Có nên nhịn tiểu trong thời gian dài không vi sao

Cập nhật: 19/08/2019 10:00 | Người đăng: Lường Toán

Nhiều người có thói quen xấu đó là nhịn tiểu. Vì một lý do nào đó như do công việc khá bận rộn, chưa tìm được nhà vệ sinh khi đang có nhu cầu hay đơn giản chỉ vì lười biếng...Dù là vì lý do nào thì các bác sĩ đều khuyên chúng ta không nên nhịn tiểu bởi nó sẽ gây ra nhiều tác hại với sức khỏe. 

Nên nhịn tiểu tối đa bao lâu không ảnh hưởng đến sức khỏe?

Bàng quang là một bộ phận rất nhỏ trong cơ thể con người, nó có hình tròn dùng để chứa chất thải. Trung bình bàng quang mỗi người có thể chứa tối đa khoảng 420ml chất lỏng. Tuy nhiên việc nhịn tiểu có thể gây nên tình trạng giãn bàng quang.

Nhịn tiểu tối đa bao lâu để không ảnh hưởng đến sức khỏe

Tham khảo thêm:

Chất lỏng do thận lọc thải ra sẽ được bàng quang tích trữ lại. Cho đến khi gần đầy khi bàng quang sẽ gửi tín hiệu đến cho não bộ và nhắc nhở việc bạn phải loại bỏ chất lỏng này. Tùy thuộc vào tình hình, não bộ sẽ quyết định đến thời gian bạn đi tiểu. Bởi vậy mà khi bạn kiểm soát bản thân quá mức mà không để ý đến những phản ứng từ bàng quang gửi đến não bộ.

Vậy bạn có thể nhịn tiểu tối đa bao lâu mà không ảnh hưởng đến sức khỏe? Các thầy cô Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, mỗi người có khả năng nhịn tiểu khác nhau, có người có thể nhịn tiểu rất lâu nhưng một số khác thì nhịn tiểu ít hơn. Tuy nhiên các thầy cô cũng cho rằng việc nhịn tiểu dù lâu hay ít thì đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Lâu dài sẽ gây nên những bệnh lý mà bạn không tránh khỏi.

Thời gian đi tiểu phụ thuộc vào tình trạng lượng nước đã uống, mất nước và chức năng của bàng quang. Cụ thể những người nhịn tiểu sẽ không biết được thời gian thích hợp để đi vệ sinh.

Thông thường, phụ nữ nhịn tiểu được từ 3 - 6 tiếng, tuy nhiên vẫn chưa có những nghiên cứu khoa học cụ thể.

Khi bạn nhịn tiểu thì những chất thải tích tụ trong bàng quang sẽ là môi trường thích hợp để cho vi khuẩn sinh sôi và gây nên những tác hại cho cơ thể. Bạn có thể kiểm soát nhu cầu đi tiểu một lát nhưng khi nó đã lên đến đỉnh điểm thì hãy nhanh chóng đi tiểu càng sớm càng tốt.

Nhịn tiểu có tác hại như thế nào? 

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là tình trạng đường tiết niệu bị nhiễm trùng do vi khuẩn. Cụ thể khi nhịn tiểu thì vi khuẩn trong nước tiểu tích tụ có thể gây ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào ở đường này. Đầu tiên vi khuẩn có thể xâm nhập và gây viêm nhiễm ở niệu đạo. Tình trạng viêm nhiễm nặng, vi khuẩn có thể gây viêm bàng quang và lây lan sang thận. Phụ nữ là đối tượng dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hơn bởi niệu đạo ngắn. Và khi viêm nhiễm thì mức độ ngày càng nghiêm trọng và nặng nề hơn với nam giới.

Những dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm: nước tiểu có màu đục và màu máu, hay buồn tiểu và có cảm giác nóng rát khi đi tiểu và sốt nhẹ. Khi gặp phải những triệu chứng này thì người bệnh cần phải đi kiểm tra ngay bởi nguy cơ ảnh hưởng đến thận và đường tiết niệu. 

Khi đã xác định đường tình trạng bệnh lý này, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị bằng kháng sinh theo đường uống hoặc điều trị bằng kháng sinh theo đường tĩnh mạch tùy vào vị trí.

Sỏi thận

Sỏi thận là do những chất thải hình thành nên những tinh thể rắn trong thận. Những viên đá này có thể phát triển thành những hình dạng và có kích cỡ khác nhau. Đàn ông thường có những viên sỏi thận nhiều hơn phụ nữ. Nguyên nhân hình thành sỏi thận là do sự hình thành do sự mất cân bằng muối, nước, chất khoáng có trong nước tiểu.

Nhịn tiểu có thể gây nên sỏi thận

Triệu chứng sỏi thận là đau khi đi tiểu, tiểu ra máu và có cảm giác buồn nôn. Phương pháp điều trị tùy thuộc vào kích thước của những viên sỏi.

Viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ là tình trạng bệnh lý gây viêm và đau đớn khi bàng quang phải giữ nước tiểu. Người bệnh khi mắc phải bệnh này thường có biểu hiện đi tiểu nhiều hơn và có khối lượng nước tiểu nhỏ hơn. Chưa có một nghiên cứu nào cho thấy những nguyên nhân chính xác về tình trạng bệnh này những các bác sĩ cho rằng, bệnh gây ra bởi vi khuẩn gây bệnh.

Một số triệu chứng khác bao gồm khung xương chậu đau đớn, người bệnh đi tiểu liên tục, một số trường hợp khác người bệnh có thể đi tiểu nhiều hơn 60 lần/ ngày. Hiện tại vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi bệnh này mà chỉ có phương pháp điều trị giúp giảm bớt các triệu chứng trên.

Màu sắc nước tiểu khỏe mạnh

Màu sắc nước tiểu cho thấy tình trạng cơ thể khỏe mạnh hay không. Thông thường nước tiểu sẽ có màu vàng nhạt hoặc màu hổ phách. Một số lý do có thể khiến thay đổi màu sắc nước tiểu như thực phẩm và phẩm màu. 

Nếu nước tiểu của bạn có màu trắng thì đồng nghĩa với việc bạn đang uống quá nhiều chất lỏng còn nếu nước tiểu chuyển sang màu tối có nghĩa là bạn đang bị mất nước. Trường hợp màu sắc nước tiểu bất thường thì đó là những dấu hiệu phổ biến của việc nhiễm trùng đường tiết niệu.

Vỡ bàng quang

Nhịn tiểu lâu khiến cho nước tiểu ứ đọng trong bàng quang và kích thước bàng quang giãn ra. Khi tình trạng này kéo dài có thể gây vỡ bàng quang. Người bệnh khi không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên tình trạng viêm phúc mạc, viêm tấy vùng tiểu khung, viêm xương chậu, xơ hóa khoang sau phúc mạc, thậm chí có thể gây tử vong.

Tiểu són, tiểu dắt

Tình trạng nhịn tiểu lâu có thể khiến cơ thể bị mất phản xạ dẫn đến tiểu són, tiểu dắt. Nguy hiểm hơn có thể gây nên những bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp do tinh thần hưng phấn khi nhịn tiểu gây tăng huyết áp, tim đập nhanh, lượng oxy hóa tăng khiến xuất huyết não và nhồi máu cơ tim.

Gây vô sinh ở nữ giới

Khi việc nhịn tiểu trở thành thói quen thì rất có thể vi khuẩn từ bàng quang xâm nhập vào tử cung do vị trí của nó nằm phía sau bàng quang. Cụ thể việc nhịn tiểu sẽ khiến nước tiểu tích trữ quá nhiều trong bàng quang khiến cho kích thước bàng quang phình to và chèn ép tử cung. Tình trạng này kéo dài có thể khiến tử cung không trở về vị trí cũ được. Ngoài ra nó còn gây chèn ép dây thần kinh ở trước xương gây đau nhức ở bộ phận này và vô sinh.

Suy thận

Suy thận có thể là hậu quả của việc nhịn tiểu

Suy thận là tình trạng chức năng của thận bị suy yếu không thể lọc được chất thải và độc tố. Tình trạng này khiến cho chất thải được tích tụ trong máu ảnh hưởng đến thành phần hóa học của máu. Suy thận bắt nguồn từ hệ quả nhiễm trùng, bệnh tật, bỏng hay do thận của bạn bị tổn thương.

Những triệu chứng suy thận bao gồm: xuất hiện những vết bầm tím, phân có lẫn máu, tính khí bất thường, hay buồn ngủ và tâm trạng luôn mệt mỏi.

Các phương pháp điều trị bao gồm việc cân bằng chất lỏng trong máu, thải độc tố ra ngoài cơ thể đồng thời giúp phục hồi chức năng của thận và khôi phục mức canxi trong máu.

Giảm ham muốn tình dục

Tác hại của nhịn tiểu không chỉ dừng lại ở đó, nó còn gây giảm ham muốn tình dục với cả nam và nữ giới

Cụ thể với nam giới, việc nhịn tiểu sẽ gây ức chế thần kinh và rối loạn cương dương. Tình trạng này sẽ gây nên xuất tinh sớm, đau khi xuất tinh và giảm ham muốn tình dục

Với nữ giới, việc nhịn tiểu gây áp lực lên xương chậu, cổ tử cung và bộ phận sinh dục khác khiến cho chức năng tình dục bị suy giảm, giảm hưng phấn.

Trên đây là những thông tin về nhịn tiểu có tác hại gì? Nhịn tiểu bao lâu để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Hi vọng nó sẽ giúp các bạn có kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe thật tốt. Nếu có những thắc mắc nào về bài viết này, hãy để lại thông tin bên dưới để được giải đáp nhé.

Nhịn tiểu lâu khiến nước tiểu tích tụ tại bàng quang, dẫn tới rò rỉ ra bên ngoài làm tăng sự phát triển của vi khuẩn dẫn tới nhiễm trùng đường tiết niệu.

Đi tiểu là nhu cầu của mỗi người nhưng đôi khi do hoàn cảnh phải nhịn tiểu. Trường hợp nhịn tiểu trong thời gian ngắn cho đến khi có thời gian và địa điểm để đi sẽ không có hại. Tuy nhiên, nhịn tiểu trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh, điển hình là nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhịn tiểu diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến nước tiểu đọng lại trong bàng quang làm tăng sự phát triển của vi khuẩn. Hơn nữa, tình trạng tích trữ nước tiểu quá nhiều sẽ khiến bàng quang và các cơ vòng bên ngoài bị kéo căng dẫn đến nước tiểu rò rỉ ra ngoài gây nhiễm trùng các cơ quan của đường tiết niệu.

Một số người tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu lại không đáng kể. Đây có thể là do một tình trạng bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu nếu kèm theo cảm giác khó chịu khi đi tiểu. Khi gặp vấn đề với việc đi vệ sinh quá nhiều, hãy đi khám để xác định nguyên nhân. Trong một số trường hợp, bỏ qua cảm giác muốn đi tiểu trong thời gian dài có thể là một phần của quá trình phục hồi bàng quang. Nếu không cần thiết phải đi tiểu thường xuyên, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân nên nhịn tiểu để bàng quang có thể phục hồi chức năng. Điều quan trọng là một khi đã thực sự muốn đi vệ sinh, hãy thực hiện ngay lập tức.

Nhịn tiểu quá lâu khiến bàng quang bị kéo căng dẫn đến rò rỉ nước tiểu ra ngoài gây nhiễm trùng đường tiết niệu Ảnh: Pinterest

Bàng quang của con người chỉ chứa được lượng nước tiểu tương đương từ 1,5 đến 2 cốc nước. Khi nào bàng quang đầy nước tiểu phụ thuộc vào một số yếu tố, nên không có quy tắc nào về việc mọi người có thể nhịn tiểu bao lâu. Tuy nhiên, thống kê cho thấy đa số mọi người thường đi vệ sinh cách quãng 3-4 giờ. Khoảng thời gian này cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào liều lượng và loại chất lỏng mà một người dung nạp. Uống nước liên tục trong thời gian ngắn hoặc uống đồ uống có caffein có thể gây ra cảm giác buồn tiểu nhiều hơn.

Những cách giúp cầm tiểu

Khi cần nhịn tiểu trong thời gian ngắn hoặc trong trường hợp cấp bách, hãy sử dụng một hoặc nhiều biện pháp dưới đây:

Duy trì tư thế thoải mái: Gây áp lực lên vùng bụng, đặc biệt là bàng quang, có thể gây ra cảm giác muốn đi tiểu nhiều hơn. Hãy duy trì tư thế ngồi hoặc đứng với hai chân bắt chéo vào nhau, giữ lưng thẳng để giảm áp lực lên bàng quang.

Giữ ấm cơ thể: Quá nóng hoặc quá lạnh có thể khiến bạn cảm thấy muốn đi vệ sinh hơn. Trong đó, hầu hết nguyên nhân quá lạnh sẽ làm tăng cảm giác buồn tiểu hơn. Vì vậy, việc giữ ấm cơ thể lúc đó có thể giúp nhịn tiểu hiệu quả.

Hạn chế di chuyển, lắc lư: Những hoạt động này có thể làm tăng cảm giác phải đi vệ sinh và thậm chí có thể gây rò rỉ nước tiểu trong một số trường hợp. Hạn chế vận động cũng là cách giúp bàng quang thoát khỏi tình trạng ứ đầy.

Đánh lạc hướng suy nghĩ: Thiền hoặc hít thở sâu có thể giúp đánh lạc hướng sự khó chịu của bàng quang trong một thời gian ngắn. Hoặc đơn giản là trò chuyện với ai đó, chơi trò chơi, đọc sách để tâm trí không nghĩ về việc đi vệ sinh.

Nếu đang mắc tiểu mà không đi được, hãy tránh uống thêm nhiều nước, uống caffein hay rượu, không nên cố gắng tiểu ra một chút, hạn chế di chuyển, đi lại xung quanh, tránh ăn đồ ăn chua cay, ho, hắt hơi hay cười đùa...

Dù nhịn tiểu không hẳn là một nguy cơ sức khỏe, tốt nhất nên có thói quen đi tiểu ngay có thể để duy trì sức khỏe bàng quang. Khi cảm thấy buồn tiểu liên tục dù lượng nước tiểu không đáng kể, nên đi khám để đảm bảo không bị mắc bệnh lý nguy hiểm.

Bảo Bảo [Theo Very Well Health]

Video liên quan

Chủ Đề