Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Giao diện bắt mắt, dễ tiếp cận khách hàng, giao dịch 24/7,… là những lợi ích thiết thực mà giải pháp này mang lại cho doanh nghiệp. Trong thời đại internet, phần mềm giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Thương mại điện tử là web động với các tính năng mở rộng cao cấp cho phép giao dịch qua mạng như: giỏ hàng, đặt hàng, thanh toán qua mạng (payment processing), quản lý khách hàng (customer management), quản lý đơn đặt hàng (order management)...

Với thương mại điện tử khách hàng khắp nơi trên thế giới có thể trực tiếp mua hàng bằng thẻ tín dụng và chuyển tiền về tài khoản ngân hàng trong nước của công ty một cách an toàn và nhanh chóng.

Tính năng

  • Website, ứng dụng bán hàng nội dung số: Trang chủ với giao diện đồ họa đẹp, hình ảnh động, đầy đủ thông tin sản phẩm, dịch vụ, thể hiện thông tin bán hàng trực tiếp, quản lý thông tin khách hàng, tình hình mua hàng, có sơ đồ web, các banner nhỏ quảng cáo, giúp người quản trị tự cập nhật thêm/ xóa/ sửa nội dung web, thêm/ xóa/ sửa sản phẩm, danh mục sản phẩm, hỗ trợ bảo trì website 1 năm
  • Website động theo yêu cầu đặc biệt khách hàng: phục vụ những khách hàng, doanh nghiệp có loại hình kinh doanh đặc biệt có nhu cầu xây dựng những website đặc biệt không giống như các website thông dụng,
  • Tích hợp cổng thanh toán online: Cung cấp các dịch vụ các chuẩn kết nối cho các khách hàng bán hàng qua Mobile hoặc qua internet, chuẩn kết nối hướng dịch vụ (SOA), dịch vụ kết nối cổng thanh toán

Lợi ích

  • Mở rộng thị trường và vượt giới hạn về thời gian: mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp, khách hàng và đối tác trên khắp thế giới; hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi.
  • Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm: CMCSoft đăng ký website cho doanh nghiệp trên các trang tìm kiếm giúp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, khách hàng dễ dàng tìm đến website của doanh nghiệp.
  • Kích thích mua hàng: website tích hợp công cụ thanh toán trực tiếp giúp việc mua hàng trở nên nhanh chóng, tiện lợi, kích thích khách hàng mua hàng.
  • Các lợi ích khác: Thông tin cập nhật; nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp; cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình giao dịch; 

Yêu cầu tư vấn

Chuyên gia của chúng tôi sẵn sàng trả lời bất kỳ câu hỏi nào về nghiệp vụ và sản phẩm

Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Shopee, Lazada, Tiki được xem là một siêu thị online. Ở đây có đủ các mặt hàng từ đồ gia dụng, đồ điện tử hay các mặt hàng thời trang. Vậy các mô hình hoạt động của Shopee hay Lazada, Tiki có phải là website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hay không? Nếu muốn thành lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cần làm gì?  

Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp, gọi tổng đài tư vấn pháp luật (24/7): 1900 6198

Website thương mại điện tử là trang thông tin điện tử hỗ trợ hoạt động thương mại của thương nhân, tổ chức. Website thương mại điện tử được chia làm hai loại, gồm website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử. Nếu cho rằng website thương mại điện tử bán hàng là một doanh nghiệp thì website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là thị trường kinh doanh, là nơi cung cấp môi trường cho nhiều doanh nghiệp hoạt động. 

Khoản 2 Điều 25 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP định nghĩa website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website thương mại điện tử do thương nhân, tổ chức thành lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoạt động thương mại. 

Theo đó, website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được chia thành 4 loại:

  •  Sàn giao dịch thương mại điện tử;
  •  Website đấu giá trực tuyến;
  •  Website khuyến mại trực tuyến;
  •  Các loại website khác do Bộ Công Thương quy định.

Như vậy, khác với website thương mại điện tử bán hàng, pháp luật cho phép thương nhân, tổ chức thành lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử mà không bao gồm cá nhân. 

Nội dung liên quan: Trang thương mại điện tử

Điều kiện lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử 

Nếu muốn thành lập một website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, chủ thể muốn thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 54 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 08/2018/NĐ-CP, bao gồm:

(i) Là thương nhân, tổ chức được thành lập theo quy định pháp luật

Tương ứng với điều kiện này, thương nhân, tổ chức trước khi thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, hoạt động thương mại và tuân thủ các quy định pháp luật khác ứng với việc thành lập tổ chức của mình.

(ii) Đề án cung cấp dịch vụ nêu rõ:

  •  Mô hình tổ chức hoạt động, bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ cả trong và ngoài môi trường trực tuyến;
  • Quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ.

(iii) Đã đăng ký và được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký theo quy định.

Tìm hiểu thêm: Website thương mại điện tử bán hàng

Thủ tục lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử 

Sau khi website được hoàn thiện với đầy đủ cấu trúc, tính năng và thông tin theo đề án cung cấp dịch vụ, đã hoạt động tại địa chỉ tên miền được đăng ký, thương nhân, tổ chức đăng ký trực tuyến với Bộ Công Thương trước khi chính thức cung cấp dịch vụ đến người dùng.

Khi đó, thương nhân, tổ chức phải chuẩn bị các hồ sơ đăng ký bao gồm:

  • Đơn đăng ký;
  • Bản sao quyết định thành lập (đối với tổ chức), giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư (đối với thương nhân) đã được chứng thực;
  • Đề án cung cấp dịch vụ đã chuẩn bị;
  • Quy chế quản lý hoạt động của website;
  • Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ, các điều kiện giao dịch chung, nếu có;
  • Các tài liệu theo yêu cầu của Bộ Công Thương.

Sau khi được Bộ Công Thương chấp nhận đăng ký, thương nhân, tổ chức có thể bắt đầu cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cho đối tác của mình. 

Xem thêm nội dung liên quan tại: Luật thương mại

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail:

Freshdesk được xây dựng để giúp công việc kinh doanh của bạn tiếp cận trực tiếp với người mua ở từng bước trong quá trình tìm hiểu và sử dụng sản phẩm.

Khách hàng của bạn tiếp cận các câu hỏi về các sản phẩm do bạn cung cấp, yêu cầu trả lại, yêu cầu hoàn tiền, vv... Họ có thể không chỉ gửi email cho bạn mà còn gửi tin nhắn trên Facebook hoặc thậm chí là viết một bài tweet sử dụng dấu @ kết nối với tên doanh nghiệp của bạn.

Đôi khi, khách hàng thích nhận được câu trả lời ngay lập tức bằng cách trò chuyện trên trang web của bạn, hoặc thậm chí chuyển sang điện thoại để trò chuyện với một trong các nhân viên của bạn. Dù là phương thức giao tiếp nào, họ đều kỳ vọng rằng vấn đề của họ được thừa nhận thông qua một phản hồi thỏa đáng. Họ muốn bạn trả lời với họ rằng bạn đã lắng nghe vấn đề của họ, và họ muốn được an tâm khi biết rằng bạn sẽ sớm xem xét phiếu yêu cầu của họ.