Công nghệ xử lý nước thải dược phẩm

Xử lý nước thải dược phẩm là  nhu cầu thiết yếu đối với các nhà máy sản xuất dược phẩm. So với các ngành công nghiệp khác, ngành công nghiệp dược phẩm thường có yêu cầu cao hơn về môi trường trong sản xuất cũng như trong khuôn viên, nhằm đảm bảo chất lượng dược phẩm. Do đó, để hoạt động tốt, các nhà máy sản xuất cần có hệ thống xử lý nước thải dược phẩm. Xử lý nước thải dược phẩm không chỉ đóng góp vào công cuộc bảo vệ môi trường mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.

Xem thêm các công nghệ xử lý nước thải khác của Việt Envi:

  • Xử lý nước thải mía đường
  • Xử lý nước thải dệt nhuộm
  • Xử lý nước thải sản xuất bún

Nội dung bài viết

  • Các nguồn phát sinh nước thải dược phẩm
  • Công nghệ xử lý nước thải dược phẩm
  • Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải thực phẩm:
    • Bể tách dầu mỡ
    • Bể điều hoà
    • Bể keo tụ – tạo bông
    • Bể lắng I
    • Bể oxy hóa
    • Bể UASB
    • Bể  sinh học hiếu khí
    • Bể lắng II
    • Bể khử trùng
    • Bể lọc áp lực
    • Bể chứa bùn

Các nguồn phát sinh nước thải dược phẩm

Nước thải sinh hoạt từ các phòng được thu gom và đưa về bể tự hoại, nước thải từ căng-tin…

nước thải sản xuất sinh ra trong quá trình sản xuất thuốc và sản xuất vỏ nang, quá trình lau rửa các thiết bị, dụng cụ sau một mẻ hoạt động, nước thải này chứa các thành phần khó xử lý như hợp chất vòng β- lactams, các chất hoạt động bề mặt, thuốc thử, dung môi,…chưa hàm lượng dầu mỡ, hợp chất mạch vòng gelatin rất khó xử lý.

Các chất hoạt động bề mặt trong nước thải sản xuất dược phẩm sẽ tạo bọt, gây cản trở quá trình lọc tự nhiên, ngăn chặn quá trình hòa tan oxy trong nước, làm ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật và các động vật thủy sinh trong nước làm suy thoái nguồn nước

Do trong nước thải sản xuất dược phẩm có chứa nhiều thành phần khó phân hủy nên cần kết hợp các phương pháp hóa học, sinh học mới xử lý triệt để các chất ô nhiễm.

Công nghệ xử lý nước thải sản xuất dược phẩm

Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải thực phẩm:

Nước thải sản xuất từ các phân xưởng trong nhà máy và nước thải sinh hoạt, nước thải từ căng- tin được dẫn qua bể tách dầu mỡ để xử lý ban đầu. Chức năng và nhiệm vụ của từng bể như sau:

Bể tách dầu mỡ

Đối với các nhà máy dược có sản xuất thuốc kháng sinh và vở nang thì nước thải dược chứa hàm lượng dầu mỡ rất cao. Lượng dầu mỡ này nếu không được xử lý sẽ gây cản trở quá trình lọc tự nhiên trong nước, tập trung vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh. Nếu để trong một thời gian dài sẽ gây mùi hôi thối. Nếu không tách lượng dầu mỡ này ra khỏi dòng nước thải sẽ gây tắc nghẽn đường ống,làm hư hỏng các thiết bị, cản trở quá trình xử lý ở các công trình phía sau. Vì vậy,bể tách dầu mỡ có nhiệm vụ tách dầu mỡ, đảm bảo cho quá trình xử lý sinh học phía sau.

Nguyên lý hoạt động của bể tách dầu mỡ được chia làm 3 giai đoạn:

Bể điều hoà

Bể điều hòa là nơi tiếp nhận nước thải để ổn định cho các công trình xử lý nước thải phía sau:

Do tính chất nước thải phụ thuộc vào quy trình và công đoạn sản xuất nên tính chất và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải dược phẩm không đều trong ngày. Bể điều hòa có nhiệm vụ tiếp nhận nước thải vào các thời điểm khác nhau, đây là công trình không thể thiếu trong bất kì hệ thống xử lý nước thải nào. Khi tính toán công suất và thể tích bể điều hòa, cần căn cứ vào thời gian lưu nước cũng như khả năng chấm thấm của bể.

Nhiệm vụ chính của bể là điều hòa nồng độ và lưu lượng nước thải, tạo dòng nước thải ổn định để quá các công trình xử lý phía sau. Thông thường, trong bể điều hòa, người ta thường lắp đặt hệ thống sục khí qua hệ thống đĩa thổi khí hoặc ống đục lỗ nhằm xáo trộn đều dòng nước, cũng như tránh tình trạng phân hủy kị khí diễn ra trong bể. Nước trong bể điều hòa, sau đó được đưa sang bể keo tụ – tạo bông.

Bể keo tụ – tạo bông

Có thể thiết kế bể keo tụ – tạo bông thành 1 bể và chia làm 2 ngăn để tiết kiệm diện tích. Do trong nước thải dược phẩm có chứa hàm lượng COD cao, thậm chí cả độ màu, nên keo tụ là phương pháp bắt buộc nhằm loại bỏ 2 thành phần ô nhiễm này.

Ngăn keo tụ có nhiệm vụ hòa trộn hóa chất keo tụ như PAC, Phèn Sắt, Phèn nhuôm nhờ bộ khuấy trộn tốc độ cao, sau đó hỗn hợp nước thải sẽ chảy qua ngăn tạo bông.

Trong bể tạo bông, có lắp đặt bộ khuấy trộn. Khi tính toán bể keo tụ – tạo ông cần chú ý đến tốc độ và kích thước cánh khuấy sao cho hiệu quả tạo bông lớn nhất mà không làm vỡ các bông bùn. Máy khuấy trộn trong ngăn tạo bông sẽ quay với tốc độ chậm hơn, làm cho hóa chất tạo bông phân tán đều trong nước thải. Nhờ có hóa chất trợ keo tụ [polymer] mà các bông cặn hình thành kết dính với nhau thành những bông cặn có tỷ trọng lớn hơn và lắng dần xuống đáy.

Nước thải từ cụm bể keo tụ tạo bông chảy qua bể lắng 1 [lắng hóa lý]

Bể lắng I

Bể lắng 1 có nhiệm vụ tách phần bùn và nước thải. Dựa vào chênh lệch tỷ trọng giữa bông bùn và nước thải và tác dụng của trọng lực, các bông bùn sẽ lắng xuống dưới đáy.Phần nước di chuyển lên trên và theo máng thu chảy qua bể oxy hóa. Phần cặn bùn được thu gom định kỳ và cho qua bể nén bùn.

Bể oxy hóa

Như đã giới thiệu ở phần trên, nước thải sản xuất dược phẩm chứa nhiều thành phần khó xử lý như các chất hữu cơ có cáu trúc phức tạp  như hợp chất có vòng  β-lactams, hợp chất  mạch vòng gelatin. Bể oxy hóa có nhiệm vụ phá hủy các hợp chất hữu cơ khó tan trong nước thành phân tử vô cơ hoặc hợp chất hữu cơ dễ tan. Bể oxy thường được sục khí ozon. Ozon là một chất oxy hóa mạnh có tác dụng phá hủy hầu hết các hợp chất hữu cơ khó tan. Ưu điểm của ozon là có thể khử màu, khử các hợp chất mạch vòng như phenol, khử độ màu, làm tăng DO, không có sản phụ gây độc hại.

Bể UASB

UASB là công nghệ xử lý sinh học kỵ khí, có chức năng xử lý nước thải có nồng độ BOD, COD cao như nước thải dược phẩm. Bể UASB hoạt động theo cơ chế nước phân phối từ dưới lên và được khống chế ở vận tốc phù hợp. Cấu tạo của bể gồm: hệ thống phân phối nước dưới đáy bể, tầng xử lý và hệ thống tách pha. Ưu điểm của phương pháp sinh học kỵ khí là lượng bùn sinh ra ít hơn so với phương pháp sinh học hiếu khí. Qúa trình phân hủy chất hữu cơ diễn ra tại lớp bùn kỵ khí, hiệu quả xử lý được quyết định bởi tầng vi sinh vật này. Hệ thống tách pha có nhiệm vụ phân tách pha rắn – lỏng – khí, khí sẽ được bay lên và thu hồi,bùn rơi xuống đáy bể. Nước sau xử lý chảy theo máng lắng qua bể sinh học hiếu khí,

Bể  sinh học hiếu khí

Aerotank là công nghệ được dùng phổ biến trong xử lý hầu hết các loại nước thải. Được gọi là công nghệ truyền thống, nhưng tính đến nay công nghệ này vẫn được các kỹ sư lựa chọn và tin dùng nhất.

Trong bể bùn hoạt tính hiếu khí, vi sinh tồn tại tại và sinh trưởng ở trạng thái lơ lửng. Qúa trình phân hủy xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn vi sinh trong trạng thái được sục khí liên tục. Mục đích của việc sục khí là nhằm đảm bảo cung cấp oxy liên tục cho vi sinh vật hoạt động và đảm bảo bùn hoạt tính luôn ở trạng thái lơ lửng. Tuy nhiên, để tránh tính trạng sục khí quá mạnh làm vỡ các bông bùn, cần tính toán chính xác cường độ và lượng khí cấp vào hệ thống.

Bể lắng II

Bể lắng 2 còn gọi là bể lắng sinh học, có nhiệm vụ lắng bùn hoạt tính sinh ra trong quá trình xử lý sinh học. Bể hoạt động dưới tác dụng của trọng lực và chênh lệch giữa bùn hoạt tính và nước thải. Một phần bùn sẽ được tuần hoàn trở lại bể aerotank để tăng sinh khối cho vi sinh vật. Phần nước trong theo máng thu chảy qua bể khử trùng. Máng thu thường có dạng răng cưa và được tính toán thiết kế phù hợp.

Bể khử trùng

Nước thải dược phẩm sau xử lý còn chứa rất nhiều vi khuẩn, hầu hết các loại vi khuẩn này tồn tại trong nước thải không phải là vi trùng gây bệnh, nhưng cũng không loại trừ một số loại vi khuẩn như ecoli…Bể có cấu tạo vách ngăn, nhằm tạo điều kiện tối ưu để hóa chất khử trùng khuếch tán vào dòng nước thải, phá hủy tế bào và tiêu diệt vi sinh vật.

Bể lọc áp lực

Bể lọc áp lực có nhiệm vụ loại bỏ tất cả những chất lơ lửng, chất hữu cơ có kích thước nhoe còn sót lại mà các công trình trước chưa xử lý triệt để. Vật liệu lọc thường dùng là cát, sỏi lọc, than hoạt tính…Đây là những vật liệu dễ kiếm trên thị trường và rẻ. Để tinh toán được khối lượng than hoạt tính, cát, sỏi, cần biết đường kính và chiều cao cột lọc.

Bể chứa bùn

Lượng bùn sinh ra từ quá trình xử lý hóa lý, quá trình sinh học được tu gom và dẫn về bể chứa bùn. Ngoài lưu trữ bùn, bể còn có chức năng tách một phần nước ra khỏi bùn. Phần bùn định kỳ được đem đi xử lý theo quy định của pháp luật, phần nước tách ra đưa trở lại bể điều hòa để xử lý.

Chúng tôi chuyên xử lý nước thải ngành thực phẩm, nước thải xi mạ, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp….Quý khách hàng quan tâm và cần được tư vấn chi tiết hơn về xử lý nước thải sản xuất dược phẩm liên hệ Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Việt Envi theo thông tin sau:

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG VIỆT ENVI

Văn Phòng: 402 Nguyễn Kiệm, Phường 3, Phú Nhuận, TP.HCM

Điện thoại:  0917932785 Ms Hương

Web: www.congtyxulynuoc.com

Facebook: www.facebook.com/Công-ty-TNHH-Công-Nghệ-Môi-Trường-Việt-Envi

Email

Việt Envi trao niềm tin – trao chất lượng!

Chủ Đề