ dày có kích thước lớn, không lọt qua được môn vị, chỉ di chuyển qua lại bên trong dạ dày gây kích thích nôn chớ người bệnh.

Các bác sĩ nhanh chóng tiến hành gây mê và nội soi dạ dày phát hiện thấy trong dạ dày có dị vật là hạt mít tròn, nhẵn, thầy thuốc đã sử dụng thiết bị vợt chuyên dụng lấy dị vật ra thành công.

Qua sự việc của bệnh nhân trên, BS Trần Thế Hảo - Khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế huyện Yên Lập [Phú Thọ] khuyến cáo: Với những đồ ăn có hạt, vỏ, xương, cuống thì nên loại bỏ chúng trước khi cho thức ăn vào miệng. Việc vừa nhai vừa nói chuyện, cười đùa cũng làm gia tăng nguy cơ bị sặc đồ ăn. Với những người cao tuổi, cần hạn chế các loại thức ăn cứng, khó nhai, nuốt để tránh gây hóc.

Trong trường hợp bị hóc, kể cả người lớn hay trẻ nhỏ, ngay lập tức cần được sơ cứu kịp thời. Theo đó, khi bị hóc, người bệnh nên sơ cứu bằng thủ thuật Heimlich. Cơ chế của biện pháp Heimlich là tạo một lực đủ mạnh ở dưới cơ hoành để đẩy được dị vật hoặc gây được cơn ho nhân tạo.

Sơ cứu bằng thủ thuật Heimlich khi bị hóc cho người lớn.

Thao tác như sau:

- Đối với trẻ nhỏ, khi bị hóc, cần đặt trẻ nằm úp trên cánh tay của người lớn. Dùng bàn tay còn lại vỗ vào lưng trẻ, vừa vỗ vừa trượt tay lên trên. Lặp lại như vậy 5 lần, sau đó lật nghiêng trẻ lại.

Quan sát miệng trẻ xem dị vật/thức ăn đã bị đẩy ra chưa, nếu chưa, dùng tiếp 2 ngón tay để ấn ngực cho trẻ. Những trẻ lớn hơn [5-7 tuổi], bố mẹ đặt con lên đùi và thực hiện thao tác tương tự.

- Đối với người lớn, để người bệnh đứng thẳng, hướng về phía trước, người cấp cứu đứng phía sau, hai tay ôm bụng sát trên xương ức của người bệnh. Từ phía sau, dùng cả thân người mình giật mạnh từ trước ra sau và từ dưới lên trên, làm tăng áp lực trong lồng ngực tống dị vật ra ngoài.

Lưu ý, động tác cần được thực hiện nhanh và dứt khoát.

Sau khi thực hiện thao tác cấp cứu ban đầu, nếu người bệnh vẫn trong tình trạng khó thở, tím tái, cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.

Thực quản là đoạn đầu của ống tiêu hóa, dẫn thức ăn từ hầu họng xuống đến dạ dày. Giống như những cơ quan khác trong cơ thể, thực quản cũng đối diện nhiều nguy cơ bị tổn thương. Một trong các vấn đề sức khỏe thường gặp là loét thực quản. Nếu không can thiệp kịp thời, bệnh sẽ kéo theo nhiều biến chứng phức tạp, thậm chí đe dọa tính mạng của người bệnh.

Loét thực quản là bệnh gì?

Loét thực quản là tình trạng viêm loét đường tiêu hóa, xảy ra khi lớp niêm mạc của thực quản bị ăn mòn. Lớp nhầy bảo vệ mất đi tạo điều kiện cho axit dạ dày và những dịch vị khác kích thích thành thực quản, gây viêm hoặc thậm chí hình thành vết loét ở thực quản.

Loét thực quản có thể khiến người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm

Triệu chứng loét thực quản

Các triệu chứng phổ biến của loét thực quản là:[2]

  • Đạu, nóng rát sau xương ức
  • Ợ nóng, ợ hơi
  • Nuốt khó, đau khi nuốt
  • Buồn nôn và nôn, đôi khi có thể nôn ra máu
  • Đau bụng thượng vị
  • Chán ăn, sụt cân

Nguyên nhân loét thực quản

Loét thực quản là bệnh lý phổ biến. Bệnh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân gồm:

  • Thực quản tiếp xúc với axit dạ dày: Gây viêm mãn tính và kích thích thực quản, tạo điều kiện cho vết loét tiến triển. Thực quản tiếp xúc với axit dạ dày thường xảy ra do các bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, thoát vị khe hoành
  • Thuốc: Các loại thuốc giảm đau nhóm NSAIDS gây ra hoặc các thuốc nhóm biphosphonate [điều trị loãng xương], thuốc kháng sinh nhóm doxycycline, clindamycin [thường dùng trong điều trị bệnh phụ khoa và da liễu], thuốc chống huyết khối [aspirin, warfarin]…
  • Nhiễm trùng: Nấm Candida, virus Herpes, Cytomegalovirus, HIV, vi khuẩn lao là các tác nhân có thể dẫn đến viêm loét thực quản
  • Loét thực quản tiếp xúc do đặt ống thông mũi – dạ dày kéo dài, dị vật, tiếp xúc với các chất ăn mòn [xảy ra ở trẻ em, người bị rối loạn tâm thần, xu hướng tự tử hoặc lạm dụng rượu]
  • Một số nguyên nhân khác: viêm loét thực quản do tia xạ, bệnh Behcet’s
    Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân phổ biến gây loét thực quản

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Khi không có biện pháp can thiệp sớm, những vết loét trên thành thực quản có thể dẫn tới hàng loạt biến chứng nguy hiểm. Hơn thế nữa, sự hình thành của vết loét có thể để lại sẹo ở thành thực quản, làm thu hẹp con đường vận chuyển thức ăn xuống dạ dày.

Vì thế, bác sĩ khuyến nghị mọi người nên tới các cơ sở y tế để kiểm tra ngay lập tức khi xuất hiện các biểu hiện bất thường được liệt kê ở phần triệu chứng.

Tùy theo mức độ loét thực quản và thể trạng của mỗi người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Do đó, khi có triệu chứng hoặc nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên nhanh chóng đi khám để được chữa trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Chẩn đoán loét thực quản như thế nào?

Tình trạng loét thực quản được chẩn đoán dựa trên tiền căn, bệnh sử, kết quả xét nghiệm cận lâm sàng, nội soi đường tiêu hóa trên. Các phương pháp chẩn đoán được ưu tiên áp dụng bao gồm:

  • Nội soi đường tiêu hóa trên: Đánh giá tình trạng viêm loét của thực quản, sinh thiết mẫu mô thực quản để tìm nguyên nhân
  • Chụp X-quang thực quản cản quang
  • Xét nghiệm máu: Đánh giá các nguyên nhân nhiễm trùng như virus Herpes, Cytomegalovirus, HIV

Loét thực quản có nguy hiểm không?

Loét thực quản là bệnh lý gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và đời sống của người bệnh. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới chức năng và cấu trúc của thực quản như:

  • Xuất huyết đường tiêu hóa trên
  • Hẹp thực quản
  • Ung thư thực quản
  • Sụt cân quá mức do chán ăn và khó nuốt
  • Thủng thực quản

Điều trị loét thực quản

Điều trị loét thực quản hiệu quả ngay từ đầu là yếu tố then chốt trong việc ngăn ngừa các biến chứng nặng phát sinh. Những phương pháp điều trị có thể được chỉ định như:

  • Thuốc: Thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm proton [PPI], thuốc chẹn thụ thể H2, thuốc kháng sinh, thuốc kháng nấm, kháng virus…
  • Chế độ ăn uống phù hợp: Điều trị loét thực quản bằng cách xây dựng chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi, cải thiện chức năng thực quản, hạn chế tái phát bệnh. Người bệnh nên tìm hiểu những loại thực phẩm nào gây dị ứng hoặc gây trào ngược acid, khó tiêu; xây dựng chế độ ăn đủ dưỡng chất gồm tinh bột, đạm, chất béo tốt, vitamin, khoáng chất nhằm tăng cường sức khỏe và sức đề kháng cho người bệnh.
  • Phẫu thuật: Phương pháp điều trị này chủ yếu dành cho các trường hợp nghiêm trọng hay người bệnh không đáp ứng tốt với điều trị nội khoa.

Lưu ý, khi dùng thuốc chữa viêm loét thực quản, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo vết loét được chữa lành hoàn toàn. Không tự ý mua thuốc và sử dụng tại nhà vì có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Người bệnh cần tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ

Các biện pháp chăm sóc tại nhà

Ngoài các phương pháp điều trị trên, người bệnh cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt và ăn uống để giúp nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian phục hồi. Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà như:[]

  • Ăn chậm, nhai kỹ
  • Tránh ăn quá nhiều trong một lần, chia ba bữa chính thành nhiều bữa phụ trong ngày
  • Không nên nằm liền khi vừa mới ăn xong
  • Kiểm soát tốt cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để giảm áp lực lên dạ dày
  • Bỏ hút thuốc lá
  • Nâng cao gối khi nằm để tránh axit trào ngược vào thực quản
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học: Người bệnh nên bổ sung vào thực đơn mỗi ngày những loại thực phẩm như yến mạch, ngũ cốc, các loại đậu, hạt lanh, quả hạch, táo, chuối, cà rốt, bông cải xanh, khoai lang, rau bina, cải xoăn…

Ngoài ra, người bệnh cũng nên hạn chế sử nạp những thực phẩm có thể khiến tình trạng trào ngược axit trầm trọng hơn như:

  • Bia, rượu
  • Cà phê
  • Chocolate
  • Trái cây họ cam quýt
  • Các món chiên hoặc chua cay
  • Tỏi
  • Thực phẩm giàu chất béo có hại
  • Bạc hà
  • Hành
  • Cà chua

Phòng ngừa bệnh loét thực quản

Duy trì lối sống, sinh hoạt lành mạnh là “chìa khóa vàng” giúp giảm thiểu nguy cơ mắc phải tình trạng loét thực quản. Bạn nên lưu ý:

  • Hạn chế căng thẳng, lo âu kéo dài bằng cách thường xuyên rèn luyện thể chất
  • Ngủ đúng giờ và đủ giấc
  • Chia nhỏ những bữa ăn, tuy nhiên cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất mỗi ngày cho cơ thể
  • Uống thuốc với lượng nước đủ, tránh uống quá ít nước hoặc uống khi nằm, không uống thuốc xong rồi đi nằm ngay
  • Lên kế hoạch giảm cân nếu đang trong tình trạng thừa cân, béo phì
  • Uống nhiều nước: Bạn nên uống nhiều nước lọc, nước trái cây [hạn chế dùng nước ép đóng hộp] thay vì uống bia rượu để giải khát
  • Không hút thuốc lá
    Mỗi ngày nên uống nhiều nước lọc, tránh dùng nước ngọt, bia rượu để giải khát

Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa [BVĐK Tâm Anh TP.HCM] và Khoa Tiêu hóa – Gan mật – Tụy [BVĐK Tâm Anh Hà Nội] là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa từ nhẹ đến nặng. Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:

Khi bị loét thực quản, người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, khó ăn uống, cơ thể bị suy nhược. Nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bạn có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và chất lượng đời sống. Vì thế, việc thăm khám sớm khi phát hiện dấu hiệu bệnh là điều vô cùng quan trọng, giúp nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian phục hồi cho người bệnh.

Chủ Đề